zalo
Phù thai là bệnh gì? Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?
Thai kỳ

Phù thai là bệnh gì? Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Thúy Anh
Thúy Anh

21/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo thống kê, tỷ lệ thai phụ mắc bệnh phù thai trong quá trình mang thai rất thấp. Bệnh chỉ xảy ra với tỉ lệ 1/1000 tức là trong 1000 mẹ bầu chỉ có duy nhất một người nhiễm phải. Tuy tỉ lệ xảy ra rất thấp nhưng mức độ nguy hiểm thì khôn lường. Vậy phù thai là gì?

Hiện tượng phù thai là gì?

Hiện tượng phù thai là sự tích lũy các các dung dịch lỏng bên cạnh các mô cơ quan trong cơ thể như: Tim, gan, phổi, da,...Lâu dần dẫn đến tình trạng tràn dịch phổi, tràn dịch tim, tích nước phù da. 

Bệnh thường được phát hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc cuối thai kỳ. Dù ở trong giai đoạn nào nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.

Hiện tượng phù thai là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân loại phù nhau thai

Phù nhau thai được chia thành 2 loại: Phù thai miễn dịch chiếm 10% do trong máu mẹ có kháng thể và phù thai không miễn dịch chiếm 90%.

Phù thai miễn dịch 

Trường hợp phù thai miễn dịch thường xảy ra khi mà nhóm máu của mẹ và bé không tương thích với nhau. Có thể hiểu đó là sự không tương đồng về yếu tố Rh trong cơ thể hai người. Thai phụ và thai nhi mang yếu tố Rh ngược dấu nhau. Trong quá trình phát triển hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ phá hủy tế bào hồng cầu của trẻ (tán huyết). Lâu ngày bệnh phát triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Phù thai không miễn dịch

Tỉ lệ thai phụ nhiễm phù thai không miễn dịch phổ biến hơn phù thai miễn dịch. Bệnh xuất phát từ một số bệnh khác gây khó khăn trong việc truân chuyển chất lỏng từ cơ thể mẹ sang cơ thể bé. Các bệnh đó thường là: Các khối u, nhiễm khuẩn, nhiễm virus khác, dị tật cơ quan nội tạng,...

 Phù nhau thai được chia thành 2 loại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng phù thai

Dấu hiệu nhận biết phù thai thể hiện rất rõ ràng thông qua các biểu hiện của bệnh lên cơ thể người bệnh. Một số dấu hiệu cho thấy chị em đã bị phù thai là:

Xuất hiện các mảng bầm tím ở da

Các vết bầm tím xuất hiện trên da trông khá ghê rợn nhưng các mẹ không có dấu hiệu va chạm trước đó. Triệu chứng này là do sự tràn dịch bên trong các cơ quan nội tạng tích nước.

Vấn đề về gan

Mẹ sẽ cảm thấy đau vùng dưới ngực. Gan có thể to hơn da dẻ ngày càng vàng vọt, xanh xao.

Thường xuyên khó thở

Do các túi dịch xuất hiện ở các mô cơ quan nội tạng chèn ép không gian nên gây khó khăn hô hấp. Nếu không đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe mẹ có thể đối mặt với chứng suy tim.

Cơ thể bị phù

Sự tích nước ở các mô cơ quan nội tạng khi vỡ ra làm dịch lỏng trong túi tràn ra và không được đào thải ra ngoài. Số chất lỏng đó tích lũy trong cơ thể làm cơ thể phù nước.

Cơ thể bị phù có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Loạn sản sụn xương ở thai nhi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Phù thai kỳ có nguy hiểm không?

Phù thai kỳ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đối với thai phụ

Dễ gặp nguy hiểm khi sinh nở. Các mẹ bị phù thai trong quá trình thai nghén thường bị băng huyết khi sinh vì tử cung chịu áp lực lớn do chứa nhau bánh thai và cả thai nhi.

Nước ối vỡ sớm hơn kế hoạch dự sinh. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào tử cung, buồng trứng gây nhiễm khuẩn nặng.

Đối với thai nhi 

Các bé có nguy cơ sinh non vì nước ối vỡ sớm. Bên cạnh đó, thai nhi không thể sống với số tháng  nhỏ. Vì sinh non nên sức đề kháng kém, hệ thống tự vệ chưa hoàn chỉnh nên không có khả năng chống lại với các điều kiện bất lợi từ bên ngoài.

Phù thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chẩn đoán phù thai nghén

Vì đây là bệnh xảy ra bên trong cơ thể nên các mẹ không nên tự ý phán đoán tình trạng của bản thân. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để được các bác sĩ chẩn đoán bằng máy siêu âm hiện đại. Các hình thức chẩn đoán có thể là: Lấy nước ối, xét nghiệm máu của thai nhi,...

Xét nghiệm máu của thai nhi giúp chẩn đoán bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị phù nhau thai

Vì bệnh thường xảy ra trong những tháng đầu thai kỳ nên chị em cần chú ý làm các xét nghiệm kiểm chứng sức khỏe. Đặc biệt là giai đoạn tiền thai kỳ và khi thai được ba tháng. Có một số hình thức để kiểm tra như: Lấy dịch phổi, lấy dịch bụng, xét nghiệm máu, siêu âm màu,...

Khi phát hiện mẹ bị phù thai, bác sĩ thường sẽ chỉ định sinh sớm để tránh trường hợp vỡ ối tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nguy hiểm cho mẹ. Các bé sinh ra sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng trong một môi trường đặc biệt.

Hy vọng những thông tin cho biết bệnh phù thai là gì và mức độ nguy hiểm của nó có thể giúp bạn có thêm kiến thức mới. Phù thai tuy xảy ra với tỉ lệ cực thấp nhưng điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra. Do đó, chị em bầu bí nên quan tâm sức khỏe của mình trong mọi giai đoạn của chế độ thai sản. Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo sức khỏe của bản thân và của bé luôn trong trạng thái tốt nhất.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!