Mẹ bầu 34 tuần đau xương mu gây nên nhiều phiền toái đến sinh hoạt và ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Bởi vậy thai phụ cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhằm tránh biến chứng không hay.
Dấu hiệu đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối
Mẹ bầu 34 tuần đau xương mu thường có những triệu chứng nhận biết như:
- Các cơn đau xảy ra tại vùng xương mu, vùng xương hông, đau ở lưng, đáy xương chậu.
- Cơn đau đau xương mu khi mang thai có thể âm ỉ, kéo dài hoặc đau từng cơn ngắn rồi biến mất.
- Có cảm giác nhức nhối, nóng ran ở vùng phía sau của chân.
- Các cơn đau lan nhanh tới cùng mắt cá chân, bàn chân.
- Cơn đau rõ hơn khi leo cầu thang, vặn người hoặc khi bước xuống giường.
- Bà bầu bị đau xương mu nhiều hơn về đêm, xuất hiện với tần suất dày hơn.
- Có thể nghe thấy những âm thanh lách cách tại vùng xương mu.
- Mẹ bầu đau xương mu bước đi khó khăn hơn, càng về sau càng khó di chuyển.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu 34 tuần bị đau xương mu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bà bầu 34 tuần bị đau xương mu. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất mà mẹ bầu cần nắm được.
- Do biến đổi hormone sinh dục trong cơ thể, lượng progesterone trong máu cao, tác động khiến các khớp xương vùng chậu giãn nở và gây đau xương mu khi mang thai.
- Do thể tích tuần hoàn cơ thể tăng cao khiến hệ tuần hoàn phần dưới hoạt động quá mức dẫn đến phù nề và chèn ép xương mu gây đau.
- Do tư thế của thai nhi trong tử cung đang dịch chuyển dần về phía dưới âm đạo. Xương mu chịu nhiều áp lực hơn và gây đau cho mẹ bầu.
- Do mang đa thai hoặc sinh con nhiều lần khiến xương mu chịu áp lực nhiều hơn nên dẫn đến đau đớn.
- Bà bầu đau mu vùng kín do thai nhi vận động quá mạnh.
- Do thai to quá mức. Thai càng lớn, áp lực lên xương mu càng nhiều sẽ khiến các mẹ bị đau vùng háng.
- Bà bầu 34 tuần đau xương mu do thiếu canxi khiến khớp xương yếu và dễ bị nhức mỏi, đau đớn.
- Phụ nữ mang thai tuần 34 bị đau háng có thể do tiền sử bệnh thoái hoá khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Cộng với sự chèn ép của tử cung, cột sống phải chịu áp lực lớn, khớp xương thoái hoá, lớp nhân nhầy trật khỏi vị trí ban đầu gây đau lưng và xương mu.
- Phụ nữ có bầu 34 tuần đau xương mu vì đi lại và vận động quá nhiều, gây áp lực lên xương mu và dẫn đến các cơn đau.
Đau xương mu khi mang thai có phải dấu hiệu sắp sinh?
Có thể nói, tình trạng bà bầu 34 tuần đau xương mu xảy ra rất phổ biến. Điều này khiến nhiều mẹ rất lo lắng liệu đó có phải dấu hiệu sắp sinh hay không? Nếu phải thì việc thai nhi chào đời ở tuần 34 của thai kỳ chính là sinh non, sinh sớm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy thực tế thì bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh hay không?
Rất nhiều phụ nữ mang thai tuần 34 có dấu hiệu bị đau xương mu. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết thực chất đây là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ đã có những thay đổi để sẵn sàng cho việc sinh nở.
Thai nhi đã thúc dần xuống phía dưới âm đạo, xương vùng chậu cũng đã giãn nở để sẵn sàng cho việc chuyển dạ. Hiện tượng này thường sẽ biến mất khi thai nhi đã ổn định và hoàn toàn quay đầu xuống dưới.
Tuy nhiên nếu người mang thai thấy đau xương mu từ trước tuần 34 hoặc tình trạng này diễn ra ngày càng nặng thì nên gặp bác sĩ kiểm tra. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu có thể mắc các bệnh lý khác.
Xem thêm:
- Mẹ bầu 34 tuần và những dấu hiệu cần đặc biệt lưu tâm
- Mẹ bầu tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh có đáng lo? Nên làm gì lúc này?
- Mẹ bầu 39 tuần ra dịch màu nâu: Chớ chủ quan!
Một số dấu hiệu sắp sinh
Qua phần chia sẻ ở trên chúng ta đã biết bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh hay không. Thực tế, thời gian từ lúc mẹ bầu 34 tuần đau xương mu đến lúc sinh còn cách nhau khoảng thời gian rất dài. Nếu đau xương mu khi mang thai tuần 34 là dấu hiệu báo sinh non thì mẹ bầu thường sẽ đi kèm một số triệu chứng khác như:
Mẹ bầu thở dễ dàng hơn
Nếu sắp sinh, thai nhi sẽ tụt xuống sâu vùng xương chậu, giảm áp lực lên cơ hoành. Nhờ vậy thai phụ sẽ thở dễ dàng hơn trước do hệ hô hấp đã không còn phải chịu quá nhiều áp lực. Đồng thời tần suất đi tiểu sẽ nhiều hơn do lúc này bàng quang ngày càng bị đè nén nặng hơn.
Dịch nhầy thay đổi
Nếu mẹ bầu 34 tuần đau xương mu kèm tình trạng dịch nhầy ngày càng ít hơn thì nên đến viện sớm để chuẩn bị sinh nở. Theo các chuyên gia, càng gần ngày sinh dịch nhầy sẽ càng ra ít hơn. Nguyên nhân là do cổ tử cung không còn hoạt động nhiều như trước, nó bắt đầu co giãn và mềm ra. Tính chất dịch nhầy cũng thay đổi, có thể trong suốt hoặc hồng nhạt, lẫn máu.
Khoẻ hơn bình thường
Điều này thấy rõ hơn ở những thai phụ trước đó thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ. Mẹ bầu lúc này thấy khoẻ khoắn hơn bình thường, có cảm giác tràn đầy sinh khí và muốn làm thật nhiều việc. Đây chính là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã sẵn sàng cho việc chuyển dạ.
Có hiện tượng vỡ ối
Thực tế không phải tất cả người mang thai đều trải qua hiện tượng vỡ ối mà chỉ khoảng 1/10 thai phụ gặp tình trạng này. Nước ối có thể rò rỉ từng chút để cảnh báo rằng bạn sắp sinh. Hoặc chảy ra một cách ồ ạt trước khi bạn kịp tới bệnh viện. Có thể chưa xuất hiện các cơn đau co thắt. Vì vậy, mẹ bầu 34 tuần đau xương mu hay không đau nhưng thấy nước ối rỉ ra thì cần phải đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Cổ tử cung mỏng dần và mở ra
Cổ tử cung lúc này bị kéo căng và mỏng dần để sẵn sàng cho việc lâm bồn. Xuất hiện các cơn co thắt cổ tử cung nhiều hơn. Bác sĩ sẽ thường xuyên đo độ mở của tử cung và khi đạt đến 10cm thì bạn đã sẵn sàng để sinh em bé.
Cha mẹ cần dạy con cách kiểm soát cảm xúc như thế nào
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước đỗ đen? Cần lưu ý gì?
Hình ảnh bụng bầu qua các tuần và những lưu ý quan trọng
Bà bầu tuần thứ 34 bị đau xương mu phải làm gì?
Mẹ bầu 34 tuần bị đau xương mu có thể áp dụng các cách dưới đây để dễ chịu hơn:
-
Nghỉ ngơi hợp lý, đúng cách, không vận động quá sức, không tập các môn thể thao nặng nề.
-
Không nên nằm tại chỗ quá lâu, vận động nhẹ nhàng, đi bộ hoặc tập các bài yoga phù hợp.
-
Ngồi đúng tư thế, hãy dựa thẳng lưng có kèm gối tựa lưng, không khom lưng, không ngồi xổm.
-
Nên nằm nghiêng để được thoải mái nhất.
-
Không nên đứng quá lâu, khi cần đứng hãy chú ý thả lỏng vai, dang hai chân rộng bằng vai.
-
Nên mang dây đeo dành cho bà bầu để hạn chế áp lực lên xương mu.
-
Không đi giày cao gót, nên đi giày, dép đế bằng để bàn chân được thoải mái nhất.
-
Ăn uống đủ chất, bổ sung đạm bằng các thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò, cá hồi,... Bổ sung canxi thông qua các thức ăn như: Cua biển, trứng gà, quả Kiwi hoặc uống viên canxi,...
-
Uống nhiều nước, mỗi ngày khoảng 2 - 3 lít nước lọc xen kẽ nước ép hoa quả, nước canh.
Như vậy, mẹ bầu 34 tuần bị đau xương mu có thể không phải là dấu hiệu sắp sinh. Để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con, bạn nên chủ động thăm khám định kỳ thường xuyên nhất là những tuần cuối thai kỳ.
Xem thêm:
Pelvic pain in pregnancy - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/pelvic-pain/
Pubic Bone Pain in Pregnancy - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.verywellfamily.com/pubic-bone-pain-in-pregnancy-2760034
Pelvic pain in pregnancy (SPD) - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/pelvic-pain-pregnancy
9 Signs That Labor Is Approaching - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/signs-of-labor/signs-of-approaching-labor/