zalo
Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu 19 tuần
Thai kỳ

Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu 19 tuần

Thúy Anh
Thúy Anh

14/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cơ thể mẹ bầu 19 tuần sẽ có nhiều thay đổi. Mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn do thai nhi đang ngày một lớn. Trang bị đầy đủ kiến thức mang thai sẽ giúp mẹ trải qua giai đoạn thai kỳ một cách nhẹ nhàng, bé phát triển khỏe mạnh.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Bà bầu tuần 19 thay đổi những gì?

Ở tuần 19, mẹ bầu vẫn đang trong thời gian dễ chịu nhất của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ vẫn sẽ đối mặt với một số vấn đề sau:

Đau dây chằng

Thai phụ có thể trải qua các cơn đau ghê gớm ở vùng bụng, hông hoặc cả hai cùng lúc. Đây là hiện tượng đau dây chằng thường gặp trong thai kỳ. Em bé phát triển nhanh gây ra các cơn đau trên cơ và dây chằng bám giữ tử cung giúp nâng đỡ trọng lượng em bé, nước ối và tử cung.

Đau dây chằng vùng hông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chóng mặt

Tình trạng hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp thường khiến sản phụ bị chóng mặt. Khi mẹ nằm xuống, tử cung sẽ tạo áp lực lên động mạch chủ, tĩnh mạch chủ và các mạch máu lớn trong cơ thể. Tình trạng áp lực đè nén lên mạch máu chính sẽ dẫn đến hiện tượng hạ huyết áp.

Chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ mang thai có thể giảm bớt chứng hạ huyết áp bằng cách nằm ngủ với tư thế nghiêng. Ngoài ra, nếu mẹ đột ngột đổi từ tư thế ngồi, ngồi xổm hoặc quỳ rồi đứng dậy thì cũng dễ bị hạ huyết áp. 

Nguyên nhân là trọng lực sẽ khiến huyết áp của thai phụ giảm dẫn đến chứng chóng mặt. Vì vậy, mẹ bầu hãy thay đổi tư thế từ từ, chậm rãi.

Mệt mỏi, khó thở

Hệ tuần hoàn ở cơ thể mẹ bầu 19 tuần làm việc quá sức, bơm máu cho cơ thể và cả thai nhi nên sẽ khiến thai phụ mệt mỏi. Chính vì thế, mẹ hãy có chế độ ăn uống bổ sung sắt, vitamin, chất xơ, canxi để giải quyết vấn đề này.

Cảm giác mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ợ nóng

Mẹ bầu có thể gặp chứng ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu trong suốt thai kỳ. Để làm êm dịu chứng ợ nóng, bạn hãy uống một ly sữa lạnh.

Cảm giác nhờn dính và ra nhiều mồ hôi

Một số phụ nữ mang thai ở tuần 19 sẽ cảm thấy thân nhiệt tăng lên. Nguyên nhân của vấn đề này là do quá trình trao đổi chất tăng lên và các hormone thay đổi. Cách khắc phục tốt nhất là mẹ nên uống nhiều nước và mặc trang phục thoáng mát.

Ra nhiều mồ hôi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gò tử cung sinh lý

Khi thai nhi 19 tuần tuổi, mẹ bầu có thể cảm nhận các cơ của dạ con siết chặt lại. Cơn gò tử cung hay Braxton Hicks xuất phát từ một điểm góc tử cung lan đều khắp tử cung. Khi đặt tay lên bụng, mẹ sẽ thực sự cảm thấy tử cung cứng lại.

Cơn gò tử cung kéo dài khoảng 30 giây, có thể xuất hiện với cường độ 30 - 50 phút một lần. Để hiện tượng này biến mất, mẹ bầu có thể thay đổi tư thế hiện tại hoặc đi bộ nhẹ nhàng.

Gò tử cung khiến mẹ khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng khác

Một số thay đổi khác diễn ra ở mẹ bầu 19 tuần bao gồm:

  • Cơ thể tích cực sản xuất thêm máu.

  • Hệ thống tuần hoàn mở rộng, duy trì huyết áp thấp hơn mức bình thường. Mẹ bầu đôi lúc bị nôn nao, xây xẩm, muốn ói, thậm chí có thể ngất nếu đột ngột thay đổi tư thế.

  • Nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu, sưng đau hoặc chảy máu răng lợi.

  • Dung tích phổi tăng thêm, nhịp thở nhanh hơn, có thể bị hụt hơi.

  • Ngực to ra do các tuyến sữa và lưu lượng máu tăng lên, xuất hiện sữa non.

  • Bụng bầu dần lộ rõ.

  • Tích nước và phù nề, đau lưng.

  • Buồn nôn hoặc ốm nghén: Đây là triệu chứng xuất hiện ở 3 tháng đầu mang thai. Nếu đến tuần 19 mà mẹ vẫn bị tình trạng này thì hãy trao đổi với bác sĩ để có biện pháp chấm dứt.

  • Giảm rụng tóc, tóc sẽ mọc dày và óng mượt hơn trước.

  • Hội chứng chân không yên, luôn trong trạng thái muốn vận động do rối loạn hệ thần kinh.

  • Cảm giác trong miệng có vị kim loại.

  • Thay đổi dịch tiết âm đạo và ham muốn tình dục.

  • Tăng từ 2 - 6kg tính từ lúc bắt đầu mang thai.

  • Mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên hơn.

  • Táo bón.

  • Rạn da, có đường sọc nâu ở bụng.

Một số triệu chứng khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi

Song song với các thay đổi của mẹ là sự phát triển của em bé:

  • Chiều dài khoảng 24cm, nặng khoảng 272g.

  • Có những cử động đầu tiên nhưng diễn ra nhanh chóng. Mẹ bầu có thể cảm nhận thai máy như có sủi bọt trong bụng hoặc nhẹ nhàng như vòi nước chảy.

  • Não bộ phát triển nơron thần kinh, bé có khả năng thực hiện cử động có ý thức hoặc vô thức như xoay đầu, mút ngón tay…

  • Phổi phát triển nhanh chóng, hình thành các đường dẫn khí chính.

  • Bắt đầu mọc tóc.

  • Thính giác phát triển.

  • Da có lớp bảo vệ màu trắng như sáp, gọi là bã nhờn, bên dưới có thêm lớp lông tơ.

  • Thận bắt đầu hoạt động, nước tiểu được đưa vào bọc ối.

Hình ảnh siêu âm thai 19 tuần tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 18 tuần: Những điều cần lưu ý

Mẹ bầu 19 tuần nên làm gì?

Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu tuần 19 nên:

Chia nhỏ các bữa ăn

Việc ăn nhiều thực phẩm cùng lúc sẽ khiến dạ dày tích hơi, hệ tiêu hóa bị quá tải. Vì thế, thai phụ hãy chia thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm chất xơ vào các bữa ăn để phòng ngừa táo bón, đầy hơi.

Nên chia nhỏ các bữa ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tập luyện nhẹ nhàng

Mẹ cần tiếp tục duy trì thực đơn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt, hỗ trợ não bộ và cơ thể của bé phát triển. Thai phụ hãy kết hợp vài bài tập nhẹ nhàng để tinh thần được sảng khoái, tâm trạng tích cực.

Một số bài tập luyện nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trò chuyện cùng bé

Các giác quan của em bé 19 tuần tuổi đã nhạy hơn trước. Tai của thai nhi đã hoàn thiện, trẻ có thể nghe được nhịp đập trái tim mẹ hoặc những âm thanh chạy qua dây rốn. 

Bạn hãy xoa nhẹ bụng để kích thích bé làm quen với mẹ từ sớm. Khi thính giác của bé phát triển, bố mẹ hãy tiếp tục trò chuyện, tham gia chơi đùa với bé để hình thành kết nối gia đình vững chắc trước khi bé chào đời.

Bố mẹ cùng trò chuyện với thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lần đầu làm cha mẹ, bố mẹ chắc hẳn sẽ cảm thấy bối rối, không biết nên nói gì với con. Một bí quyết được nhiều chuyên gia chia sẻ là các bậc phụ huynh hãy thủ thỉ, tâm tình, đọc sách cho con nghe, cho bé nghe nhạc để kích thích trí não phát triển. 

Thời điểm thích hợp nhất để trò chuyện cùng bé là vào buổi tối. Thai nhi sẽ cảm nhận được tình yêu và sự gắn kết với gia đình.

Nếu bố mẹ chưa biết đâu là nguồn uy tín thì có thể tham khảo những câu chuyện ngắn, bài hát thiếu nhi thông qua app VMonkey hoặc tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ trong bụng mẹ với các bài hát, câu chuyện trên app Monkey Stories

Cách này sẽ giúp thai nhi rèn luyện, tăng khả năng ngôn ngữ, phát triển trí tưởng tượng ngay từ trong bụng mẹ. Đây là một trong các phương pháp giáo dục sớm đang được rất nhiều bố mẹ áp dụng.

Phần mềm VMonkey giúp bố mẹ kết nối với trẻ ngay từ khi là bào thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối phó với chứng chuột rút

Chứng chuột rút trong thai kỳ có thể làm mẹ bầu khó chịu và mất ngủ. Một số lời khuyên giúp thai phụ giảm bớt tình trạng này là:

  • Tập các bài kéo căng cơ bắp chân trước khi đi ngủ.

  • Khi bị chuột rút, mẹ hãy kéo căng cơ bị ảnh hưởng bằng cách duỗi thẳng đầu gối, nhẹ nhàng uốn cong bàn chân lên.

  • Đi bộ.

  • Cân nhắc mang vớ y khoa để lưu thông máu ở chân.

  • Thường xuyên vận động, tránh ngồi hoặc đứng lâu, đổi tư thế mỗi 1 - 2 tiếng một lần trong ngày.

  • Massage bắp chân thường xuyên.

  • Ngồi gác chân lên ghế thấp.

  • Tránh mang giày cao gót, nên chọn giày thấp hoặc giày đế bằng.

  • Uống 8 ly nước mỗi ngày.

Mẹo hạn chế tình trạng chuột rút. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tầm soát dị tật thai nhi và xét nghiệm thai kỳ

Khi đi siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi, thai phụ cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dưới đây:

  • Tầm soát dị tật thai nhi bằng siêu âm 4D, 5D. Phương pháp này chẳng những giúp mẹ được nhìn thấy bé yêu mà còn cho biết các chỉ số phát triển của thai nhi và phát hiện những bất thường nếu có.

  • Đo cân nặng của mẹ để đánh giá tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

  • Nắm được các dấu hiệu dọa sinh sớm, nhất là đối với mẹ bầu tiền sử sảy thai, sinh non, mang đa thai…

  • Xét nghiệm nước tiểu để tầm soát nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục, tiểu đường, protein niệu…

Tầm soát dị tật bằng siêu âm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thêm vào đó, bà bầu cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng nhiễm nấm men. Giai đoạn mang thai tuần 19 là thời điểm mẹ dễ bị nhiễm trùng nấm men hơn so với các thời kỳ khác. 

Việc kiểm soát bệnh trong giai đoạn này thường khá khó. Vì vậy, thai phụ cần đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường và trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Đăng ký lớp học tiền sản

Thai phụ có thể chưa cần tham gia lớp học tiền sản cho đến tam cá nguyệt thứ ba. Thế nhưng vào thời điểm này, mẹ bầu cũng nên lên danh sách, chọn lọc các lớp học tiền sản uy tín để đăng ký sau này. Đây là lớp học trang bị nhiều kiến thức bổ ích cho thai phụ từ giai đoạn có thai cho đến lúc vượt cạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Nếu mẹ áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng chuột rút hoặc đau lưng không thuyên giảm, mẹ nên nói với bác sĩ. 

Ngoài ra, trường hợp thai phụ gặp phải các vấn đề tắc mạch ở chân trầm trọng như tê đau, sưng đỏ không giảm thì cần đến cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.

 Trường hợp thai phụ cần gặp bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu 19 tuần có thêm nhiều kiến thức mang thai hữu ích. Mẹ hãy ghi nhớ các lưu ý trên để đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Week 19 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-19/

19 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/19-weeks-pregnant

19 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-19.aspx

19 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/19-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!