zalo
Các cách giảm ốm nghén hiệu quả nhất mẹ không nên bỏ qua
Thai kỳ

Các cách giảm ốm nghén hiệu quả nhất mẹ không nên bỏ qua

Thúy Anh
Thúy Anh

29/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các cơn ốm nghén luôn hành hạ và làm mẹ khó chịu hàng ngày. Thậm chí, bạn không thể ăn bất cứ thứ gì vì chúng. Vậy, đâu là cách giảm ốm nghén hiệu quả? Khi mẹ bị ốm nghén nặng thì phải làm sao và lúc nào cần gặp bác sĩ?

Những ai thường bị ốm nghén nặng hơn?

Trên thực tế, những bà mẹ lần đầu tiên mang bầu sẽ dễ gặp tình trạng ốm nghén nặng hơn những bà mẹ khác.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén nặng, đó là:

  • Tiền sử trong gia đình có người bị thai nghén

  • Bà bầu dễ bị nôn và say xe

  • Có tiền sử buồn nôn khi sử dụng thuốc tránh thai

  • Tình trạng béo phì (BMI>30)

  • Do vấn đề căng thẳng thần kinh

  • Tính trạng đa thai

  • Nhạy cảm với các loại thực phẩm hay mùi vị

  • Nội tiết tố với nồng độ cao

  • Thói quen ăn uống thất thường trước khi có thai 

Những ai thường bị ốm nghén nặng hơn? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy mẹ nên làm gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi ốm nghén?

Bỏ túi một số cách giảm ốm nghén khi mang thai

Bà mẹ khi mang thai chắc chắn sẽ gặp phải các triệu chứng ốm nghén và gây khó chịu cho cơ thể. Một số cách giảm ốm nghén dưới đây có thể là "cứu tinh" cho bạn lúc này.

Chế độ dinh dưỡng

Khi mang thai, mẹ bầu nên tuân theo chế độ dinh dưỡng sau để giảm ốm nghén hiệu quả. 

  • Ăn nhiều bữa nhỏ: mẹ bầu nên chia đều các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Một bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và làm giảm ốm nghén.

  • Tuyệt đối không được để cơ thể bị đói cho dù là khoảng thời gian nào trong ngày. Khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều và làm gia tăng dấu hiệu nghén. 

  • Sử dụng thực phẩm giàu chất sắt: Bổ sung thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh mỗi ngày cũng là cách trị ốm nghén khi mang thai.

  • Uống nước giữa các bữa ăn: Uống nước giữa bữa ăn này với bữa ăn khác là cách giảm ốm nghén vô cùng hiệu quả.

  • Ăn vặt: Nên mang theo thức ăn vặt bên mình như bánh quy hay hoa quả khô để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác buồn nôn. 

  • Ăn nhiều loại trái cây: Các loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong cách làm giảm ốm nghén cho bà bầu. Trong đó, loại quả nổi bật nhất là dứa và chuối. 

 Mẹ nên cố gắng bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ sinh hoạt

Một số cách giảm ốm nghén trong chế độ sinh hoạt mà mẹ bầu không nên bỏ lỡ.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Stress, mệt mỏi hay căng thẳng chính là yếu tố tác động làm cho triệu chứng nghén bầu trở nên trầm trọng hơn. Do đó, để giảm tình trạng này và giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất, bà bầu hãy cố gắng gác lại công việc và nghỉ ngơi, thư giãn.

  • Dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày: Mặc dù chỉ kéo dài khoảng 15-30 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể giúp bà bầu giảm bớt mệt mỏi và bổ sung thêm năng lượng cho những hoạt động vào buổi chiều.

  • Ngủ đủ giấc khi mang bầu: Đây cũng là một cách trị ốm nghén nhanh nhất. Vì nếu cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi với buồn nôn. Do vậy, mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm.

Ngủ đủ giấc giúp mẹ giảm ốm nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Một vài bài tập vận động lúc mang bầu sẽ giúp bạn giảm ốm nghén hiệu quả hơn.

  • Bài tập nhẹ nhàng, không nằm ì một chỗ: Sau khi thức dậy vào mỗi sáng, mẹ bầu nên nán lại một chút trước khi ra khỏi giường. Sau đó, ăn nhẹ một chút thực phẩm rồi nhanh chóng vận động cơ thể để giúp tinh thần thoải mái hơn. Khi khí huyết lưu thông sẽ là cách hết ốm nghén hiệu quả cho bà bầu.

  • Tập hít thở đúng cách: Bất kỳ lúc nào cảm thấy buồn nôn, bà bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu cho hệ thần kinh. Tiếp theo, bạn dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục hít thở nhẹ nhàng. Đây là một trong những cách làm giảm ốm nghén cho mẹ bầu được sử dụng phổ biến.

  • Bấm huyệt: Làm sao để bớt ốm nghén? Đó là sử dụng phương pháp bấm huyệt cổ tay. Một số nhà nghiên cứu cho rằng khi con người tác động đến các vị trí nhất định trên cơ thể thì não bộ sẽ giải phóng những chất hóa học tương ứng để giúp giảm buồn nôn và nôn.

Các bài tập hít thở sâu rất tốt cho mẹ lúc này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số mẹo khác

Hãy bỏ túi một vài mẹo nhỏ sau để giảm bớt tình trạng ốm nghén khi mang thai.

  • Ghi nhớ lịch trình ốm nghén: Thao tác ghi chép và theo dõi tình trạng ốm nghén sẽ giúp bạn tránh được thời gian đỉnh điểm của cơn nghén và tránh việc ăn uống vào thời gian đó. Do đó, bạn hãy lấy sổ nhật ký bầu của mình và ghi chú bắt đầu ngay từ hôm nay đi.

  • Dùng viên sắt trong ba tháng đầu: Các thực phẩm chức năng bổ sung sắt nên tránh cho đến lúc triệu chứng ốm nghén được cải thiện, bởi sắt có thể gây kích thích acid dạ dày và “khiêu khích” cảm giác buồn nôn. Còn trong trường hợp mẹ uống sắt mà không gặp vấn đề gì thì hoàn toàn có thể dùng được.

  • Tâm lý trị liệu: Cần có sự kết hợp của thầy thuốc và gia đình bà bầu để khiến tâm lý của mẹ đỡ căng thẳng hơn, giảm tình trạng nôn nghén.

Nên cân nhắc việc dùng sắt trong thời gian nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mang bầu con trai có bị ốm nghén không - Chuyên gia giải đáp

Mẹ bầu bị ốm nghén nặng phải làm sao?

Với những mẹ có biểu hiện nghén nặng nên làm gì?

Biểu hiện bà bầu ốm nghén nặng

Những triệu chứng dưới đây chứng tỏ bạn đang bị nghén nặng:

  • Cảm giác buồn nôn chiếm đa số thời gian

  • Buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, ít khi thoải mái

  • Nôn nhiều đến mức mất nước trong cơ thế

Dấu hiệu bà bầu nôn nghén nặng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách giảm ốm nghén dành riêng cho bà bầu bị nghén nặng

Làm sao để giảm ốm nghén nặng khi mang thai? Hãy tham khảo một số loại thuốc sau.

  • Thuốc kháng Histamin: đây chính là loại thuốc được biết đến và thường dùng trong những trường hợp bị thai nghén.

  • Thuốc chẹn H1: thuốc này khá hiệu quả khi thai phụ bị nôn nghén kéo dài và chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc Prochlorperazine hoặc Metoclopramide: 2 loại thuốc này được chỉ định nếu bà bầu bị nghén nặng và không giảm sau khi dùng thuốc kháng Histamin. 

Một số loại thuốc điều giảm nôn nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý: Người mang thai chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Khi nào bà bầu cần gặp bác sĩ?

Khi có những dấu hiệu sau đây, mẹ bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

  • Thai phụ bị sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

  • Thai phụ nôn nghén kéo dài sau 3 tháng đầu.

  • Thai phụ nôn nghén quá mức và không thể sinh hoạt bình thường.

  • Thai phụ nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai 

Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết Luận

Nội dung trong bài viết đã chia sẻ đến bạn một số cách giảm ốm nghén được nhiều chị em phụ nữ áp dụng hiện nay. Hy vọng qua những thông tin này, bạn có thể giảm bớt những triệu chứng khó chịu như này khi mang thai. 

Morning sickness - Truy cập ngày 29/04/2022

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/diagnosis-treatment/drc-20375260

10 tips for relieving morning sickness - Truy cập ngày 29/04/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/37757

5 Best Morning Sickness Remedies - Truy cập ngày 29/04/2022

https://www.forbes.com/health/family/best-morning-sickness-remedies/

Morning Sickness Remedies That Really Work - Truy cập ngày 29/04/2022

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/morning-sickness/morning-sickness-remedies-that-really-work/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!