zalo
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Ăn như thế nào?
Thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Ăn như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

13/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Lượng carbohydrate trong các loại trái cây sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do vậy, vấn đề có thai bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không luôn là câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc. 

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của quả ổi

Ổi là một trong những loại trái cây được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn vì tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Trung bình trong 100g ổi có chứa:

  • 1g protein.

  • 200mg vitamin C.

  • 0,06 mg vitamin A; 15 mg calci; 0,05 mg vitamin B1.

Giá trị dinh dưỡng của ổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lượng vitamin C trong quả ổi cao gấp 5 lần so với quả cam. Do đó, những công dụng tuyệt vời của quả ổi đối với sức khỏe con người bao gồm:

  • Tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ các vitamin A, C, chất xơ cùng khoáng chất mangan, kali, đồng và một lượng rất ít chất béo bão hòa, natri, cholesterol.

  • Phòng ngừa bệnh ung thư, ngăn cản các gốc tự do gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh.

  • Hỗ trợ giảm cân lành mạnh, giúp bạn no lâu và không nạp quá nhiều calo vào cơ thể.

  • Tăng cường sức đề kháng, phòng chống những căn bệnh cảm sốt thông thường.

Ổi có nhiều công dụng tốt với sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức năng lượng mà 100g ổi cung cấp là 68 calo. Đây là con số khá thấp, kết hợp với nhiều thành phần dinh dưỡng khiến quả ổi trở thành một loại trái cây mà bạn rất nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Người bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

Quả ổi có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời nhưng liệu phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có được ăn ổi không? Đáp án là có. 

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn ổi với một liều lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều. Một điều rất thú vị mà mẹ nên biết chính là, bản thân quả ổi mang đến lợi ích giúp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

Mặc dù vậy, chất tanin trong quả ổi lại không tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể bị đầy hơi, khó tiêu, chán ăn nếu tiêu thụ nhiều ổi. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa đủ thôi nhé!

Bà bầu bị tiểu đường ăn ổi được không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Công dụng tuyệt vời của ổi đối với mẹ bầu bị tiểu đường

Như bạn đã biết, trái ổi mang đến nhiều tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Một số lợi ích khi ăn ổi trong điều trị đái tháo đường thai kỳ là:

  • Ngăn chặn đường huyết tăng cao sau ăn: Nguồn chất xơ dồi dào trong quả ổi giúp ngăn chặn đường huyết trong máu tăng cao sau khi ăn và làm giảm sự hấp thụ của các cholesterol.

  • Giúp giảm tính kháng insulin: Thành phần của lá ổi và quả ổi có chứa hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B. Chất này cho tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả, làm giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

  • Chỉ số tải đường thấp: Quả ổi có chỉ số đường huyết là 78 nhưng tải trọng đường của nó lại thấp, chỉ chiếm khoảng 4/40. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn ổi nhằm kiểm soát tốt lượng đường huyết và bổ sung dưỡng chất từ loại trái cây này.

Công dụng của quả ổi đối với người bị tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn ổi như thế nào?

Sau khi biết được mang thai bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không nhưng mẹ vẫn cần tìm hiểu cách ăn đúng. Nếu không, tình trạng bệnh sẽ càng thêm trầm trọng. Một số lưu ý mẹ nên ghi nhớ khi ăn ổi là:

  • Gọt vỏ ổi trước khi ăn: Tuy chất tanin trong vỏ ổi là chất chống oxy hóa nhưng nó có thể khiến mẹ bầu đối mặt với tình trạng táo bón.

  • Không nên uống nước ép ổi: Việc mẹ bầu ăn ổi nguyên quả sẽ tận dụng triệt để được lượng chất xơ, cân bằng đường và cholesterol trong máu, tốt cho việc điều trị bệnh. Phụ nữ mang thai uống nước ép ổi có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.

  • Không nên ăn quá nhiều ổi: Mỗi lần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 140g ổi chín, tương đương với 2 quả nhỏ. Mỗi ngày, mẹ có thể ăn 2 lần vào bữa ăn nhẹ và không nên ăn ngay sau bữa chính. Mỗi lần ăn nên cách nhau ít nhất 6 tiếng.

  • Chọn quả ổi chín, không bị dập nát, không ăn ổi còn non và xanh. Trước khi ăn ổi, mẹ hãy rửa sạch, ngâm ổi trong nước muối, gọt bỏ vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

  • Lá ổi cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Mẹ bầu có thể lấy lá ổi non nấu với nước và uống hàng ngày.

Mẹ bầu nên ăn ổi như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? - 4 lưu ý quan trọng

Một số loại quả phù hợp với người mắc tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh việc ăn ổi, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên bổ sung đa dạng các loại trái cây để cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Một số loại quả phù hợp mà mẹ có thể tham khảo là:

Các loại quả mọng họ cam quýt như cam, quýt, bưởi

Đây là những loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, B9, axit folic cùng nhiều khoáng chất như canxi, kali tốt cho sức khỏe. Nhiều mẹ bầu ưa chuộng ăn các loại quả này để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, giảm nguy cơ dị dạng thai nhi, cân bằng và ổn định đường huyết, huyết áp, giúp xương chắc khỏe.

Cam rất tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quả bơ

Quả bơ có chứa hàm lượng chất xơ cao, carbohydrates thấp nên sẽ ít tác động đến lượng đường trong máu của phụ nữ mang thai. Đây được xem là lựa chọn lý tưởng của những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn bơ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quả kiwi

Đây là một trong những loại trái cây chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất mà mẹ bầu nên bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng của mình. Trái kiwi chứa nhiều axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Lượng vitamin C, chất xơ, kali phong phú trong kiwi rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Chưa hết, hàm lượng carbohydrate thấp của quả kiwi sẽ điều chỉnh mức đường huyết luôn ở thế cân bằng.

Kiwi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người mang thai bị tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có được lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi “Mang thai bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?”. Mẹ bầu hãy thường xuyên đi khám sức khỏe để được kiểm tra mức đường huyết trong cơ thể nhằm đảm bảo bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!