zalo
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu chi tiết nhất không nên bỏ qua
Thai kỳ

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu chi tiết nhất không nên bỏ qua

Đào Nhàn
Đào Nhàn

05/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn thai nhi hình thành, phát triển đầy đủ cơ quan bộ phận. Đặc biệt đây cũng là lúc sức khỏe thai nhi yếu nhất, dễ dàng bị chịu ảnh hưởng từ những tác động rất nhỏ. Vì vậy, chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu phải cần cẩn thận trong mọi vấn đề.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Sự thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, chúng ta cần hiểu rõ về sự thay đổi về sinh lý của cả mẹ và thai nhi trong 3 giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này.

Sự thay đổi của bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mang thai 3 tháng đầu, hầu hết các thai phụ đều xuất hiện các dấu hiệu thay đổi, chỉ có một số ít trường hợp là không có triệu chứng. Một số dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu điển hình có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi: Đây là triệu chứng mang thai rất phổ biến, khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và có cảm giác thèm ngủ. 

  • Ngực thay đổi: Khi mang thai, ngực có dấu hiệu thay đổi như núm vú nhô ra, màu sẫm lại và đau tức hơn trước đây. 

  • Nhạy cảm với các loại mùi: Khi mang thai, khứu giác của thai phụ trở nên nhạy cảm hơn, dễ dàng nhận biết các loại mùi xung quanh. Có những mùi khiến mẹ bầu thích và muốn ngửi mãi nhưng cũng có mùi lại gây cảm giác buồn nôn, nôn.

  • Buồn nôn và nôn: Đây là một trong những triệu chứng cực kỳ phổ biến của người mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone và cảm giác căng thẳng khi mang thai.

  • Đi tiểu nhiều: Do nồng độ hormone hCG tăng lên khi mang thai khiến lưu lượng máu đến xương chậu và thận gia tăng. Điều này khiến cho mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn so với bình thường. Càng gần đến lúc sinh, tình trạng tiểu nhiều sẽ càng tăng lên.

Từ những dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu này, chúng ta sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu, giúp giảm triệu chứng ốm nghén và khỏe mạnh hơn. Sau khi trải qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, những dấu hiệu mang thai này sẽ giảm dần và hết hẳn. 

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu khi mang thai là giai đoạn phôi thai làm tổ và phát triển. Cấu tạo của phôi thai gồm 3 lớp:

  • Lớp nội bì: Đây là lớp trong cùng, tiếp xúc với phôi sẽ phát triển thành gan, phổi và hệ tiêu hóa.

  • Lớp trung bì: Là lớp ở giữa, hình thành nên tim, thận, các cơ, xương và cơ quan sinh dục.

  • Lớp ngoại bì: Lớp ngoài cùng, tạo thành da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh.

Thai nhi 3 tháng đầu còn rất bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, kích thước của phôi thai chỉ đạt 1-2mm. Lúc này, chất dinh dưỡng được đưa vào nuôi phôi thai hoàn toàn lấy từ cơ thể mẹ. Đến khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu có tim thai.

Sau đó, các cơ quan, bộ phận của thai nhi sẽ được hình thành và phát triển đầy đủ cho đến cuối giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, trọng lượng thai nhi lúc này chỉ khoảng 14 gam và nhỏ như quả mận. Vì vậy, bụng của bà bầu 3 tháng đầu vẫn chưa lộ rõ lắm nếu không để ý kĩ.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Các vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc bà bầu ba tháng đầu chính là thời điểm siêu âm, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt phù hợp.

Những thời điểm khám thai quan trọng bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý

Các mốc siêu âm 3 tháng đầu bà bầu cần nhớ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu có thai, bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng như:

  • Siêu âm khi thai nhi được 6-8 tuần tuổi: Có thể nói đây là thời điểm siêu âm đầu tiên của mọi bà bầu để xác nhận chắc chắn mình có mang thai hay không. Nếu mang thai, bác sĩ siêu âm sẽ xác định tình tuổi thai, tình trạng phát triển và đã có tim thai hay chưa.

  • Siêu âm khi thai nhi được 11-13 tuần tuổi: Đây là thời điểm khám thai cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Bởi các dị tật bẩm sinh về bất thường nhiễm sắc thể như: Hội chứng Down, Edwards và Patau sẽ được phát hiện chính xác thông qua phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy hoặc xét nghiệm Doubtest. Nếu phát hiện ra những bất thường gì, mẹ bầu cần giữ bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là việc làm quan trọng khi chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu. Điều này nhằm đảm bảo mẹ bầu có đủ sức khỏe để làm việc, đồng thời cung cấp dưỡng chất nuôi thai nhi phát triển tốt. 

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất:

  • Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic có tác dụng giúp phòng tránh nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh, nứt cột sống. Mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung các loại đậu, gan, bông cải xanh, măng tây, trứng, trái cây họ cam quýt, quả mọng,...để bổ sung axit folic cho cơ thể.

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: chuối, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, cá ngừ, cá hồi, thịt bò,... Các loại thực phẩm này có tác dụng giảm bớt tình trạng ốm nghén.

  • Sắt: Bổ sung sắt cho bà bầu để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như thịt nạc, nội tạng, các loại đậu, hạt bí ngô, cải bó xôi,...

  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa: Đây là nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu như đạm, chất béo, canxi, vitamin,.... 

  • Các loại thịt: Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm,...sẽ là nguồn cung cấp protein và sắt dồi dào cho bà bầu.

  • Các loại rau, củ và trái cây: Nguồn thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,...không chỉ mang lại cho mẹ bầu cảm giác ngon miệng mà còn phòng ngừa nguy cơ táo bón khi mang thai hiệu quả.

Đồ uống có cồn, chất kích thích bà bầu nên tránh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những thực phẩm nên ăn còn có một số loại thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi, thậm chí là sảy thai mà mẹ bầu cần tránh. Cụ thể:

  • Các loại thực phẩm gây co bóp tử cung, gia tăng nguy cơ sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, ngải cứu, cam thảo, rau sam, mướp đắng...

  • Sữa chưa tiệt trùng: Trong thực phẩm này có chứa các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng nhiễm trùng thai kỳ giai đoạn 3 tháng đầu có thể khiến thai nhi bị dị tật nên bà bầu cần tuyệt đối tránh thực phẩm này.

  • Trứng, thịt,..chưa chế biến chín: Thai phụ ăn các loại thực phẩm chưa chín có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn salmonella, gây hại cho thai nhi.

  • Đồ uống có cồn, caffein,...Các loại thực phẩm này sẽ gia tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi bị dị tật thần kinh trong khi mẹ bầu có thể bị suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày,...

Ghi nhớ các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn trên đây, Monkey tin chắc rằng quá trình chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu sẽ đơn giản và an toàn hơn rất nhiều.

Giữ gìn sức khỏe và tinh thần thoải mái cho bà bầu 3 tháng đầu

Cùng với chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt giúp duy trì sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu. Để làm được điều đó, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý tránh một số việc làm không tốt cho sức khỏe như:

  • Mang vác đồ quá nặng, làm việc quá sức

  • Chạy nhảy, đặc biệt là ở những nơi trơn trượt sẽ tiềm ẩn nguy cơ ngã sảy thai.

Bà bầu 3 tháng đầu nên vận động nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay vào đó, chúng ta có thể lựa chọn một số bài tập vận động vừa sức như tập yoga với các tư thế đơn giản, đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng,... Khi làm việc cần chú ý đến thời gian nghỉ ngơi, tránh để tình trạng mất sức dẫn đến suy nhược cơ thể sẽ làm tổn hại đến bé.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng đến việc làm sao có thể chăm sóc thai nhi tốt nhất. Sự lo lắng thái quá khiến tâm trạng của bà bầu không được thư giản, thoải mái cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển của thai nhi. Điều nên làm là mẹ hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất bằng cách nghe nhạc vui, trò truyện, tâm sự với những người xung quanh,...

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cần lưu ý gì để phòng tránh sảy thai

Như chúng ta đã biết, giai đoạn mang thai 3 tháng đầu không hề đơn giản chút nào bởi xung quanh có rất nhiều yếu tố tác động có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cần hết sức lưu ý.

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu để không bị sảy thai

Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu để phòng ngừa nguy cơ sảy thai như:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm thiếu lành mạnh: Có nhiều loại thực phẩm không chỉ gây dị tật thai nhi mà còn làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai. Cụ thể:

    • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,...

    • Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn.

    • Đồ ăn mặn

    • Đồ ăn chưa chế biến chín,...

  • Tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ: Không chỉ 3 tháng đầu mà trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật cho thai nhi, thậm chí là sảy thai.

  • Tránh quan hệ tình dục: mẹ có tiền sử bị sảy thai, động thai hoặc khi thấy các hiện tượng như rỉ ối, đau, chảy máu âm đạo, các cơn co tử cung thì không nên quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu.

  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, gây đột biến gen,...

  • Những hoạt động cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu:

    • Hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích

    • Thức khuya, làm việc quá sức

    • Tắm bồn và tắm nước quá nóng

    • Sử dụng các loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa gia dụng chứa thành phần hóa học, nguồn gốc không rõ ràng.

Cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ vô cùng nhạy cảm, chỉ cần có những tác động nhỏ từ bên ngoại cũng đủ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Đặc biệt là với các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao bị sảy thai như:

  • Mẹ bầu có tiền sử mang thai khó, sảy thai hoặc sinh con bị dị tật,...

  • Phụ nữ mang thai khi tuổi cao ngoài 35

  • Người sử dụng thuốc, chất kích thích gây hại cho sức khỏe

  • Người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

  • Người quá béo hoặc quá gầy

Bà bầu 3 tháng đầu bị đau bụng cần đi khám ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố khiến mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng sảy thai cao. Vì vậy, khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ cần lưu ý và đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Âm đạo ra máu đỏ hoặc đen, máu cục hoặc có thể lẫn dịch nhầy

  • Bụng dưới đau co thắt

  • Bụng đau co thắt kèm hiện tượng chuột rút

  • Đau lưng

Như vậy, qua những chia sẻ trên đây đã giúp cho các bạn biết cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu an toàn, khoa học để phòng ngừa nguy cơ sảy thai. Không chỉ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất mà cả trong suốt thai kỳ, Monkey đều hi vọng các mẹ bầu sẽ chăm sóc tốt cho bản thân, đón bé chào đời an toàn và khỏe mạnh nhất.

Health Tips for Pregnant Women - Ngày truy cập: 4/07/2022

https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/healthy-eating-physical-activity-for-life/health-tips-for-pregnant-women

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!