zalo
Bà bầu bị đau nhức xương khớp có phải là bệnh nguy hiểm?
Thai kỳ

Bà bầu bị đau nhức xương khớp có phải là bệnh nguy hiểm?

Thúy Anh
Thúy Anh

14/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đau nhức xương khớp là vấn đề thường gặp khi mang thai. Vậy bà bầu bị đau nhức xương khớp có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bạn có thể tham khảo những chia sẻ trong nội dung dưới đây để biết được phương pháp nhằm giảm thiểu cơn đau nhức nhé!

Triệu chứng bà bầu bị đau nhức xương khớp

Tình trạng bà bầu bị đau nhức xương khớp thường xảy ra với một số dấu hiệu sau:

  • Bị đau khớp háng, khớp mu, khớp cùng chậu, cột sống, đầu gối.

  • Đau khớp khi có bầu còn xảy ra ở bàn chân, bàn tay, cánh tay, cổ tay cùng một số vị trí khác.

  • Có bầu đau nhức xương khớp thường kéo dài dai dẳng, hay gặp vào thời điểm tam cá nguyệt cuối của giai đoạn mang thai.

Đau nhức xương khớp gây khó chịu cho mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao người mang thai hay bị đau khớp xương?

Bị đau nhức xương khớp khi mang thai thường rất hay gặp vì nhiều nguyên nhân gây ra. Đa phần là do hormone thay đổi trong giai đoạn mang thai khiến hệ xương khớp bị ảnh hưởng làm khởi phát cơn đau. Thêm vào đó, thói quen duy trì tư thế sai trong sinh hoạt của bà bầu cùng khẩu phần dinh dưỡng thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến có bầu đau khớp háng cùng các khớp khác.

Có nhiều trường hợp bà bầu đau nhức xương khớp do nguyên nhân bệnh lý. Nếu đã cố gắng cải thiện nhưng tình hình không thuyên giảm thì bạn nên đến bác sĩ để được điều trị.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp có ảnh hưởng đến thai nhi?

Có bầu bị đau khớp háng hay các khớp khác trên cơ thể không quá nguy hiểm. Đa phần, tình trạng này liên quan đến các thay đổi tự nhiên khi cơ thể mang thai. Bệnh có thể thuyên giảm hoặc được kiểm soát bằng nhiều biện pháp không dùng thuốc.

Tùy thuộc vào cơ địa mà mẹ bầu có thể bị đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau kéo dài. Nhiều trường hợp bị đau khó kiểm soát, xuất hiện các biểu hiện bất thường. Tình trạng này khiến mẹ gặp vấn đề về tâm lý, khả năng vận động cũng như sức khỏe tổng thể.

Đau nhức xương khớp khiến mẹ bầu gặp vấn đề về tâm lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, nếu mẹ nghi ngờ đau khớp khi mang thai do bệnh lý hoặc dấu hiệu đau quá nghiêm trọng thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác để có phương án điều trị thích hợp.

Một số biện pháp giảm đau xương khớp cho người mang thai

Người mang thai bị đau khớp háng đa phần do nguyên nhân cơ học, cơ thể thay đổi khi mang thai hoặc rối loạn nội tiết tố nữ. Mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bà bầu bị đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả dưới đây:

Chườm ấm

Nhiệt độ cao có công dụng làm thư giãn khớp xương, tăng lưu thông máu trong cơ thể. Áp lực lên dây thần kinh sẽ giảm xuống, nhờ vậy giảm đau khớp hiệu quả. Cách này còn giúp giảm căng thẳng tinh thần, hạn chế căng cơ, mỏi lưng cho mẹ bầu.

Để chườm ấm, mẹ hãy dùng khăn ấm hoặc chai thủy tinh chườm lên khu vực đau trong 20 phút. Mỗi ngày, mẹ thực hiện chườm ít nhất 4 lần, không được chườm lên vùng bụng để tránh sảy thai.

Chườm ấm giúp thư giãn xương khớp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nghỉ ngơi hợp lý

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp thư giãn các khớp xương và mạch máu trong cơ thể, thúc đẩy máu lưu thông hiệu quả. Mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều để hệ xương khớp và các mô xung quanh giảm áp lực, tình trạng tê bì cũng được cải thiện.

Các bà bầu bị đau nhức xương khớp nên nằm tư thế ngửa, nâng 2 chân lên cao hoặc nằm nghiêng về bên khớp không bị đau nhức. Khi ngồi, mẹ có thể nghỉ ngơi, thả lỏng tay chân.

Chườm lạnh

Nếu bị chấn thương khi mang thai, mẹ có thể chườm lạnh nhằm giảm sưng phù khớp. Mẹ hãy dùng túi vải bọc đá lạnh rồi chườm trực tiếp lên khớp đau từ 10 đến 15 phút mỗi lần. Mỗi ngày, mẹ có thể chườm lạnh 3 lần để giảm đau khớp.

Xoa bóp

Việc xoa bóp làm tăng lưu thông khí huyết, thư giãn mạch máu. Những bà bầu bị đau nhức xương khớp sẽ giảm tê bì chân tay, cải thiện tổn thương xương khớp, đả thông kinh mạch, giảm căng cơ, tăng khả năng vận động cho mẹ bầu. Chưa hết, xoa bóp còn hỗ trợ thư giãn đầu óc, cho mẹ giấc ngủ ngon, cải thiện tâm trạng.

Xem thêm: Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Những lưu ý mẹ không thể bỏ qua

Điều chỉnh tư thế

Khi mang thai, mẹ cần tránh đứng hoặc ngồi lâu, cần đi lại, vận động thường xuyên nhằm tăng sức cơ, giảm áp lực lên xương khớp.

  • Ngồi đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng, có ghế dựa, giữ cho vai, hông và tai thẳng hàng. Trường hợp mẹ bầu bị đau nhiều vùng thắt lưng và xương chậu thì có thể cuộn một chiếc chăn mỏng đặt giữa lưng ghế và thắt lưng để giảm đau.

  • Nằm đúng tư thế: Mẹ bầu hãy nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không nằm sấp khi ngủ để giảm căng thẳng xương khớp, giảm gánh nặng cột sống. Khi nằm nghiêng, mẹ hãy đặt gối vào giữa 2 đầu gối và dọc thân người để nâng đầu gối cao bằng hông, đỡ cánh tay trên nhằm duy trì đường cong cột sống tự nhiên, giảm đau nhức khớp. Nếu bị đau cổ, mẹ có thể cuộn một chiếc khăn nhỏ lại đặt dưới cổ để nâng đỡ vùng đầu cổ.

Mẹ bầu cần ngồi và nằm đúng tư thế. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vật lý trị liệu

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bà bầu bị đau nhức xương khớp, bác sĩ sẽ chỉ định vật lý trị liệu thích hợp. Thai phụ có thể tập bài giãn cơ, điều chỉnh tư thế, các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh, giãn cột sống thắt lưng, cải thiện phạm vi chuyển động. Để đảm bảo an toàn, mẹ cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia, không được tự ý tập luyện hoặc tập gắng sức.

Đau nhức xương khớp khi mang thai không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Monkey mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết bà bầu bị đau nhức xương khớp phải làm sao. Tuy vậy, mẹ không nên chủ quan mà cần lắng nghe cơ thể. Nếu có bất kỳ điều gì bất thường, thai phụ cần đi khám bác sĩ nhanh chóng để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!