Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không là lo lắng của những thai phụ phát hiện mình mang thai khi đang điều trị bệnh lý về tuyến giáp. Mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi sử dụng loại thuốc này?
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tác động của chức năng tuyến giáp đến mẹ và bé như thế nào?
Trong 10 - 12 tuần đầu thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên cơ thể đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp từ mẹ cung cấp qua nhau thai. Hết 3 tháng đầu, cơ thể bé sẽ tự sản xuất ra hormone tuyến giáp. Mặc dù vậy, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng Iod bà mẹ ăn vào. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung 200 mcg Iod/ ngày để duy trì chức năng tuyến giáp.
Nếu mẹ bầu bị bệnh lý về tuyến giáp sẽ làm ảnh hưởng đến sự hình thành, phân chia các cơ quan trên cơ thể thai nhi. Do đó, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
-
Đối với mẹ: Mẹ bầu bị suy giáp kèm theo tăng huyết áp sẽ dễ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, nhau bong non… Thai phụ bị cường giáp sẽ dễ bị sảy thai, đẻ non, hội chứng tiền sản giật, thai nhẹ cân. Lên cơn cường giáp lúc sinh con sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và trẻ sơ sinh.
-
Đối với thai nhi: Mẹ bầu bị suy giáp thì hormone tuyến giáp không được cung cấp đủ cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến bé sinh ra có nguy cơ đần độn, chậm phát triển trí tuệ. Mẹ bầu bị cường giáp không được kiểm soát tốt dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thai chết lưu. Ngoài ra, khi hormone tuyến giáp tăng quá cao có thể gây cường giáp ở trẻ sơ sinh.
Trong quá trình điều trị các bệnh lý về tuyến giáp, người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Các tác dụng phụ của thuốc điều trị tuyến giáp
Một số tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp có thể kể đến là:
Đối với thuốc điều trị suy giáp
Thuốc levothyroxine được dùng để điều trị bệnh suy giáp. Mọi đối tượng đều được sử dụng, kể cả phụ nữ có thai. Những đối tượng cần hết sức cẩn thận khi sử dụng thuốc Levothyroxine là:
-
Người có nồng độ hormone tăng cao khi dùng thuốc.
-
Bệnh nhân có tiền sử huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
-
Người suy giảm tuyến thượng thận.
Trong quá trình sử dụng, thuốc levothyroxine điều trị bệnh suy giáp có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:
-
Khó thở, phát ban, sưng mặt/môi/lưỡi/họng.
-
Mệt mỏi, khó thở, đau ngực, nhịp tim không đều, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp, không dung nạp nhiệt.
-
Mờ mắt chóng mặt, hoa mắt, đau đầu gối, đau hong, co giật, nhức đầu dữ dội.
-
Thay đổi khẩu vị, đau bụng, trầm cảm, hoang tưởng, tăng sụt cân bất thường, lo lắng bồn chồn.
Đối với thuốc điều trị cường giáp
Thuốc kháng giáp được dùng phổ biến trong điều trị bệnh cường giáp. Tại Mỹ, hiện nay có 2 loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh là PTU (propylthiouracil) và Tapazole (methimazole) với các tác dụng phụ khác nhau:
-
Tổn thương gan.
-
Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
-
PTU gây tổn hại nghiêm trọng nhất, chỉ được dùng trong trường hợp người bệnh không dung nạp tapazole, không dùng cho người có bệnh lý về gan thận.
Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc bệnh suy giáp hay cường giáp thì cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và cả sự phát triển của thai nhi.
Chính vì thế, để đảm bảo bé được sinh ra khỏe mạnh, nữ giới trong độ tuổi sinh sản đều được khuyến cáo đi điều trị bệnh lý về tuyến giáp trước khi mang thai.
Việc uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn tùy thuộc vào các loại thuốc chữa tuyến giáp. Cụ thể như sau:
Đối với bệnh suy giáp
Thuốc hormone tuyến giáp tổng hợp Levothyroxin được dùng để điều trị bệnh suy giáp ở cả nam giới và nữ giới không mang thai. Ở thai phụ, liều dùng có thể được tăng lên khoảng 25 - 50%. Do đó, loại thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với bệnh cường giáp
Thuốc kháng giáp tổng hợp thuộc nhóm MTU và PTU đều gây tác dụng phụ đến thai nhi, chẳng hạn như suy giáp ở thai nhi. Mặc dù vậy, PTU và thyrozol được khuyến cáo được dùng cho thai phụ vì tỷ lệ ảnh hưởng đối với thai nhi thấp.
Ngoài ra, thuốc chẹn beta chỉ được dùng khi thực sự cần thiết để làm giảm triệu chứng của bệnh. Nguyên nhân là loại thuốc này có thể đi vào bào thai, ảnh hưởng đến thai nhi phát triển, khiến bé sinh ra nhẹ cân.
Mẹ bầu cần thận trọng khi uống thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp trong giai đoạn mang thai.
Xem thêm: Vitamin A gây dị tật thai nhi không? Bổ sung như thế nào?
Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp
Khi phát hiện bản thân bị cường giáp hoặc suy giáp thì mẹ đừng nên quá lo lắng mà hãy yên tâm dùng thuốc được bác sĩ chỉ định. Một số lưu ý thai phụ cần biết khi dùng thuốc chữa tuyến giáp là:
Đối với bệnh suy giáp
Trong quá trình dùng thuốc hormon tuyến giáp levothyroxin để điều trị tình trạng suy giáp, thai phụ cần lưu ý kiểm tra chức năng tuyến giáp mỗi 6 đến 8 tuần 1 lần. Việc thay đổi liều dùng cần được thực hiện sau 4 tuần.
Sau khi sinh em bé, mẹ uống thuốc với liều dùng như người không mang thai. Ngoài ra, những loại vitamin tổng hợp được bổ sung trong thai kỳ có khả năng làm giảm sự hấp thu của thuốc. Vì thế, mẹ hãy lưu ý uống những loại thuốc này cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ.
Đối với bệnh cường giáp
2 loại thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp PTU và thyrozol được ưu tiên dùng trong việc điều trị tình trạng cường giáp nặng. Mẹ bầu cần sử dụng với liều dùng thấp nhất.
Trong quá trình uống thuốc, cả mẹ và bé đều cần được theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu như sự phát triển của bào thai, nhịp tim thai và siêu âm để phát hiện kịp thời bướu cổ có xuất hiện trên thai nhi hay không.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp mẹ có được lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc “Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Cách tốt nhất là mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhằm đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.
Hyperthyroid Drugs Tied to Birth Defects - Truy cập ngày 21/04/2022
https://www.medpagetoday.com/meetingcoverage/ata/42388
Is it safe to take thyroid medication while I'm pregnant? - Truy cập ngày 21/04/2022
How Hypothyroidism Can Affect Your Pregnancy: Top 5 Questions Answered - Truy cập ngày 21/04/2022
https://www.goodrx.com/health-topic/parenthood-pregnancy/how-hypothyroidism-can-affect-pregnancy
Fertility and Pregnancy Challenges With Thyroid Disease - Truy cập ngày 21/04/2022
https://www.verywellhealth.com/the-effects-of-pregnancy-on-the-thyroid-and-tsh-levels-3232932
Thyroid Medication Use and Birth Defects in the National Birth Defects Prevention Study - Truy cập ngày 21/04/2022