zalo
Cường giáp khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết
Thai kỳ

Cường giáp khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết

Đào Nhàn
Đào Nhàn

15/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cường giáp khi mang thai đang là nỗi lo của hầu hết các chị em phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu và còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Vậy mẹ bầu cần phải lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong kỳ sinh.

Cường giáp là gì? Nguyên nhân gây bệnh cường giáp trong thai kỳ

Cường giáp còn có tên gọi khác là tăng năng tuyến giáp. Đây là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp vào máu, từ đó gây ra những rối loạn chuyển hóa cơ thể. Tỉ lệ phổ biến của bệnh này đứng thứ 2 chỉ sau bệnh đái tháo đường. Trong đó, tỷ lệ mắc cường giáp ở phụ nữ có thai là 1/1.500.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh cường giáp khi mang thai là bệnh Basedow, xảy ra ở 0,2% phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, các hormone HCG được sản sinh ra và đạt đỉnh điểm trong khoảng 12 tuần sau khi người mẹ có bầu. Điều này gây kích thích nhẹ lên tuyến giáp và gây ra các triệu chứng cường giáp. 

Cường giáp là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ có thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hormone HCG cũng là tác nhân gây ra tình trạng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, phụ nữ mang đa thai còn có nồng độ HCG tăng cao và các triệu chứng cũng rõ rệt hơn. Khoảng 10-20% phụ nữ mang thai gặp những triệu chứng này song hầu hết đều không cần điều trị. 

Người bị nôn nghén quá nặng có thể có những triệu chứng cường giáp nhẹ, được gọi là cường giáp thai kỳ thoáng qua. Những triệu chứng đó thường tự biến mất sau tam cá nguyệt đầu tiên mà không cần điều trị nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần chẩn đoán chính xác dựa vào bệnh sử, khám thực thể và thực hiện cận lâm sàng cẩn thận.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây nên bệnh cường giáp khi đang mang thai như:

  • Rối loạn miễn dịch

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh lý tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn cũng làm tăng khả năng mắc hội chứng cường giáp trong thai kỳ.

  • Sử dụng một số loại thuốc giúp tim đập bình thường.

  • Nhiễm trùng gần tuyến giáp.

  • Các vấn đề khác về tuyến giáp: tuyến giáp phình to, sưng do nhiễm trùng hay ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

  • Nồng độ iốt cao.

Bị cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không?

Đối tượng chủ yếu mắc bệnh cường giáp là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên chắc chắn cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không là câu hỏi mà mẹ bầu nào cũng quan tâm đến. Khi bị cường giáp, nồng độ hormone thyroxin trong máu của người mẹ mang thai tăng cao, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: run tay, mắt lồi, tim đập nhanh, mạch nhanh, sinh non, hội chứng tiền sản giật hoặc thậm chí có thể bị suy tim.

Bị cường giáp khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ bị cường tuyến giáp khi mang thai có thể gặp các vấn đề trên, vậy cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các chuyên gia y tế cho biết, nồng độ hormon thyroxin trong máu người mẹ cao sẽ đi vào thai nhi cũng có thể gây ra các hiện tượng như tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, dị tật hoặc dị dạng thai nhi. 

Khoảng 1% trẻ em được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh Graves sẽ bị cường giáp sau khi sinh. Nguyên nhân bởi kháng thể kích thích tuyến giáp có thể được truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến bé. Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thậm chí tính mạng của cả mẹ và bé cũng bị đe dọa khi sinh.

Đó cũng chính là lý do mà các bác sĩ thường khuyên phụ nữ bị bệnh cường giáp không nên có thai, nhất là khi bệnh đang tiến triển nặng hơn. Để không ảnh hưởng đến thai nhi, tốt nhất cần điều trị bệnh cường giáp trước khi có thai.

Xem thêm: Xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Triệu chứng của cường giáp trong thai kỳ

Triệu chứng bệnh cường giáp khi mang thai tương tự các triệu chứng của thai kỳ bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tùy vào từng cơ địa mỗi người cũng như tình trạng bệnh khác nhau nên mỗi người bị cường giáp khi mang thai sẽ có những triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng đó có thể như:

  • Tăng, giảm cân bất thường;

  • Tim đập nhanh, mạch nhanh, thở nhanh kể cả khi nghỉ ngơi;

  • Tăng tiết mồ hôi, chịu nóng kém;

  • U, sưng đau ở cổ, lồi mắt; 

  • Mệt mỏi, mất ngủ, luôn có cảm giác bồn chồn;

  • Run rẩy, yếu cơ;

  • Tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn và mắt mờ.

Triệu chứng của bệnh cường giáp có thể giống với một số bệnh khác. Vì thế, để biết nguyên nhân chính xác và điều trị đúng cách, các mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Phương pháp điều trị cường giáp khi mang thai

Đa phần các trường hợp mắc bệnh cường giáp khi mang thai vẫn có thể sinh con khỏe mạnh bình thường nếu được điều trị và theo dõi đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc điều trị cường giáp khi mang thai còn phụ thuộc vào sức khỏe, tuổi tác, kích thước tuyến giáp và tuổi thai nhi.

Điều trị cường giáp khi mang thai để tránh nguy cơ gây hại cho thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tình trạng cường giáp nhẹ

Trường hợp thai phụ mắc bệnh cường giáp không có triệu chứng rõ ràng, kể cả khi xét nghiệm nồng độ Thyroxin trong máu thì kết quả cũng không quá cao. Do đó, trường hợp này thường sẽ không cần uống thuốc cường giáp khi mang thai, chỉ cần theo dõi bệnh chặt chẽ, giảm thiểu sự phát triển của bệnh bằng cách nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.

Tình trạng cường giáp nặng

Trường hợp bị cường giáp mang thai mức độ nặng có thể sẽ phải dùng thuốc kháng giáp liều cao nhưng cần được theo dõi thường xuyên. Nếu không kiểm soát tốt, thuốc có thể thấm vào thai nhi qua đường máu, dẫn đến suy giáp hoặc rối loạn tuyến giáp khác ở thai nhi.

Thông thường, các bác sĩ sẽ ưu tiên thuốc kháng giáp PTU liều thấp hoặc điều trị nội khoa. Nếu không thể đáp ứng với điều trị này, bác sĩ sẽ cân nhắc mổ để loại bỏ bướu tuyến giáp nhưng sẽ hạn chế vì phải sử dụng thuốc mê có thể gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, iod phóng xạ cũng là phương pháp khá nguy hiểm cho bé vì có thể phá hủy hoàn toàn tuyến giáp hoặc rối loạn tuyến giáp khi trẻ được sinh ra.

Các triệu chứng run tay, tim đập nhanh,...do cường giáp ở phụ nữ mang thai có thể được điều trị bằng thuốc chẹn beta. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc này khi thực sự cần thiết.

Một số ít trường hợp phụ nữ mang thai bị cường giáp ở mức độ nặng, khiến thai bị chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh sẽ phải phẫu thuật bỏ thai. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cần phải điều trị cho bệnh cường giáp ổn định mới có thể bỏ thai để tránh các biến chứng cấp đe dọa tính mạng của mẹ bầu.

Bị cường giáp khi mang thai nên ăn gì?

Ngoài những phương pháp điều trị phù hợp, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng hết sức quan trọng. Điều này giúp mẹ bầu giảm thiểu các triệu chứng, biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị cường giáp khi mang thai hợp lý giúp giảm các triệu chứng, biểu hiện khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết và khoa sản khuyên rằng, chế độ dinh dưỡng cho các mẹ bị cường giáp khi mang thai cần đảm bảo đủ năng lượng, gồm:

  • Chất đạm (có trong thịt động vật và các loại đậu hạt,...).
  • Acid béo Omega-3 (có trong các loại cá biển, dầu óc chó, dầu oliu, dầu hạt lanh,...).
  • Các khoáng chất quan trọng: Canxi (có trong sữa và chế phẩm); sắt (thịt, cá, trứng,...); kẽm (thịt, cá, hải sản, hạt bí ngô, hạt óc chó, hạnh nhân, ...); acid folic (các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,...); vitamin A, D, C, E,... 

Ngoài ra, mẹ bầu cần phải chú ý tránh các thực phẩm giàu I ốt như muối I ốt, rong biển, tảo, một số hải sản,...; thực phẩm có hàm lượng đường cao hoặc đường tinh chế như nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, đường,...; các thực phẩm chứa nhiều muối, đường tinh và chất béo bão hòa; các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,...

Có thể nói, cường giáp khi mang thai là bệnh rất nguy hiểm đối với các chị em phụ nữ. Monkey hy vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các mẹ bầu hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm cũng như các phương pháp điều trị và chế độ ăn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe khi bị cường giáp.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!