Thai 29 tuần là được 7 tháng, gần bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Em bé đã phát triển như thế nào rồi? Mời các mẹ hãy cùng Monkey đi tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 29 tuần trong bài viết dưới đây nhé.
Thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?
Ở cột mốc này, em bé 29w có chiều dài khoảng 39.3 cm, và nặng chừng 1,239 kg (gần bằng một quả bưởi). Ngoài ra, ở tuần 29, bé còn thay đổi nhiều về kích thước, độ linh hoạt các bộ phận trên cơ thể và các kỹ năng.
Sự phát triển của em bé 29 tuần tuổi
Niềm hạnh phúc của mỗi mẹ bầu là được thấy thai nhi lớn lên từng ngày. Hơn nữa, việc theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên còn giúp mẹ phát hiện các vấn đề bất thường để xử lý kịp thời. Vậy thai nhi 29 tuần tuổi đã phát triển như thế nào mẹ đã biết hay chưa?
Các vấn đề cân nặng thai 29 tuần
Như đã đề cập, em bé 29w đạt cân nặng 1239kg là chuẩn trung bình. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn WHO, thai nhi 29 tuần nặng 1400g mới là đạt mức cao nhất trong tuần thai này. Vì vậy, nếu bé đạt mức cân nặng này thì mẹ cũng không cần lo lắng vì bé lớn.
Ngoài quan tâm thai 29 tuần nặng bao nhiêu, chiều dài thế nào, mẹ bầu cũng nên quan tâm đến các chỉ số quan trọng khác như:
-
Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 67 – 79mm
-
Chiều dài xương đùi của thai (FL): 51 – 61 mm
-
Chu vi bụng của bé (AC): 233 – 272mm
-
Chu vi đầu của thai nhi (HC): 259 – 291mm
Nếu đi siêu âm kiểm tra thấy em bé đạt chiều cao, cân nặng xấp xỉ mức như vậy thì mẹ yên tâm rằng bé vẫn đang phát triển tốt. Nếu thai nhi chưa đạt mức tiêu chuẩn, mẹ hãy chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập để con yêu phát triển tốt hơn nhé.
Sự phát triển các bộ phận trên cơ thể thai nhi 29w
Cùng với mối quan tâm bầu 29 tuần em bé nặng bao nhiêu kg là chuẩn thì ba mẹ cũng sẽ nhận thấy sự thay đổi của bé qua các bộ phận trên cơ thể thông qua hình ảnh thai nhi 29 tuần trong bụng mẹ.
- Theo các chuyên gia, não bộ, xương, răng, phổi, cơ bắp và cơ quan sinh dục của thai nhi đang dần hoàn thiện hơn. Vì vậy, mẹ cần chú ý bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng để bé được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não.
- Bên cạnh đó, để phù hợp với sự phát triển của não bộ, đầu của bé cũng trở nên to hơn trước. Đầu của bé cũng đã chuyển hướng về phía tử cung, nằm dọc theo chiều bụng bầu của mẹ. Xung quanh khắp cơ thể còn có một lớp lông tơ mềm để bảo vệ bé. Sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi chiếm nhiều diện tích nên lượng nước ối đang có dấu hiệu giảm so với trước.
Xem thêm: Thai 29 tuần là mấy tháng? Bé phát triển thế nào là bình thường?
Em bé 29 tuần đã biết làm gì?
Khi mang thai 29w, chắc chắn mẹ bầu nào cũng cảm nhận được những cú huých, đạp mạnh vào bụng. Với mức cân nặng thai nhi 29w khoảng từ 1200 - 1400g, em bé lúc này đã lớn hơn trước nhưng kích thước vẫn phù hợp với không gian trong tử cung nên bé dễ dàng đạp được nhiều. Đây là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con yêu đang rất khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, em bé còn biết đưa tay lên miệng để mút hoặc gương mặt biểu lộ cảm xúc như: nhăn mặt, cười hay chớp mắt. Trong giai đoạn này, não bộ của bé cũng đang phát triển mạnh nên bé có thể cảm nhận được âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài. Vì vậy, nếu muốn con thông minh, ba mẹ hãy dành thời gian trò chuyện hoặc cho bé nghe nhạc nhiều hơn nhé.
Top 5 lý do khiến mẹ có thai 2 tuần bị đau bụng dưới không được chủ quan
Bà bầu 10 tuần quan hệ được không? Những lưu ý khi “yêu” giữ an toàn cho bé
Phụ nữ mang thai 23 tuần đau xương mu hãy lưu ngay “bí kíp” này
Cơ thể mẹ bầu 29 tuần thay đổi như thế nào?
Dù thai 29 tuần nặng bao nhiêu thì cân nặng em bé 29 tuần cũng tăng nhanh hơn ở giai đoạn tiếp theo. Điều này khiến cơ thể mẹ nặng nề nên khi mang thai tuần 29, mẹ bầu phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm trạng. Cụ thể:
- Chiếc bụng bầu của mẹ nhô ra khiến mẹ đứng thẳng mà khó quan sát thấy được bàn chân của mình, hay hoạt động cúi người cũng gặp khó khăn hơn. Kích thước thai nhi lớn có thể khiến mẹ bị suy giãn tĩnh mạch, khó thở và đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì tất cả những vấn đề này có thể khỏi sau khi sinh.
- So với lúc mới mang thai, trọng lượng của bà bầu 29 tuần đã tăng lên khoảng 8,6 - 11,3 kg. Một số trường hợp mẹ bầu tăng cân quá mức có thể gặp tình trạng phù chân, ảnh hưởng đến hoạt động đi lại hàng ngày.
- Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ hormone cộng với chế độ dinh dưỡng không khoa học có thể khiến mẹ bị táo bón, lâu ngày dẫn đến trĩ. Hay thậm chí nếu mẹ không chăm sóc sức khỏe tốt còn có thể phải đối mặt với nguy cơ biến chứng tiền sản giật. Vì vậy, mẹ bầu 29 tuần hãy chú ý đi khám định kỳ đúng lịch để tầm soát sức khỏe thai kỳ kịp thời, giảm thiểu rủi ro xảy ra.
- Đặc biệt, phụ nữ mang thai 29 tuần hay bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì tâm trạng cũng thay đổi thất thường. Mẹ có thể dễ bực bội, xúc động hay lo âu,...nên các bố và những người thân trong gia đình hãy chú ý và chia sẻ, động viên bà bầu nhiều hơn nhé.
Bà bầu cần lưu ý những gì khi mang thai 29w?
Ngoài việc quan tâm đến thai nhi 29 tuần nặng bao nhiêu thì mẹ bầu còn phải biết làm thế nào để bé phát triển đạt tiêu chuẩn. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia mà các chị em cần lưu ý để giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt:
-
Chú ý khám thai định kỳ đúng lịch hoặc đi khám ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường như: âm đạo ra máu, đau bụng/đau lưng dữ dội hoặc thành từng cơn, sốt cao, choáng váng, ngất xỉu,...
-
Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để tầm soát bệnh kịp thời, đặc biệt là các mẹ có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, người béo phì, thừa cân,...
-
Nghỉ ngơi nhiều hơn, mẹ bầu nên giữ thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ sẽ tốt cho sức khỏe rất nhiều, buổi trưa nghỉ ngơi khoảng 30-60 phút để giúp đầu óc tỉnh táo, giảm bớt mệt mỏi hơn.
-
Nên ngủ nghiêng người sang bên trái và thi thoảng xoay người nghiêng sang phải để tránh mỏi lưng, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đi nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
-
Hạn chế đi lại nhiều, sử dụng giày dép cao gót hoặc đứng/ngồi quá lâu một chỗ, đặc biệt là cần tránh làm việc nặng nhọc có thể khiến mẹ kiệt sức, phù chân,...
-
Nên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức như: đi bộ, tập yoga, bơi lội, ngồi thiền,...
-
Uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
-
Thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe, tốt cho thai nhi. Dù vậy nhưng mẹ vẫn cần chú ý duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh để tăng cân quá mức dẫn đến tiểu đường hoặc tiền sản giật,...
-
Kiêng ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thực phẩm tái sống và các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích, hút thuốc lá.... Đây là một trong những thủ phạm nguy hiểm có thể khiến mẹ bị ngộ độc, đau bụng, đi ngoài, thậm chí là co thắt tử cung dẫn đến sinh non,...
-
Mẹ nên áp dụng các phương pháp thai giáo cho con trong giai đoạn này, đặc biệt thai giáo thính giác. Lý do bởi lúc này bé đang phát triển não bộ và đã biết cảm nhận âm thanh, ánh sáng,...từ bên ngoài khá rõ ràng.
Mẹ có thể tham khảo ứng dụng Monkey Stories hoặc VMonkey để giúp con thai giáo đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là hai phần mềm dạy tiếng Anh và tiếng Việt cho trẻ, trong đó có rất nhiều câu chuyện hay, ý nghĩa, âm thanh sống động giúp bé cảm nhận rõ hơn. Đặc biệt, việc cho bé nghe tiếng Anh từ sớm là cách “tắm ngôn ngữ” cho trẻ, tạo tiền đề rất tốt để bé phát triển ngôn ngữ sau khi chào đời.
Như vậy, bài viết này không chỉ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc “Thai 29 tuần nặng bao nhiêu?” mà còn tư vấn mẹ cách chăm sóc, nghỉ dưỡng phù nhất để cân nặng thai 29 tuần đạt chuẩn ở cả những tuần kế tiếp. Hy vọng những kiến thức quan trọng này sẽ góp phần giúp cho mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện.
Nếu còn những thắc mắc nào liên quan đến kiến thức thai sản hay chăm sóc nuôi dạy con, giáo dục sớm cho trẻ, ba mẹ hãy truy cập ngay danh mục Ba mẹ cần biết tại website Monkey.edu.vn nhé!
29 Weeks Pregnant Your baby is as big as a head of cauliflower - Ngày truy cập: 20/10/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-29.aspx