zalo
Thiểu ối khi mang thai: Mẹ cần làm gì?
Thai kỳ

Thiểu ối khi mang thai: Mẹ cần làm gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

22/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với thai nhi. Tình trạng dịch ối quá ít hay quá nhiều đều tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến thai nhi. Nếu mẹ bầu chẳng may bị thiểu ối, thai nhi có thể bị thiểu sản phổi, khoèo chi, chèn ép dây rốn. Nắm được khái niệm, dấu hiệu cùng cách điều trị sẽ giúp mẹ bầu biết cách xử lý khi gặp trường hợp này.

Thiểu ối là gì?

Thiểu ối là tình trạng lượng nước ối ít hơn so với mức sinh lý bình thường. 

Lượng nước ối đạt chuẩn đối với phụ nữ mang thai trong từng giai đoạn như sau:

  • Thai khoảng 10 tuần tuổi: Xấp xỉ 30ml.

  • Thai 34 - 36 tuần tuổi: Xấp xỉ 1000ml.

  • Thai 40 tuần tuổi: Xấp xỉ 800ml.

Khi xét nghiệm, chỉ số ối AFI <5cm, màng ối còn nguyên vẹn. Bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ như chèn ép dây rốn, thiểu sản phổi, khoèo chi,...

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu ối bao gồm:

  • Mẹ bầu mắc một số bệnh lý như: Tiền sản giật, tăng huyết áp, bệnh lý gan thận, hóa xạ trị ung thư, dùng thuốc prostaglandin,...

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Uống ít hơn 2 lít nước mỗi ngày, ăn uống thiếu chất, kén ăn, chán ăn.

  • Chế độ sinh hoạt không phù hợp: Lao động quá nặng dẫn đến kiệt sức.

  • Một số trường hợp khác: Mang song thai, đa thai, thai quá ngày sinh dự kiến.

Thiểu ối là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây ra thiểu ối

Các nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là:

Nguyên nhân từ phía mẹ

  • Mẹ có các rối loạn như: Tiền sản giật, cao huyết áp mãn tính, rau bong non, huyết khối rối loạn,... khiến tử cung rau thai thuộc tử cung bị suy giảm.

  • Mẹ uống thuốc trong thai kỳ như: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc chống viêm không steroid.

  • Mẹ có chế độ ăn uống không hợp lý: Hút thuốc lá, kén ăn,... gây thiếu oxy dẫn đến suy tuần hoàn thai nhi, giảm cung lượng máu qua thận và phổi của thai. Từ đó dẫn đến thiếu ối.

Nguyên nhân từ phía thai

  • Nhiễm sắc thể bất thường như lệch bội.

  • Thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

  • Nhiễm trùng màng ối do thai nhi bất sản ở hiệu tiết niệu

  • Thai quá ngày dự kiến sinh.

  • Thai bị dị tật: Đặc biệt là những dị tật làm giảm sản xuất nước tiểu.

  • Thai chết lưu.

  • Thai bị bất sản thận 2 bên, thận đa nang hoặc thận nhiều nang, tắc nghẽn niệu quản, hội chứng van niệu đạo sau, suy chức năng thận.... 

Nguyên nhân do phần phụ của thai

  • Nhồi máu bánh nhau: Do chức năng tử cung, bánh nhau bị suy giảm dẫn đến thai chậm phát triển, nguy hiểm hơn là cạn ối.

  • Vỡ ối sớm, vỡ ối non: Do màng ối bị rách, nước ối từ vị trí rách tràn ra ngoài dẫn đến thiếu ối. 

  • Hội chứng truyền máu thai nhi trong song thai.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu ối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiểu ối có nguy hiểm không?

Ngoài những nguyên nhân trên, khoảng 30% trường hợp phụ nữ mang thai bị thiếu ối không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Thiểu ối có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng và độ tuổi thai để các bác sĩ kết luận được bệnh có ảnh hưởng nhiều hay ít.

  • Thiểu ối 3 tháng đầu thai kỳ hoặc vài tuần sau đó: Thai có khả năng chết lưu, sảy thai, chức năng phổi của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

  • Thiểu ối 3 tháng cuối hoặc thiểu ối tháng cuối thai kỳ: Thai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sinh non. Ngôi thai ngược gây khó sinh cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai sẽ được theo dõi sức khỏe chặt chẽ và có thể được truyền nước nhằm bổ sung dịch ổi. 

  • Thiểu ối giai đoạn cuối thai kỳ: Mẹ dễ bị vỡ ối sớm. Do đó, mẹ cần theo dõi tình trạng của bản thân để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Theo dõi sự phát triển của thai nhi để có phương án sinh phù hợp.

Triệu chứng và chẩn đoán mẹ bầu bị thiểu ối

Mẹ có thể tự nhận biết tình trạng của bản thân thông qua các đặc điểm bên ngoài như:

  • Kích thước vòng bụng tăng chậm hơn so với tuổi thai.

  • Cảm nhận rõ hơn về chuyển động của thai nhi.

  • Đôi lúc đau bụng do thai máy, đạp gây ra các cơn co thắt.

  • Ở những tháng cuối, thai đạp ít hơn.

Ngoài ra, khi thăm khám, bác sĩ sẽ kết luận mẹ bị thiếu ối dựa vào:

  • Số đo chiều cao và tử cung thấp hơn bình thường so với tuổi thai.

  • Sử dụng thủ thuật của Leopold: Phần thai nằm sát bụng nhưng không thấy nước ối.

  • Siêu âm: Là phương pháp đánh giá chính xác nhất do có thể quan sát được lượng nước ối và những bất thường của thai.

 

Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào dấu hiệu lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, triệu chứng ra nước âm đạo nhằm phân biệt với tình trạng rỉ ối. 

Các triệu chứng mẹ bị thiếu ối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý đối với phụ nữ mang thai bị thiếu ối

Khi ối bị thiểu, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Các biện pháp điều trị bệnh thiếu ối

Bệnh được điều trị tùy theo nguyên nhân. Mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì thế mà cách xử lý cũng khác nhau. Các bước điều trị cụ thể là:

  • Khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, xét nghiệm dịch âm đạo nhằm loại trừ trường hợp rỉ ối, vỡ ối.

  • Siêu âm tiền sản để phát hiện bệnh lý bào thai như loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu.

  • Siêu âm tim thai, Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa), monitor sản khoa nếu có dấu hiệu thai chậm phát triển trong tử cung.

Trường hợp thai chưa đủ 35 tuần tuổi

Nếu không phát hiện các bất thường ở thai như dị dạng bẩm sinh lớn hoặc chỉ bị suy, tắc một phần tuần hoàn tử cung - rau thai. Mẹ sẽ được chỉ định nghỉ ngơi hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt.

Nếu thai bị dị tật bất thường dẫn đến thiếu ối, bác sĩ thường chỉ định đình chỉ thai. Trong trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh, thai phụ nên thường xuyên thăm khám để theo dõi tình hình phát triển của thai, tránh tình trạng suy thai.

Trường hợp thai từ 35 tuần 

Nếu qua thăm khám phát hiện nhịp tim thai chậm hoặc Dip biến đổi, thai phụ được chỉ định mổ cấp cứu. Nếu nhịp tim thai bình thường, mẹ sẽ được kiểm tra chỉ số bishop để xác định thời gian sinh phù hợp.

Trường hợp thiếu ối khi chuyển dạ

Nếu mẹ thiếu ối trong thời gian chuyển dạ phải được xử lý nhanh, tránh gây ngạt cho thai nhi ảnh hưởng đến bé sau này.

Biện pháp cải thiện tình trạng thiểu ối tại nhà

Mẹ hãy tham khảo một số cách khắc phục tình trạng tại nhà như sau:

  • Uống nhiều nước để giúp tăng sản xuất dịch ối, cải thiện ối nhanh chóng. Mẹ hãy uống khoảng 2l nước mỗi ngày, chia thành nhiều ngụm nhỏ, uống đều trong ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống nước dừa, cam, mía, cóc, ổi,...

  • Ăn quả mọng nước, rau xanh như dưa hấu, dâu tây, cà chua, súp lơ, nho, củ cải… để bổ sung nước cho cơ thể, tăng dịch ối, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.

  • Tránh ăn thực phẩm gây mất nước như rau mùi tây, cải xoong, bồ công anh, cần tây, nước râu ngô, cà phê,… cùng các chiết xuất từ chúng.

  • Tập các bài nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội với cường độ khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày. Điều này giúp mẹ có thể lưu thông máu dễ dàng, tăng sức đề kháng.

  • Nên ngủ nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt hơn, từ đó cải thiện được lượng nước ối bị thiếu.

Mẹ nên uống đủ nước để cải thiện tình trạng này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Phù thai là bệnh gì? Ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Phòng ngừa thiếu ối như thế nào?

Để phòng ngừa ối bị thiểu khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ những điều sau:

  • Điều trị dứt điểm hoặc ổn định các bệnh lý nội khoa trước khi mang thai.

  • Đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Có thói quen uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống trung bình khoảng 2l nước (bao gồm nước khoáng, nước trái cây, canh rau) để phòng ngừa bệnh, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Mẹ nên khám thai định kỳ để phòng, ngừa bệnh sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong hành trình mang thai, có nhiều vấn đề mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để bảo vệ sức khỏe con trẻ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng thiểu ối. Đây là tình trạng thật sự rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai kỳ. Mẹ bầu hãy đi khám thai thường xuyên để phát hiện sớm thiếu ối nhằm có hướng xử lý kịp thời, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Mesothelioma - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mesothelioma/symptoms-causes/syc-20375022

Mesothelioma - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.nhs.uk/conditions/mesothelioma/

Mesothelioma - Truy cập ngày 28/06/2022

https://en.wikipedia.org/wiki/Mesothelioma

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!