Chế độ ăn uống là điều mẹ bầu cần phải lưu ý khi bị đái tháo đường thai kỳ. Hiểu được bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân sẽ giúp mẹ xây dựng được một khẩu phần ăn phù hợp, tốt cho sức khỏe.
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể gia tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai, sinh non, tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu, đa ối, nhiễm viêm đài bể thận, mổ lấy thai.
Về lâu dài, mẹ còn có nguy cơ tiến triển bệnh thành tiểu đường tuýp 2 cùng các biến chứng liên quan, nhất là biến chứng về tim mạch.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Thai nhi có mẹ bị đái tháo đường vào 3 tháng đầu có thể không phát triển, say thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh.
Các thay đổi này thường xảy ra vào tuần thai thứ 6 đến tuần thai thứ 7. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ, bé có hiện tượng tăng tiết insulin gây hiện tượng thai to quá mức.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để con tăng cân?
Thực chất, đái tháo đường thai kỳ là sự rối loạn chuyển hoá đường hay gặp ở sản phụ. Mẹ bầu mắc bệnh cần lưu ý có chế độ ăn phù hợp với thể trạng. Các loại thực phẩm sau rất cần có mặt trong khẩu phần ăn của thai phụ bị tiểu đường thai kỳ:
Nhóm tinh bột
Hầu như tinh bột khi đi vào cơ thể đều chuyển hóa thành đường glucose. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính, không thể thiếu mang đến cho mẹ sức khỏe tốt và thai nhi khỏe mạnh.
Mẹ không nên ăn quá nhiều tinh bột để tránh làm lượng đường trong máu tăng cao. Mẹ hãy sử dụng tinh bột có trong bún tươi, gạo lứt nguyên cám, gạo, bánh mì, các loại đậu và hạt,…
Nhóm chất đạm
Các thực phẩm giàu chất đạm mà mẹ cần ăn là thịt nạc, cá, trứng, đậu, sữa… với liều lượng vừa đủ với các chỉ số của cơ thể và tình trạng bệnh của mẹ.
Nhóm chất béo
Mẹ nên thận trọng khi tiêu thụ nhóm chất béo, đặc biệt là khi đang bị tăng cân quá mức. Thai phụ nên ăn thịt nạc giàu đạm từ thịt bò, thịt lớn, cá, gia cầm… Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên sử dụng dầu có nguồn gốc từ thực vật trong chế biến món ăn.
Nhóm rau củ
Ăn rau xanh là cách để mẹ bổ sung chất xơ tự nhiên tốt nhất cho cơ thể, từ đó cân bằng lượng đường huyết. Thai phụ nên ăn ít nhất 600g rau xanh mỗi ngày.
Nhóm trái cây
Nhóm trái cây có chứa lượng đường tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể. Lượng vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa trong thành phần của trái cây đều có lợi cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Hơn thế nữa, lượng nước trong trái cây chiếm đến 70% giúp bổ sung nước cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
Theo lời khuyên từ bác sĩ, bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ nên ăn đa dạng các loại trái cây. Sản phụ nên hạn chế ăn trái cây khô vì lượng đường trong thực phẩm này nhiều hơn so với trái cây tươi.
Phụ nữ mang thai nên ăn trái cây như một bữa ăn nhẹ, ăn cả quả để hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn trái cây quá 3 lần trong một ngày.
Một điều lưu ý là mẹ bầu mang thai trong 6 tháng cuối thai kỳ cần tăng thêm 350 calo mỗi ngày so với bình thường.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Bên cạnh vấn đề mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân thì thai phụ cũng cần tránh ăn các thực phẩm sau:
-
Kem, bánh kẹo, chè, trái cây ngọt vì chúng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột và nhanh chóng.
-
Hạn chế tiêu thụ nhiều đường và tinh bột xấu. Các thực phẩm này làm phá vỡ sự cân bằng hàm lượng đường trong máu, vì thế các insulin không thể chuyển hóa được hết lượng đường trong máu vào tế bào.
-
Tuyệt đối không ăn thức ăn nhanh, chiên xào, mỡ động vật, đồ ăn đóng hộp, xúc xích, mì gói.
-
Rượu bia, cà phê…
-
Nội tặng động vật, lòng đỏ trứng cũng nằm trong danh sách các thực phẩm mà mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế.
Dưới đây là thực đơn gợi ý mà sản phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo và áp dụng.
Xem thêm: 5+ dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ nhất định phải lưu tâm
Thực đơn gợi ý cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Nhằm giúp bữa ăn thêm phần đa dạng, mẹ bầu hãy cân nhắc thay đổi thực phẩm theo ngày với những gợi ý sau:
-
Bữa sáng: Phở bò, trứng chiên cùng bánh mì nguyên cám và rau salad, bún, hủ tiếu, cháo yến mạch, sữa không đường và trái cây.
-
Bữa trưa: Cơm trắng, salad gà, canh rau thịt bằm, cá hồi, súp bí đỏ, thịt gà rang, bông cải luộc, rau muống xào tỏi, canh đu đủ, trái cây.
-
Bữa phụ: Sữa chua, bánh mì bơ đậu phộng, trái cây.
-
Bữa tối: Cơm trắng, đậu hũ nhồi thịt, rau lang luộc, canh bí xanh.
Với những thông tin trên, mong rằng nỗi băn khoăn “Mang bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?” sẽ không khiến các mẹ đau đầu nữa. Mẹ hãy thăm khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn và kiểm tra sức khỏe toàn diện nhé!
what can i eat with gestational diabetes? - Truy cập ngày 20/04/2022
https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/i-have-gestational-diabetes
What Can I Eat If I Have Gestational Diabetes? Food List and More - Truy cập ngày 20/04/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/gestational-diabetes-food-list
What Should You Eat When You’re on a Gestational Diabetes Diet Plan? - Truy cập ngày 20/04/2022
https://health.clevelandclinic.org/what-should-you-eat-when-youre-on-a-gestational-diabetes-diet-plan/
Gestational diabetes diet - Truy cập ngày 20/04/2022
https://medlineplus.gov/ency/article/007430.htm