zalo
Tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ là gì? - Lưu ý quan trọng mẹ cần biết
Thai kỳ

Tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ là gì? - Lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Thúy Anh
Thúy Anh

19/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nắm được các tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu nhận biết sớm tình trạng bệnh. Khi có các yếu tố nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần được sàng lọc ngay trong lần khám thai đầu tiên để bảo vệ sức khỏe.

Đái tháo đường thai kỳ và những điều mẹ cần biết

Theo thống kê, cứ 7 thai phụ thì sẽ có một người bị đái tháo đường thai kỳ. Căn bệnh này chẳng những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn nguy hại đến quá trình phát triển của thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, đái tháo đường thai kỳ là tình trạng cơ thể bị rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Bệnh khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu trong lúc người mẹ mang thai. 

Do bệnh thường không có triệu chứng nên sẽ khó bị phát hiện. Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau 6 tuần kể từ khi mẹ sinh em bé.

Đái tháo đường thai kỳ là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những biến chứng của tiểu đường thai kỳ 

Mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe thai phụ và cả em bé:

  • Tăng huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật đe dọa đến tính mạng.

  • Sinh mổ: Em bé quá to nên mẹ không thể sinh thường.

  • Sinh non, sảy thai tự nhiên.

  • Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • Bị bệnh tiểu đường trong tương lai, bệnh tái lại trong lần mang thai tiếp theo hoặc khi về già.

  • Thai to, tăng trưởng quá mức: Hàm lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường ở cơ thể mẹ sẽ khiến thai nhi phát triển quá nhanh, cân nặng khi sinh quá to, thường trên 4kg. Thai lớn dễ gặp chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.

  • Sinh non: Mẹ bị tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh con trước ngày dự sinh hoặc mẹ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé quá lớn.

  • Khó thở nghiêm trọng, hộ chứng suy hô hấp ở trẻ sinh non.

  • Hạ đường huyết: Em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ đối mặt với tình trạng lượng đường huyết thấp ngay khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn khiến bé bị co giật.

  • Dị tật bẩm sinh.

  • Trẻ tử vong sau khi sinh vài giờ.

  • Vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu.

  • Nguy cơ trẻ bị tiểu đường tuýp 2, béo phì khi trưởng thành.

  • Thai chết lưu.

Bệnh gây ra nhiều biến chứng đối với thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, xét nghiệm chẩn đoán đường bệnh là biện pháp hữu hiệu giúp kiểm soát tình trạng này.

Thời điểm chẩn đoán đường huyết thai kỳ

Đối với những phụ nữ mang thai có yếu tố nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ tại lần khám thai đầu tiên. 

Trường hợp mẹ bầu xét nghiệm vào tam cá nguyệt thứ nhất thì sẽ được sử dụng những tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ như người bình thường, tức là bỏ tiêu chuẩn về HbA1c.

Ở những sản phụ có yếu tố nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ như trên 35 tuổi, thừa cân, béo phì, có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, sinh con lớn hơn 4kg, đa nang buồng trứng, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, gia đình có tiền sử người bị tiểu đường, đường niệu thì mẹ sẽ được chỉ định xét nghiệm bệnh từ lần khám thai đầu tiên.

 Thời điểm chẩn đoán đường huyết thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với những sản phụ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó, mẹ sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở tuần thai thứ 24 đến 28.

Sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sau khi sinh từ 4 đến 12 tuần sẽ phải thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự (bền vững). Phương pháp thực hiện là dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống cùng các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai thích hợp trên lâm sàng. 

Các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường được sử dụng như đối với người bình thường, tức không áp dụng tiêu chuẩn về HbA1c.

Phụ nữ có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện sự tiến triển của bệnh ít nhất mỗi 3 năm một lần. Đối với phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ và được phát hiện có tiền sử tiểu đường sau đó thì cần được điều trị, can thiệp lối sống tích cực hoặc metformin nhằm phòng tránh bệnh.

 Người có tiền sử bị bệnh nên xét nghiệm lại ít nhất 3 năm 1 lần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ uống nước cam được không? Cần lưu ý gì?

Những tiêu chuẩn nào giúp chẩn đoán đường huyết thai kỳ?

Một số tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện:

Xét nghiệm dung nạp đường

Phương pháp 1 bước (one-step strategy)

Nghiệm pháp dung nạp 75g glucose đường uống (75g OGTT) được thực hiện bằng cách đo nồng độ glucose huyết tương trong lúc đói và các thời điểm 1 giờ, 2 giờ vào tuần thứ 24 đến 28 thai kỳ đối với thai phụ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống cần được thực hiện vào buổi sáng lúc đói. Mẹ cần nhịn đói qua đêm trước đó ít nhất 8 giờ. Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ, mẹ sẽ được kết luận mắc bệnh nếu bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:

  • Đường máu lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

  • Đường máu ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

  • Đường máu ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

 Phương pháp 1 bước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp 2 bước (two-step strategy)

  • Bước 1: Uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50 gam (glucose loading test: GLT). Mẹ uống 50g glucose (trước đó không nhịn đói) và đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ vào tuần thứ 24 đến 28 thai kỳ đối với thai phụ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó.

  • Nếu mức glucose huyết tương là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống thì tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.

  • Bước 2: Nghiệm pháp dung nạp 100g glucose đường uống (100-g OGTT). Mẹ nhịn đói và ống 100 gam glucose được pha trong 250ml - 300ml nước, glucose huyết được đo vào lúc đói tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau khi uống

 Phương pháp 2 bước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tổng phân tích nước tiểu

Các chỉ số trong tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ bao gồm:

Glucose

Đây là một loại đường có trong máu. Ở người bình thường, trong nước tiểu sẽ không có hoặc chứa rất ít glucose. Nếu lượng đường trong máu tăng cao, bệnh tiểu đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có khả năng được tìm thấy trong nước tiểu nếu thận có bệnh hoặc bị tổn thương.

  • Chỉ số glucose cho phép là 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.

  • Nếu mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt trước khi xét nghiệm thì sự xuất hiện của glucose trong nước tiểu là điều bình thường.

  • Nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ 2 cao hơn lần đầu thì đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

  • Nếu mẹ có triệu chứng mệt mỏi, sụt cân, luôn khát nước thì cần đến bác sĩ để được kiểm tra đường huyết.

 Nếu bệnh tiểu đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ketone

Đây là chỉ số thường xuất hiện ở các bệnh nhân tiểu đường, người nghiện rượu, đối tượng có chế độ ăn ít chất carbohydrate, hoặc người suy nhược cơ thể.

  • Chỉ số Ketone cho phép là 2.5-5.0mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. 

  • Người bình thường không có, phụ nữ mang thai có nhưng ở mức độ thấp.

  • Ketone là chất được thải ra ở đường tiểu, cảnh báo mẹ bầu và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tiểu đường. Khi phát hiện chỉ số này kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn thì thai phụ có thể được bác sĩ chỉ định truyền dịch và uống thuốc.

  • Để giảm lượng Ketone thì mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn, tuyệt đối không được bỏ bữa.

 Chỉ số ketone thường xuất hiện ở các bệnh nhân tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số chỉ số xét nghiệm khác bác sĩ có thể chỉ định để chẩn đoán đường huyết thai kỳ như:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: TSH, FT4, FT3 hoặc T3.

  • Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, Triglycerides lúc đói.

  •  SGOT, SGPT Protid máu.

  • GFR ước đoán, Creatinin máu.

  • HbA1c (thực hiện xét nghiệm lại mỗi 3-6 tháng)

  • Xquang ngực thẳng, điện tâm đồ.

  • Khám đáy mắt (Nếu mẹ có điều kiện chụp hình màu võng mạc), xét nghiệm được thực hiện từng năm.

 Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ cập nhật nhiều kiến thức hữu ích về các tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ. Nếu bị chẩn đoán mắc bệnh, thai phụ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Glucose testing – screening for gestational Diabetes - Truy cập ngày 19/04/2022

https://www.pregnancyinfo.ca/your-pregnancy/routine-tests/glucose-testing/

Glucose Screening and Glucose Tolerance Test - Truy cập ngày 19/04/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/prenatal-testing-glucose-screening-glucose-tolerance-test/

Glucose tolerance test - Truy cập ngày 19/04/2022

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/glucose-tolerance-test/about/pac-20394296

Glucose screening tests during pregnancy - Truy cập ngày 19/04/2022

https://medlineplus.gov/ency/article/007562.htm#:~:text=Most%20pregnant%20women%20have%20a,not%20have%20the%20screening%20test.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!