Tiểu đường xuất hiện trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hai mẹ con. Nắm rõ những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối
Tuyến tụy là cơ quan sản xuất ra insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu. Khi mang thai, nhu cầu về năng lượng của cơ thể mẹ tăng cao nên lượng đường đòi hỏi phải nhiều hơn.
Cơ thể mẹ khi đó sẽ tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin nhằm giải quyết lượng đường tăng cao đó. Trên thực tế, không phải cơ thể của thai phụ nào cũng được thuận lợi như thế.
Trong suốt giai đoạn mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển khiến việc tiết insulin bị ảnh hưởng. Các loại nội tiết này cũng gây ra một số rủi ro, được coi là một kháng insulin. Lúc ấy, tuyến tụy không sản sinh đủ insulin cần thiết khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Biến chứng nguy hiểm nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ vào tam cá nguyệt thứ 3
Đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh khá nguy hiểm đối với mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Đối với mẹ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối sẽ tăng tỷ lệ sinh non. Mẹ phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, lưu thai, đa ối, vấn đề liên quan đến thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, mẹ còn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng bao gồm:
-
Cao huyết áp gây tiền sản giật và sản giật, tai biến mạch máu não…
-
Sinh non do kiểm soát glucose huyết muộn, tăng huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng tiết niệu.
-
Nhiễm khuẩn niệu, viêm đài bể thận cấp dẫn đến sinh non, nhiễm trùng ối…
-
Ảnh hưởng đến thận làm mất chức năng bài tiết, ảnh hưởng đến thị lực, thần kinh…
Mang thai bị đái tháo đường, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ tháng cuối chẳng những gây nhiều biến chứng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với thai nhi
Thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ tháng cuối sẽ xuất hiện các tình trạng:
-
Thai to quá mức.
-
Các bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
-
Các biến chứng ở thai nhi khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ tuần 27, tiểu đường thai kỳ tuần 32, tiểu đường thai kỳ tuần 34, tiểu đường thai kỳ tuần 36, tiểu đường thai kỳ tuần 38 là tăng hồng cầu, vàng da, bệnh lý liên quan đến đường hô hấp… ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ vào tam cá nguyệt thứ ba nhưng phổ biến nhất là một số đối tượng được chia sẻ ở phần sau.
Những ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ từ tuần 27?
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đã tăng lên 20% vào năm 2017. Các đối tượng có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ có thể kể đến là:
-
Người béo phì: Mẹ bầu có BMI trước khi mang thai trên 25 sẽ có tình trạng kháng insulin, tăng tiết insulin làm rối loạn chuyển hóa glucose.
-
Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường.
-
Người từng sinh con trên 4kg.
-
Có tiền sử bất thường về dung nạp glucose.
-
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
-
Mẹ có tiền sử sản khoa bất thường như thai lưu không rõ nguyên nhân, sinh con bị dị tật bẩm sinh, từng bị tiền sản giật, sinh non…
-
Mẹ có hội chứng buồng trứng đa nang.
Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp phụ nữ mang thai điều trị và ngăn ngừa biến chứng. Vậy đâu là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối?
Những dấu hiệu mẹ bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Không phải mẹ bầu nào cũng có khả năng và sự nhạy cảm để phát hiện được mình đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đa phần các sản phụ chỉ biết mình mắc bệnh sau khi thăm khám và tầm soát bệnh. Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ tháng cuối mà mẹ có thể gặp bao gồm:
-
Đi tiểu nhiều: Hàm lượng Glucose trong máu quá cao, cơ thể không thể chuyển hóa hết nên thận phải hoạt động hết công suất để đẩy hết lượng glucose dư thừa ra ngoài. Chính vì thế, thai phụ sẽ đi tiểu nhiều hơn mức bình thường.
-
Thường xuyên khát nước: Việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu nước, đòi hỏi phải bổ sung thường xuyên. Do vậy, mẹ luôn cảm thấy khát nước và muốn uống nước nhiều hơn nhằm bù đắp phần hao hụt này.
-
Viêm nhiễm vùng kín, nhiễm nấm men, vùng kín đau rát khi đi tiểu, chảy dịch, có mùi khó chịu. Tình trạng này thường kéo dài, khó điều trị dứt điểm dù mẹ bầu có dùng dung dịch chuyên dụng vệ sinh sạch sẽ.
-
Mệt mỏi, sụt cân nhanh: Lượng insulin trong cơ thể không được sản xuất đủ cho quá trình chuyển hóa thành năng lượng nên mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, đói bụng, thèm ăn.
-
Mờ mắt trong thời gian ngắn do cơ thể phản ứng khi hàm lượng glucose trong máu đột ngột tăng cao. Tuy tình trạng này hiếm gặp nhưng mẹ bầu cũng nên hết sức lưu ý.
-
Các dấu hiệu khác như mẹ ăn uống khó kiểm soát, nước tiểu có kiến bu vào, các vết thương hoặc trầy xước hở khó lành.
Tuy khó nhận biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nhưng mẹ hãy chú ý lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm. Khi xuất hiện các tình trạng trên, mẹ bầu nên làm gì?
Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ là gì? - Lưu ý quan trọng mẹ cần biết
Mẹ cần làm gì nếu bị tiểu đường trong 3 tháng cuối?
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng. Do đó, nếu phát hiện mình bị tiểu đường thai kỳ, mẹ cần:
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn nhiều chất xơ, calo, chất đạm và ăn ít chất béo, tinh bột. Lượng chất béo dung nạp từ thức ăn không được chiếm quá 30%. Nên chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn mỗi ngày
-
Không nên ăn các loại thức ăn nhanh như xúc xích, đồ hộp, đồ ngọt, thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, xôi, bánh mì trắng…
-
Uống đủ nước, đặc biệt là nước khoáng, nước lọc, thỉnh thoảng nên uống trà xanh pha loãng thay nước lọc. Tránh xa nước ép trái cây, sinh tố vì chúng có chứa nhiều đường, khiến đường huyết tăng nhanh.
-
Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
-
Cần ngủ đủ giấc, giữ cho cơ thể luôn thoải mái, tránh căng thẳng, không được thức khuya.
-
Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.
-
Thăm khám bác sĩ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sau khi sinh bé từ 6 đến 12 tháng, duy trì lịch khám sau khi sinh từ 1 đến 3 năm.
-
Cho bé bú sữa mẹ ngay sau khi sinh để kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm cân, giảm nguy cơ bị tiểu đường type 2 trong tương lai.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu nắm được những thông tin về dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Mẹ hãy kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập khoa học để hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh nhé!
What Might Go Wrong in the Third Trimester? - Truy cập ngày 20/04/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-complications
Gestational diabetes - Truy cập ngày 20/04/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
Gestational Diabetes Signs, Symptoms, Test, Treatment, Complications, and Diet - Truy cập ngày 20/04/2022
https://www.medicinenet.com/gestational_diabetes/article.htm
Pregnancy if You Have Diabetes - Truy cập ngày 20/04/2022
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/diabetes-pregnancy