Mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới: Khi nào nên gặp bác sĩ?
Thai kỳ

Mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới: Khi nào nên gặp bác sĩ?

Thúy Anh
Thúy Anh

23/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Từ tuần 36 trở đi, nhiều mẹ bầu cảm thấy bất an và lo lắng về vấn đề sinh non hoặc các bệnh nhiễm trùng. Do đó, khi mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới nên theo dõi triệu chứng và liên lạc với bác sĩ ngay khi cần. 

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Nguyên nhân khiến bà bầu 36 tuần đau bụng dưới

Vào tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe: Xuất hiện nhiều cơn đau nhức, mệt mỏi, khó chịu. 

Một dấu hiệu mẹ bầu tuần 36 cần chú ý đó là cơn đau bụng dưới. Vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non hoặc mắc bệnh nhiễm trùng. 

Vậy nguyên nhân khiến mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới là gì?

Đau đẻ giả

Phụ nữ mang thai ở tháng cuối thai kỳ thường có hiện tượng cơn gò Braxton Hicks hay còn gọi là đau đẻ giả. Cơn đau tường diễn ra trong khoảng một giờ có hiện tượng đau co thắt và không thường xuyên hay theo chu kỳ nào cố định. 

Mẹ sẽ cảm thấy như bị thắt chặt hoặc chuột rút trong tử cung, tương tự như đau bụng kinh. Bụng cảm thấy cứng khi chạm vào. Mỗi cơn sẽ phát triển theo cường độ khác nhau rồi giảm dần. Nhưng khi cơn gò này xuất hiện có thể do mẹ hoạt động quá mạnh.

  Cơn đau đẻ giả là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sắp sinh

Nếu mẹ bầu cảm thấy cơn đau bụng thường xuyên kèm rò rỉ nước ối hoặc bong nút nhầy, đau lưng thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Mẹ cần đi bệnh viện ngay để khám. 

Bong nhau non

Hiện tượng bong nhau non xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ. Dấu hiệu cụ thể: Đau bụng kèm chảy máu vùng kín, đau lưng và co thắt mạnh… 

Bong nhau non là trường hợp nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng của mẹ và thai nhi. 

Cảnh giác trước dấu hiệu bong nhau non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài những dấu hiệu cảnh báo sinh non trên, đau bụng dưới ở mẹ bầu 36 tuần cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Nếu mẹ thấy đau bụng kèm dấu hiệu: Nóng rát khi đi tiểu, tiểu rắt thường xuyên, có mùi… Thậm chí là: Sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng hoặc ra máu khi đi tiểu thì nên đi khám ngay. Vì bệnh nhiễm trùng đường tiểu rất dễ gây sinh non. 

 Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là một trong những nguyên nhân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ mang thai tuần thứ 36 bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Bước sang tháng cuối của thai kỳ, cơ thể của mẹ đã có nhiều thay đổi. Khi em bé trong bụng đang không ngừng lớn lên đã chèn ép lên một số cơ quan trong cơ thể mẹ. Điều này vô tình gây nên cơn đau bụng khi mang thai. 

Do đó, mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới có thể là hiện tượng thông thường và phần lớn đều vô hại. Bởi khi thai nhi đã lớn, bụng bầu tụt dần xuống khiến mẹ thường xuyên cảm thấy đau bụng và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. 

Đau bụng dưới ở tuần thứ 36 có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, thai nhi ở tuần này khá hiếu động, con thường xuyên nhào lộn, đạp vào bụng mẹ tạo nên áp lực lên thành bụng gây ra những cơn đau bụng dưới. Cơn đau này thường không kéo dài nên mẹ đừng lo lắng quá, mà hãy giữ cho mình trạng thái thoải mái, vui vẻ. 

Tuy nhiên, từ tuần 36 trở đi các bà bầu cũng không thể chủ quan trước những cơn đau bụng dưới. 

Đặc biệt thấy có dấu hiệu đi kèm: Chảy máu âm đạo, sốt, ớn lạnh, dịch âm đạo tiết nhiều, đi tiểu đau rát hoặc có mùi nặng, xuất hiện cơn co thắt nhiều và nhanh, buồn nôn hoặc ói mửa…. thì nên đi khám ngay. Vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm: Mẹ sinh non hoặc mắc bệnh nhiễm trùng. 

Nếu đau bụng dưới kèm triệu chứng buồn nôn thì thai phụ không nên chủ quan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai tháng cuối bị đau bụng dưới phải làm gì?

Mẹ bầu 36 tuần bị đau bụng dưới cần theo dõi triệu chứng các cơn đau gây nên. Một số cách giúp mẹ cải thiện cơn đau thông thường tại nhà như: 

  • Tăng cường sức đề kháng, giữ tâm lý thoải mái nhất có thể.

  • Xây dựng chế độ ăn uống với nhiều Vitamin, khoáng chất... Đặc biệt là những thực phẩm dễ tiêu như: Trái cây tươi, sữa chua, ngũ cốc, rau xanh, cá, thịt….

  • Rèn luyện một số bài tập bổ trợ nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe: Đi bộ, Yoga.

  • Hạn chế quan hệ tình dục.

  • Không làm việc nặng, không chạy nhảy, đi lại nhẹ nhàng.

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nằm ngay khi cảm thấy cơ thể không khỏe hoặc đau bụng. Có thể thay đổi tư thế nằm khi thấy đau bụng.

  • Massage cho vùng bụng và toàn thân mỗi ngày để cơ thể dễ chịu, thoải mái hơn.

  • Nên nằm ngủ nghiêng, bởi khi nằm thẳng trong tuần này sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu.

 Nên nằm ngủ nghiêng để hạn chế tình trạng đau bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà cơn đau bụng dưới vẫn còn kèm theo tần suất dày đặc hơn, vỡ ối, có máu báo… thì nên đi khám ngay. 

Hy vọng bài viết này đã chia sẻ có mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới hiểu rõ được nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Chúc chị em có những tháng cuối thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

What to Expect at 37 Weeks Pregnant – Third Trimester Information - Truy cập ngày 22/05/2022

https://delvalobgyn.com/what-to-expect-at-37-weeks-pregnant-third-trimester-information/

Low belly pain when pregnant: Causes and treatments - Truy cập ngày 22/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online