zalo
Thai 17 tuần nặng bao nhiêu? Bé đã phát triển như thế nào?
Thai kỳ

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu? Bé đã phát triển như thế nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

04/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu là câu hỏi của rất nhiều phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn này. Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc đó, đồng thời đưa ra những lời khuyên cho mẹ để thai nhi được phát triển toàn diện tốt nhất.

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu gam?

17 tuần là lúc thai kỳ đã bước vào tháng thứ 4 và chỉ còn 5 tháng nữa là mẹ và bé có thể gặp mặt nhau. Lúc này, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng đang thắc mắc mang thai 17 tuần em bé nặng bao nhiêu và đã phát triển như thế nào?

Thông thường, khi ở tuần thứ 17, thai nhi sẽ nặng khoảng 140 gam và chiều dài từ đầu tới mông khoảng 13cm. Dựa theo chỉ số tiêu chuẩn đó, mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Thai 17 tuần nặng khoảng 140 gam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong giai đoạn thai kỳ được 17 tuần, nhịp tim của bé đập nhanh hơn so với người lớn, dao động ở mức 150 nhịp/phút nên mẹ không cần quá lo lắng. Các cử chỉ, hoạt động của bé cũng diễn ra với tần suất nhiều hơn và mạnh hơn. Vì vậy, mẹ có thể dễ dàng nhận ra mỗi lần bé đạp, duỗi tay, duỗi chân hay vặn mình.

Bên cạnh đó, một số cơ quan, bộ phận quan trọng khác của cơ thể bé cũng bắt đầu hình thành và phát triển nhanh chóng. Khi đi siêu âm, mẹ sẽ dễ dàng bắt trọn được khoảnh khắc đáng yêu và thay đổi về hình thể của bé. Cụ thể:

  • Cơ quan sinh dục của bé phát triển: Nếu là bé trai, mẹ có thể nhìn rõ tinh hoàn khi đi siêu âm. Còn nếu là bé gái thì ống dẫn trứng và tử cung được hình thành nhưng mẹ sẽ khó có thể quan sát thấy.

  • Dấu vân tay được hình thành: Trên các đầu ngón tay và ngón chân của thai nhi 17 tuần bắt đầu xuất hiện các vòng xoáy và nếp nhăn riêng biệt. Chúng được gọi là dấu vân tay.

  • Bé tập mút và nuốt: Đây là phản xạ sinh tồn của bé được rèn luyện, mài giũa ngay từ bây giờ để có thể áp dụng ngay khi chào đời.

  • Các mạch máu hiện rõ dưới lớp da và đôi tai đã ở đúng vị trí. Xung quanh các dây thần kinh có một lớp chất béo bảo vệ đang được hình thành và sẽ tiếp tục phát triển đến khi bé chào đời được 1 năm.

  • Thai nhi 17 tuần đã bắt đầu có thể cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài và thường phản xạ bằng cách di chuyển trong bụng mẹ. 

Thai nhi 17 tuần đang phát triển nhiều cơ quan bộ phận. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất, trí não, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu chú ý bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất và đừng quên áp dụng phương pháp thai giáo thính giác sớm cho bé.

Thai nhi 17 tuần nhẹ cân có sao không?

Sau khi giải đáp được thắc mắc “em bé 17 tuần nặng bao nhiêu gam?”, các mẹ cần lưu ý để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để giúp con phát triển tốt. Vậy nếu thai nhi 17 tuần nhẹ cân hơn so với mức tiêu chuẩn thì có sao không?

Khi thai 17 tuần nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn thì nguyên nhân đầu tiên mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa phù hợp. Có thể do mẹ bầu đã ăn quá ít hoặc ăn nhiều nhưng không đủ chất dinh dưỡng khiến bé tăng cân chậm.

Thai đôi thường bị nhẹ cân hơn tiêu chuẩn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, thai nhi 17 tuần tuổi bị nhẹ cân còn bởi nhiều lý do khác như:

  • Lối sống sinh hoạt của thai phụ thiếu lành mạnh: thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức khuya,...

  • Thai có vấn đề: do mẹ mang đa thai, nhiễm trùng bào thai, rối loạn gen di truyền,...

  • Thai phụ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và oxy của thai nhi, dẫn đến nhẹ cân hơn so với tuổi như: huyết áp cao, thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, Hội chứng kháng phospholipid,...

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì thai nhi 17 tuần bị nhẹ cân quá mức đều có thể phải đối mặt với các nguy cơ sau:

  • Em bé bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi chào đời.

  • Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh về phổi, dễ bị ngạt thở hoặc viêm phổi.

  • Sức đề kháng kém, dễ bị ốm và mắc nhiều bệnh tật, có nguy cơ bị hạ đường huyết.

  • Bé nhẹ cân do thai phụ bị huyết áp cao có thể bị đầu nhỏ hoặc hệ thần kinh chậm phát triển.

Thai nhi 17 tuần nặng cân quá mức có sao không?

Trái ngược với tình trạng nhẹ cân là sự tăng cân quá mức của thai nhi. Khi gặp phải tình trạng này, không chỉ sức khỏe của bé mà ngay cả thai phụ cũng gặp nhiều nguy hiểm trong suốt thai kỳ.

Thai nặng cân quá mức sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay từ khi chưa chào đời, cân nặng của thai nhi 17 tuần vượt quá mức tiêu chuẩn có thể khiến bé bị hạ đường huyết. Nguyên nhân là do không đủ lượng đường trong máu trong khi insulin vẫn còn tồn tại trong cơ thể. 

Trong quá trình chuyển dạ, mức đường huyết tụt xuống thấp gây ra các tổn thương về não, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự phát triển trí tuệ sau này của trẻ. Phản xạ khóc khi chào đời của bé có thể chậm và yếu ớt, các cơn ngừng thở xuất hiện hoặc bé có thể bị ngất lịm đi.

Chưa kể, cân nặng thai nhi quá lớn còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh thường. Mẹ cố gắng đẻ bằng phương pháp sinh thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ chảy máu nhiều, tầng sinh môn bị tổn thương nặng nếu khung chậu chưa giãn nở phù hợp với kích thước của thai nhi.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu 17 tuần

Có thể thấy, mức độ ảnh hưởng khi thai nhi 17 tuần nặng cân hoặc nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn đều rất nghiêm trọng. Để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần chú ý chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. 

Bà bầu 17 tuần cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều này không chỉ giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt trong suốt thai kỳ mà còn góp phần hỗ trợ quá trình chuyển dạ sinh của mẹ bầu không gặp khó khăn. Dưới đây là những điều bà bầu nên làm và không nên làm theo lời khuyên của chuyên gia để thai nhi 17 tuần tuổi phát triển tốt:

  • Những việc bà bầu nên làm:

    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể từ các loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng như: các loại thịt cá, đậu, các loại hạt, rau xanh và trái cây tươi.

    • Kết hợp uống thuốc bổ sung vitamin, sắt, kẽm, canxi, axit folic để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, thai nhi mắc dị tật bẩm sinh và xương phát triển chậm.

    • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và uống nhiều nước để cơ thể dễ dàng hấp thu, tránh tình trạng đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, táo bón, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

    • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng .

    • Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga hay ngồi thiền.

    • Hạn chế làm việc nặng và ngủ đủ giấc, ngủ sớm.

  • Những việc bà bầu không nên làm:

    • Tránh ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ và đồ ngọt, dẫn đến cân nặng của mẹ và bé mất kiểm soát.

    • Tuyệt đối không được ăn kiêng để giữ dáng khiến em bé thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

    • Tránh tập luyện quá sức có thể dẫn đến động thai.

    • Không thức khuya và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,....

    • Hạn chế đến nơi đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh tật khi mang thai.

Phụ nữ mang thai cần tuyệt đối không hút thuốc lá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tóm lại, bài viết này đã giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc Thai 17 tuần nặng bao nhiêu?. Thông qua đó, Monkey hy vọng các mẹ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ được tốt nhất, tránh ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Nếu còn những thắc mắc nào liên quan đến kiến thức thai sản, chăm sóc và nuôi dạy con, các mẹ hãy truy cập danh mục Ba mẹ cần biết của website Monkey ngay nhé!

Xem thêm:

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!