Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh không mong muốn có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Có từ 2 - 10% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Liệu mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa lê được không?
Giá trị dinh dưỡng của dưa lê và công dụng đối với bà bầu
Dưa lê là loại trái cây có xuất xứ từ Ấn Độ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Theo khoa học, mỗi 150g dưa lê sẽ cung cấp 54 calo cùng 13.64g carbs, 12.18g đường, 1.2g chất xơ, 0.81g protein và các khoáng chất magie, natri, kali.
Hàm lượng cholesterol trong quả lê cực kỳ thấp. Lượng đường trong quả lê chỉ chiếm khoảng 8.12% và được đánh giá là rất thấp.
Chính nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên mẹ bầu ăn dưa lê sẽ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:
-
Giúp xương khỏe mạnh, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
-
Cải thiện làn da, bảo vệ da mẹ không bị khô, không mất nước, sản sinh collagen cho làn da khỏe mạnh, căng mọng từ bên trong.
-
Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh viêm phổi, hô hấp, nhiễm trùng, cảm lạnh.
-
Tăng thị lực, tăng sức khỏe mắt, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa thị lực.
-
Bổ sung nước và chất điện giải, giúp mẹ mau hồi phục sức khỏe, hạn chế mệt mỏi khi mang thai.
-
Điều hòa huyết áp, duy trì huyết áp ở mức ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
-
Tốt cho hệ tiêu hóa, tăng vi khuẩn có lợi trong dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột. Ở những mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì ăn dưa lê sẽ dễ dung nạp hơn các thực phẩm giàu chất xơ khác.
-
Hỗ trợ chức năng não, giúp não bộ phát triển, ngăn chứng mất trí nhớ, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập trung.
-
Ngăn ngừa ung thư.
Có thể thấy rằng, dưa lê thật sự tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đối với những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thì loại quả này có phù hợp không?
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa lê được không?
Theo nghiên cứu, lượng đường trong quả dưa lê vẫn nằm trong phạm vi cho phép đối với bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, TS.Nguyễn Thanh Chò - Người đi đầu về lĩnh vực dinh dưỡng tại Việt Nam cho biết, ăn dưa lê không làm tăng lượng đường trong máu. Chính vì thế, đáp án của câu hỏi “Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ăn dưa lê được không?” là được.
Các chuyên gia Hoa Kỳ đều khuyến khích mẹ bầu nên ăn dưa lê, nhất là những thai phụ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu. Phần sau sẽ giúp mẹ bầu biết được liều lượng ăn và cách chọn dưa lê đúng.
Những lưu ý khi ăn dưa lê đối với người bị tiểu đường thai kỳ
Biết được mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa lê được không thôi chưa đủ. Mẹ cần hiểu được cách ăn đúng để cơ thể hấp thu tối đa lợi ích mà loại quả này mang lại, chẳng hạn như:
-
Không được ăn quá nhiều dưa lê trong một ngày. Liều lượng tốt nhất dành cho mẹ là dưới 300g.
-
Không nên ăn dưa lê nếu đang gặp vấn đề tiêu hóa và cần chọn dưa lê tươi, sạch và an toàn để ăn.
-
Chọn mua quả dưa lê tươi, có cuống to, màu da đậm để ăn.
-
Không nên loại bỏ toàn bộ hạt có trong dưa lê khi ăn.
-
Chỉ được mua dưa lê có nguồn gốc rõ ràng, thời gian phun thuốc bảo vệ thực vật dưới 2 tuần.
-
Sau khi ăn, mẹ hãy kiểm tra lượng đường huyết để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc sức khỏe.
Ăn dưa lê khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất tốt cho mẹ bầu. Ngoài dưa lê, mẹ cũng nên bổ sung thêm một số loại trái cây khác trong khẩu phần ăn.
Xem thêm: Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không? - Lời khuyên từ bác sĩ
Một số loại quả nên và không nên ăn đối với bà bầu bị tiểu đường
Khi bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu hãy bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ cùng vitamin, khoáng chất từ những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp. Các loại trái cây cũng không thể vắng mặt trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Trái cây tươi là một trong các loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể mẹ bầu nhiều chất xơ. Một số loại trái cây mà mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn là:
-
Bưởi đỏ: Thành phần của bưởi đỏ chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, chất chống oxy. Mỗi ngày, mẹ nên ăn nửa trái bưởi để bổ sung lượng vitamin cần thiết, nâng cao hệ thống miễn dịch, ổn định lượng đường huyết trong máu.
-
Việt quất: Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên ăn việt quốc để bổ sung cho cơ thể chất chống oxy hóa, hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.
-
Kiwi: Quả kiwi có chứa hàm lượng lớn chất xơ, kali, vitamin C và lượng carb thấp mang đến hiệu quả điều chỉnh mức đường huyết ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
Lượng trái cây mà mẹ có thể ăn mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 15g đường. Tùy thuộc vào mức độ ngọt của trái cây mà mẹ bầu nên tăng giảm liều lượng cho phù hợp.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn trái cây gì?
Ngoài những loại trái cây mà mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn thì các loại hoa quả không nên ăn cũng cần mẹ lưu ý. Một số loại trái cây mà mẹ bầu cần tránh bao gồm:
-
Mít: Chỉ số đường huyết GI của quả mít khá cao, có thể khiến mẹ bị tăng đường huyết. Chưa kể, ăn mít dễ khiến mẹ bị nóng trong người, táo bón và nổi mụn.
-
Sầu riêng: Chỉ số đường huyết GI trong loại quả này rất cao vì nó có chứa nhiều đường. Mẹ bầu hãy hạn chế ăn sầu riêng. Nếu quá thèm, mẹ chỉ nên ăn với một lượng rất nhỏ và không được ăn thường xuyên.
-
Nhãn, vải thiều: Các loại trái cây này có chứa hàm lượng đường cao nhưng chất xơ lại ít, dễ khiến mẹ bị nóng trong người và nổi mụn.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa lê được không?”. Mẹ hãy đi khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định trong thời gian mắc bệnh nhé!
What Can I Eat If I Have Gestational Diabetes? Food List and More - Ngày truy cập: 13/04/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/gestational-diabetes-food-list
Best Fruits to Eat if You Have Diabetes - Ngày truy cập: 13/04/2022
https://www.verywellhealth.com/you-can-eat-fruit-if-you-have-diabetes-1087514