Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa là một trong những vấn đề quan trọng mà các mẹ bầu cần quan tâm. Trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng, do đó mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa cần những gì? Hãy cùng Monkey tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần bao gồm những chất nào?
Dưới đây là thông tin chi tiết về dinh dưỡng ba tháng giữa thai kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý:
-
Nhu cầu năng lượng: 1.980 – 2.300 calo/ngày. Nếu thiếu hoặc dư thừa năng lượng đều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì thế, thực đơn bà bầu 3 tháng giữa cần cân đối để duy trì sức khỏe và hỗ trợ phát triển của thai nhi.
-
Nhu cầu Carb, Protein, Lipid:
-
Carb: 325 – 400 gam/ngày, cung cấp 50 – 60% năng lượng.
-
Protein: 70 gam/ngày, từ nguồn động vật và thực vật.
-
Lipid: 52.5 – 64.5 gam/ngày, hỗ trợ cấu trúc màng tế bào và năng lượng dự trữ.
-
Nhu Cầu Vi Chất Dinh Dưỡng:
-
Axit Folic (600 mcg/ngày): Có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
-
Sắt (27.4 – 41.1 mg/ngày): Giúp ngăn ngừa thiếu máu và cung cấp đủ máu cho thai nhi.
-
Canxi (1200 mg/ngày): Hỗ trợ hệ thần kinh, răng, và xương của thai nhi.
-
Vitamin D (20 mcg/ngày): Giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ canxi và phòng tránh loãng xương.
-
Vitamin K (150 mcg/ngày): Hỗ trợ đông máu và ngăn ngừa chảy máu ở thai phụ.
-
Choline (450 mg/ngày): Giúp cấu trúc màng tế bào và hỗ trợ phát triển não bộ của trẻ.
-
Omega-3 (0.8 gam/ngày): Hỗ trợ trao đổi chất và phát triển não bộ của trẻ.
Trong đó, thực đơn cho bà bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 13 - 27) cần được thiết kế sao cho đáp ứng đầy đủ yêu cầu dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của người mẹ. Dưới đây là một tóm tắt về thực đơn cho từng tháng:
Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 4 thai kỳ:
-
Cần tăng cường canxi để hỗ trợ phát triển xương của thai nhi.
-
Mẹ bầu cần ăn một bát cơm nhiều hơn so với trước khi mang thai, theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 5 thai kỳ:
-
Tập trung vào khẩu phần sở hữu các dưỡng chất hữu ích cho phát triển não bộ của thai nhi.
-
Hạn chế đường trắng và muối để bảo vệ sức khỏe của mẹ và não bộ của thai nhi.
-
Bổ sung thực phẩm giàu DHA như đậu, cua, tôm, cá béo.
Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 6 thai kỳ:
-
Bổ sung choline và DHA để hỗ trợ sự phát triển phức tạp của não bộ thai nhi.
-
Quan tâm đến vitamin D, đặc biệt từ tháng thứ 6 trở đi, để đảm bảo kích thước não bộ tăng đáng kể.
-
Hạn chế muối và dầu mỡ để giảm nguy cơ phù nề và các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Những thực phẩm cần thiết cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Trong quá trình mang thai, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bà bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa. Dưới đây là những gợi ý chi tiết:
-
Thịt Nạc: Thịt bò, gà, heo là nguồn protein và sắt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Lưu ý rằng, bạn cần chọn những phần thịt nạc để bổ sung protein và sắt, tránh lượng chất béo quá mức.
-
Tôm: Tôm là một nguồn hải sản giàu canxi và kẽm. Kẽm giúp hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, giảm nguy cơ thai nhi thấp bé. Hãy đảm bảo dung nạp đủ khoáng chất này, với lượng khuyến nghị từ 6 - 20 mg kẽm/ngày.
-
Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa là nguồn canxi phong phú, quan trọng cho sự phát triển của xương và răng của thai nhi. Bổ sung sữa tách béo hoặc các sản phẩm từ sữa như phô mai, yogurt giúp đảm bảo nhu cầu canxi, đồng thời kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể.
-
Các loại hạt và dầu ô liu: Các loại hạt như óc chó, macca, hạnh nhân cung cấp chất béo có lợi cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, dầu ô liu, dầu mè, cá hồi là những nguồn chất béo hữu ích mà bà bầu nên bổ sung vào thực đơn.
Những thực phẩm cần kiêng trong 3 tháng giữa thai kỳ
Trong quá trình mang thai, việc biết những thực phẩm cần kiêng có vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là danh sách các thực phẩm cần hạn chế trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp tránh những tác động tiêu cực đối với cả hai.
-
Món cay nóng và chứa nhiều gia vị: Cần tránh ăn những món cay nóng, chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt, vì chúng có thể làm tăng cảm giác ợ nóng, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai. Hạn chế bột ngọt và muối để tránh tình trạng phù nề không mong muốn.
-
Cá chứa thủy ngân cao: Các loại cá như cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ mắt to chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sự tích tụ thủy ngân có thể gây nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi. Chính vì thế, bạn cần hạn chế sử dụng những loại cá này trong thực đơn.
-
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán, thức ăn nhanh là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, có thể tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và gây khó chịu như ợ chua, khó tiêu. Lượng dầu mỡ lớn cũng có thể liên quan đến tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, và bệnh tim mạch.
-
Gan động vật: Gan động vật có thể chứa nhiều kim loại nặng và vi khuẩn có thể gây hại. Vì vậy, nên tránh ăn gan quá mức để giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại.
-
Thực phẩm còn sống và đồ uống không tốt: Tránh ăn thực phẩm còn sống, chưa được chế biến chín, như cá sống, sữa chưa tiệt trùng, và tránh các đồ uống chứa cồn như rượu, bia. Đồng thời, chất caffeine cũng cần được hạn chế để tránh tình trạng mất ngủ và các vấn đề sức khỏe khác.
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước đỗ đen? Cần lưu ý gì?
Bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có sao không? Cách duy trì cân nặng đúng tiêu chuẩn
Khát nước khi mang thai tháng cuối nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho bà bầu 3 tháng giữa (có định lượng)
Dưới đây là gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa (có định lượng) mà bạn có thể tham khảo:
Thứ 2 - Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Bữa ăn |
Món ăn |
Định lượng |
Bữa sáng |
Bánh đa thịt nạc 1 quả quýt |
70g bánh đa khô 30g thịt nạc vai |
Bữa phụ sáng |
Bánh ngọt Sữa tươi không đường |
50g bánh ngọt 200ml sữa tươi |
Bữa trưa |
Cơm trắng Sườn nấu su hào Tôm rang 1 quả táo |
200g sườn thăn 200g su hào 50g cà rốt 200g tôm |
Bữa phụ chiều |
Súp thịt gà |
200g khoai tây 30g thịt gà 50g rau |
Bữa tối |
Cơm trắng Cá quả rán sốt cà chua Thịt nạc rim Rau cải luộc |
100g cá quả 100g cà chua 30g thịt nạc 200g rau cải |
Bữa phụ tối |
Sữa tươi không đường |
200ml |
Thứ 3 - Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Bữa ăn |
Món ăn |
Định lượng |
Bữa sáng |
Phở gà 1 quả lựu |
100g bánh phở 30g thịt gà |
Bữa phụ sáng |
Bánh ngọt Sữa tươi không đường |
50g bánh ngọt 200ml sữa tươi |
Bữa trưa |
Cơm trắng Thịt bò kho sả, Rau muống luộc 1 quả cam |
100g thịt bò 200g rau muống |
Bữa phụ chiều |
Cháo thịt nạc |
1 nắm gạo 30g thịt nạc |
Bữa tối |
Cơm trắng Đậu phụ chiên Tôm rang Trứng ốp la Bắp cải xào |
1 miếng đậu phụ 1 quả trứng gà 300g tôm 200g bắp cải |
Bữa phụ tối |
Sữa tươi không đường |
200ml |
Thứ 4 - Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Bữa ăn |
Món ăn |
Định lượng |
Bữa sáng |
Bún bò 1 ly nước ép cam |
100g bún 30g thịt bò |
Bữa phụ sáng |
Hạt óc chó Sữa tươi không đường |
50g hạt óc chó 200ml sữa tươi |
Bữa trưa |
Cơm trắng Cá trê kho nghệ Cải thảo luộc Xoài |
200g cá trê 200g cải thảo 200g xoài |
Bữa phụ chiều |
Sinh tố bơ |
200g bơ |
Bữa tối |
Cơm trắng Thịt heo chiên Canh chua nghêu Nho |
200g thịt nạc 200g nghêu 100g rau 200g nho |
Bữa phụ tối |
Sữa tươi không đường |
200ml |
Thứ 5 - Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Bữa ăn |
Món ăn |
Định lượng |
Bữa sáng |
Hủ tiếu 1 quả lê |
100g sợi hủ tiếu 30g thịt nạc |
Bữa phụ sáng |
Sữa chua |
1 hộp |
Bữa trưa |
Cơm trắng Thịt bò cho bà bầu Ngọn su su xào tỏi Trứng chiên 1 quả táo |
300g bò 1 quả trứng gà 200g ngọn su su |
Bữa phụ chiều |
Sinh tố chuối táo |
1 ly |
Bữa tối |
Cơm trắng Cá hồi sốt cà chua Rau củ luộc |
200g cá hồi 300g cà rốt, su hào, su su |
Bữa phụ tối |
Sữa tươi không đường |
200ml |
Thứ 6 - Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Bữa ăn |
Món ăn |
Định lượng |
Bữa sáng |
Bánh cuốn |
200g |
Bữa phụ sáng |
Sữa chua trộn các loại hạt |
1 hộp sữa chua 1 - 2 muỗng các loại hạt |
Bữa trưa |
Cơm trắng Thịt nạc rim Trứng luộc Canh rau ngót |
200g thịt nạc 1 quả trứng 200g rau ngót |
Bữa phụ chiều |
Súp tôm |
200g khoai tây 30g tôm 50g rau |
Bữa tối |
Cơm trắng Thịt nạc kho Rau muống luộc |
200g thịt nạc 200g rau muống |
Bữa phụ tối |
Sữa tươi không đường |
200ml |
Thứ 7 - Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Bữa ăn |
Món ăn |
Định lượng |
Bữa sáng |
Bún bò |
200g bánh phở 30g thịt bò |
Bữa phụ sáng |
Sữa hạt |
200ml |
Bữa trưa |
Cơm trắng Sườn nấu su hào Tôm rang 1 quả táo |
200g sườn thăn 200g su hào 50g cà rốt 200g tôm |
Bữa phụ chiều |
Súp thịt gà |
200g khoai tây 30g thịt gà 50g rau |
Bữa tối |
Cơm trắng Canh mồng tơi thịt nạc Cá hồi áp chảo 1 quả táo |
200g cá hồi 200g rau tần ô 30g thịt nạc |
Bữa phụ tối |
Sữa tươi không đường |
200ml |
Chủ nhật- Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Bữa ăn |
Món ăn |
Định lượng |
Bữa sáng |
Nui trộn rau củ |
300g nui 200g cà rốt, cà chua(bà bầu ăn cà chua), ớt chuông |
Bữa phụ sáng |
Trái cây sấy khô Sữa tươi không đường |
50g trái cây sấy khô 200ml sữa tươi |
Bữa trưa |
Cơm trắng Cá thu kho Bông bí xào dầu hào Canh chua tôm |
200g cá thu 200g bông bí 100g rau 200g tôm |
Bữa phụ chiều |
Bắp luộc |
1 quả |
Bữa tối |
Cơm trắng Thịt bò xào Bí luộc Thanh long |
200g thịt bò 200g bí 200g thanh long |
Bữa phụ tối |
Sữa tươi không đường |
200ml |
Xem thêm:
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Trong quá trình xây dựng thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng giữa, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo rằng mẹ bầu nhận đủ dinh dưỡng và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cụ thể như sau:
-
Lựa chọn thực phẩm an toàn: Cần chọn thực phẩm từ nguồn tin cậy và đảm bảo an toàn. Đồng thời, hạn chế sử dụng thực phẩm có dấu hiệu hỏng để tránh rủi ro về sức khỏe.
-
Ưu tiên thực phẩm nấu chín: Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ để tránh ngộ độc và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
-
Lưu ý khi ăn trái cây: Ưu tiên trái cây tươi ngon và giàu dưỡng chất, nhưng cần đảm bảo giữ mức tiêu thụ dưới 320 gam/ngày. Đồng thời, hạn chế loại trái cây có đường cao để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
-
Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu nên chia thực đơn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Tránh tình trạng quá đói hoặc quá no. Mục tiêu là duy trì lượng thức ăn vừa đủ để tránh tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
-
Uống nước đúng cách: Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, duy trì lượng nước uống khoảng 1.800 ml/ngày. Tránh uống nước khi đang ăn để không làm giảm dung nạp dưỡng chất.
-
Kiểm soát cơn thèm ăn: Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, tuy bạn có thể sẽ thèm các thứ kỳ lạ, nhưng không nên cho phép bản thân tiêu thụ những thứ không an toàn.
-
Kiểm soát việc tăng cân: Hạn chế thức ăn chứa chất béo no và đường để tránh tăng cân quá mức. Mục tiêu là chỉ tăng khoảng 4 - 5 kg so với trước khi mang thai.
-
Không áp dụng chế độ ăn kiêng: Tránh ăn kiêng để giữ dáng trong thai kỳ. Mục tiêu là cung cấp đủ dưỡng chất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hãy tìm phương pháp khác để lấy lại vóc dáng sau khi sinh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tóm lại, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần được xây dựng khoa học và hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức để xây dựng thực đơn cho mình.