zalo
Mẹ bầu 34 tuần đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Thai kỳ

Mẹ bầu 34 tuần đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Thúy Anh
Thúy Anh

23/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 34 tuần bị đau bụng dưới thường rất lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Làm sao để biết đây có phải là dấu hiệu của việc sinh non? Phải căn cứ vào các dấu hiệu để đưa ra hướng chẩn đoán, khắc phục chính xác.

Dấu hiệu đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất nếu mẹ bầu 34 tuần đau bụng dưới:

  • Vị trí đau: Các cơn đau bụng dưới có thể xảy ra ở bên trái hay bên phải. Thông thường, đau bụng dưới bên trái không nguy hiểm với người mang thai. Có thể do sự phát triển của thai nhi, do tiêu hóa, do cơn gò sinh lý. Nếu đau bên phải kèm ra máu, buồn nôn, kiệt sức thì đây là dấu hiệu của bong nhau hoặc sinh non.

  • Số lần xuất hiện các cơn đau: Nếu cơn đau chỉ một vài lần trong ngày, mỗi đợt chỉ kéo dài trong khoảng 1 phút thì mẹ bầu không cần lo lắng. Nếu số cơn đau xuất hiện kéo dài, khiến thai phụ kiệt sức thì thật sự nguy hiểm.

  • Mức độ đau: Cơn đau một là có thể tự giảm dần rồi mất đi, hai là bị đau dữ dội, quặn thắt kéo dài. Trường hợp thứ nhất đó có thể chỉ là cơn gò sinh lý. Trường hợp còn lại, nếu đau lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm xuất huyết hoặc dịch âm đạo, đó có thể là cơn gò chuyển dạ sinh non. 

Những dấu hiệu có thể gặp khi bà bầu bị đau bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến bà bầu 34 tuần đau bụng dưới

Có khá nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị đau bụng dưới ở tuần 34. Hãy xem mình thuộc trường hợp nào dưới đây để biết cần phải làm gì tiếp theo.

Những thay đổi sinh lý ở phụ nữ mang thai 34 tuần

Bước sang tuần 34, em bé phát triển hơn kéo theo nhiều thay đổi về mặt sinh lý của mẹ bầu. Điều này ít nhiều góp phần làm cho người mang thai tuần thứ 34 bị đau bụng dưới do những thay đổi như: 

  • Khó ngủ: Thai nhi lớn làm mẹ bầu khó lựa chọn cho mình một tư thế ngủ thoải mái. Mẹ khó đi vào giấc ngủ và còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.  

  • Bàng quang bị chèn ép: Tử cung lớn lên, chèn ép bàng quang làm phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều hơn và có tình trạng căng tức vùng bụng dưới. 

  • Sự tác động của em bé: Mỗi chuyển động của bé như xoay người, híc tay, đạp chân có thể khiến mẹ hơi bị đau vùng bụng.

  • Xương chậu bắt đầu tách ra, hở hơn: Điều này có thể khiến bụng của mẹ có hiểu hiện đau, nhức. 

Việc thay đổi sinh lý cũng có thể khiến thai phụ bị đau bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơn gò Braxton Hicks (đau đẻ giả)

Người mang thai ở tuần thứ 34 thường xuất hiện cơn gò Braxton Hicks. Đây chỉ là cơn gò sinh lý bình thường, không gây hại đến mẹ và bé. Triệu chứng này chỉ gây đau ở mức độ nhẹ, trong thời gian ngắn và diễn ra một vài lần trong ngày.

Đôi khi, cơn gò còn kèm theo co thắt. Giới chuyên môn ngành y gọi đây là cơn đau đẻ giả, là cách để mẹ bầu dần làm quen với kỳ sinh nở sắp tới.

Những cơn đau đẻ giả có thể xuất hiện ở tuần thứ 34. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu sắp sinh

Dù mới ở tuần thứ 34, nhưng nếu thai phụ bị đau bụng dưới thường xuyên kèm rỉ ối, đau lưng và bong nhầy, rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán và cấp cứu kịp thời.

Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bong nhau non

Nhau bong non là tình trạng dù chưa tới ngày dự sinh và mẹ chưa chuyển dạ nhưng nhau thai đã bị tách ra khỏi thành tử cung. Bà bầu sẽ có biểu hiện đau bụng, chảy máu âm đạo, đau lưng và tử cung co thắt mạnh.

Nhau bong non là trường hợp rất khẩn cấp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai có những dấu hiệu trên, cần tìm đến bệnh viện ngay.  

Hiện tượng bong nhau non rất nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bà bầu 34 tuần đau bụng dưới có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng này có những dấu hiệu như: Đau bụng dưới, đi tiểu cảm thấy nóng rát, thường xuyên tiểu tiện nhưng lượng nước tiểu rất ít, nước tiểu mùi lạ thậm chí là mùi tanh. 

Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến thai phụ đau bụng nặng, phát sốt, cảm giác ớn lạnh, đi tiểu ra mủ hoặc máu và có thể là nguyên nhân gây sinh non.

Đau bụng dưới có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để biết chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng dưới, mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử lý kịp thời. Không nên chủ quan khi tình trạng kéo dài hoặc nặng hơn.

Xem thêm: Mẹ bầu 34 tuần bị đau xương mu có sao không?

Khắc phục hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng cuối

Sau khi xác định được nguyên nhân đau bụng dưới, mẹ bầu 34 tuần cần tuân thủ những điều sau đây để đảm bảo sự an toàn của thai nhi và bản thân mình:

  • Khám thai đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ: Khi thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường, đặc biệt là đau bụng kéo dài kèm đau dữ dội, phải đi khám thai ngay để bác sĩ xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để tránh táo bón và tăng cường hệ miễn dịch của mẹ: Chọn những thức ăn dễ tiêu, bổ sung đầy đủ chất xơ và các vitamin. Uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày bao gồm nước ép hoa quả và canh rau.

  • Không nên hoạt động thể lực quá mạnh để hạn chế cơn gò sinh lý xảy ra: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cơn gò Braxton Hicks có thể bị kích thích nếu mẹ hoạt động quá mạnh. Phụ nữ mang thai cần đi đứng, làm việc và tập thể dụng một cách nhẹ nhàng, vừa sức.

  • Hãy nằm nghiêng để dễ ngủ hơn: cách này giúp mẹ bầu dễ chịu hơn nhiều và có giấc ngủ ngon hơn, không tác động vùng bụng ngày một lớn.

  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu kịp thời: Khi phát hiện bị viêm nhiễm, cần gặp bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt, đừng để tình trạng này kéo dài.

  • Chú ý việc di chuyển trong những tháng cuối thai kỳ: Vì bụng mỗi ngày một lớn, thai phụ rất khó để giữ thăng bằng. Khi thay đổi tư thế cần thực hiện một cách chậm rãi, cẩn thận.

  • Đừng để cảm giác lo lắng, bất an ảnh hưởng đến tâm lý: Không nên lo lắng thái quá khi mình bị đau bụng khi chưa xác định được nguyên nhân. Hãy sassage thư giãn cơ thể, nghỉ ngơi phù hợp, tập luyện những bài tập thể dục bổ trợ nhẹ nhàng… 

Những lưu ý đối với hiện tượng đau bụng dưới ở thai phụ 34 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã giúp cho mẹ bầu có được nhiều thông tin hữu ích ở những tháng cuối thai kỳ. Nếu bạn là mẹ bầu 34 tuần đau bụng dưới, hãy lưu ý những vấn đề trên để ứng phó kịp thời với các biến chứng nguy hiểm.

Low belly pain when pregnant: Causes and treatments - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant

Abdominal Pain During Pregnancy: Common Causes and When to Call the Doctor - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/

The Third Trimester of Pregnancy: Pain and Insomnia - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-pain-insomnia

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!