zalo
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? - 4 lưu ý quan trọng
Thai kỳ

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? - 4 lưu ý quan trọng

Thúy Anh
Thúy Anh

13/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mít là một loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích, nhất là chị em phụ nữ. Vị ngọt của mít khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết bị tiểu đường thai kỳ ăn mít được không và nên ăn như thế nào để sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Giá trị dinh dưỡng của mít

Quả mít có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ và phổ biến trên toàn thế giới. Kích thước của quả mít lớn, có thể nặng đến 20kg. Đây là loại trái cây bổ dưỡng với hàm lượng calo vừa phải cùng nhiều chất dinh dưỡng quý giá khác. Trong 150g mít có chứa:

  • 143 calo.

  • 35g carbs.

  • 3g chất đạm.

  • 1g chất béo.

  • 2g chất xơ.

  • 23% DV vitamin C.

  • 29% DV vitamin B6.

Giá trị dinh dưỡng của quả mít. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, quả mít cũng là nguồn chứa các chất thiamin, niacin, folate, vitamin A phong phú cùng các khoáng chất đồng, kali, canxi, mangan, sắt. Lượng cholesterol, chất béo bão hòa và natri trong mít khá ít. Do đó, đây là một thực phẩm lành mạnh phù hợp với tất cả mọi người.

Bà bầu ăn mít có lợi và hại gì?

Đã có nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu không nên ăn mít vì loại trái cây này có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Nếu ăn mít với một lượng phù hợp thì cả mẹ bầu và thai nhi đều nhận được nhiều lợi ích to lớn.

Tác dụng của quả mít đối với mẹ bầu

Mẹ bầu ăn mít với liều lượng hợp lý sẽ nhận được những công dụng như:

  • Giảm các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày khi mang thai.

  • Giúp thai nhi tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh.

  • Điều chỉnh và kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, đảm bảo tốt cho sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

  • Phòng tránh sự mệt mỏi và áp lực trong thai kỳ, tăng cường năng lượng cho cơ thể mẹ bầu.

  • Cung cấp chất xơ, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả, giảm táo bón, tối ưu hóa quá trình tiêu hóa của cơ thể.

  • Giảm căng thẳng, kiểm soát hiệu quả các vấn đề về tinh thần nhờ những vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thành phần quả mít.

  • Thành phần vitamin C trong quả mít giúp tăng cường chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

Tác dụng phụ khi ăn mít trong thai kỳ

Tuy quả mít có thể mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho mẹ bầu nhưng mẹ có thể gặp phải một số vấn đề khi ăn như:

  • Ăn mít làm thúc đẩy nhanh quá trình đông máu. Do đó, thai phụ có tình trạng sức khỏe liên quan đến máu thì nên tránh ăn mít.

  • Mẹ ăn quá nhiều mít có khả năng bị tiêu chảy, chức năng bài tiết bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do mít có tác dụng như một loại thuốc giúp nhuận tràng tự nhiên. Do đó, mẹ bầu cần ăn một lượng mít nhất định, không được ăn quá nhiều.

  • Một số trường hợp mẹ bầu bị dị ứng với mít. Nếu mẹ là người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng trước khi ăn để tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Người mang thai ăn mít có hại gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dù ăn mít mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ mang thai nhưng mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?

Mẹ bầu mắc tiểu đường ăn mít được không?

Trong thang điểm 100, chỉ số đường huyết GI của quả mít chỉ ở mức trung bình, đạt từ 50 - 60 điểm. Vì thế, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ ăn mít với lượng vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với việc ăn những thực phẩm khác có chỉ số GI cao hơn. 

Thêm vào đó, quả mít có chứa chất chống oxy hóa, góp phần giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể.

Mẹ bầu có thể ăn khoảng 75g mít, tương đương với việc tiêu thụ khoảng 18g carbs. Hạt mít tuy có chứa tinh bột những hàm lượng chất xơ cũng khá cao nên mẹ có thể dùng một lượng nhỏ. 

Thai phụ bị tiểu đường có nên ăn mít không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn mít như thế nào?

Dù đáp án của thắc mắc “Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có được ăn mít không?” là có nhưng không phải mẹ muốn ăn bao nhiêu cũng được. Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ cần biết cách sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả tối đa, chẳng hạn như:

  • Mẹ bầu có thể ăn 30g mít non sấy khô trong 1 ngày để cảm thấy no lâu hơn và giảm cơn thèm ăn vặt. Mẹ hãy chế biến mít non với những món ăn hàng ngày để thay thế bún, miến, gạo trắng, phở chứa nhiều tinh bột.

  • Lượng đường trong quả mít chín thường cao hơn mít non. Do đó, mẹ không nên ăn nhiều mít chín, mỗi lần chỉ nên ăn từ 1 đến 2 miếng để lượng đường huyết trong cơ thể không bị ảnh hưởng. Mỗi ngày, mẹ có thể ăn mít vài lần với liều lượng như trên.

  • Việc ăn mít có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Thai phụ hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi ăn mít.

Ăn quá nhiều mít sẽ khiến lượng đường trong máu bị ảnh hưởng. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?”. 

Can People with Diabetes Eat Jackfruit? - Truy cập ngày 13/04/2022

https://www.healthline.com/nutrition/jackfruit-benefits-for-diabetes

Eating Jackfruit During Pregnancy – Is it Safe? - Truy cập ngày 13/04/2022

https://parenting.firstcry.com/articles/eating-jackfruit-during-pregnancy-is-it-safe/

Why Jackfruit Is Good For Diabetes? Here's The Answer - Truy cập ngày 13/04/2022

https://food.ndtv.com/food-drinks/jackfruit-for-diabetes-why-jackfruit-is-good-for-diabetes-heres-the-answer-1897210

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey