zalo
Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm đến thai nhi?
Thai kỳ

Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm đến thai nhi?

Phương Đặng
Phương Đặng

19/12/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Phụ nữ quan hệ tình dục trong thai kỳ là bình thường và an toàn. Tuy nhiên, một số mẹ lại gặp tình trạng quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng khiến các mẹ lo lắng. Bài viết này sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề này cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng: Nguyên nhân là gì?

Nguyên do quan hệ khi mang thai bị ra máu thực tế không giống nhau ở các tam cá nguyệt. Trong 3 tháng đầu có thể do thai làm tổ, dọa sảy,... còn 3 tháng giữa và cuối lại có thể do sảy thai, nhau tiền đạo. Cụ thể:

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ 

Nếu mẹ gặp hiện tượng quan hệ ra máu khi mang thai 3 tháng đầu thì nguyên nhân thường được chẩn đoán là:

  • Thai làm tổ: Khoảng 3 - 6 tuần đầu, thai nhi đang trong giai đoạn vào tử cung làm tổ. Khi ba mẹ quan hệ vào thời gian này, tình trạng xuất huyết rất dễ xuất hiện. Máu xuất huyết thường có màu hồng nhạt và số lượng ít.

  • Mang thai ngoài tử cung: Hiện tượng này là do trứng thụ tinh bám vào một vị trí ở ngoài tử cung của người mẹ khiến chảy máu âm đạo. Với nguyên nhân này, mẹ cần can thiệp y tế để tránh ảnh hưởng đến lần mang bầu tiếp theo.

  • Dọa sảy: Thường gặp do bất thường NST do bố hoặc mẹ hoặc cả 2 khiến thai nhi bị thừa hoặc thiếu NST, do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi, niêm mạc tử cung quá mỏng,... 

  • Các bệnh lý nguyên bào nuôi: Thai trứng, bệnh nguyên bào nuôi ác tính

  • Hội chứng Vanishing twins (VTS) (hiếm gặp, trong trường hợp song thai)

Nguyên nhân có bầu sau khi quan hệ bị ra máu. (Ảnh: Internet)

Giai đoạn có bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối 

Nếu mẹ quan hệ ra máu khi mang thai 3 tháng giữa và cuối thì nguyên nhân có thể được xác định là:

  • Sẩy thai: Xuất phát từ việc mẹ bị đau bụng, ra máu đỏ tươi trong 2 giai đoạn đầu thai kỳ. Mẹ cần được can thiệp y tế để được xử lý kịp thời.

  • Nhau tiền đạo: Nếu nhau thai bao phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung trong 3 tháng giữa hoặc cuối, nhau tiền đạo sẽ xuất hiện. Mẹ chỉ có thể phát hiện tình trạng này khi siêu âm và cần được theo dõi trong suốt thai kỳ.

  • Nhau bong non: Đây là tình trạng nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ bầu, gây chảy máu, đau đớn ở bụng, lưng. Trong trường hợp này, mẹ cần nằm viện theo dõi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Sinh non - dọa sinh non

  • Vỡ tử cung

  • Mạch máu tiền đạo

Nhau tiền đạo là 1 trong các nguyên nhân ra máu sau quan hệ. (Ảnh: Internet)

Một số nguyên nhân quan hệ khi mang thai bị ra máu không liên quan đến thai kỳ

Ngoài các nguyên nhân liên quan đến thai kỳ thì tình trạng quan hệ bị ra máu ở cả 3 giai đoạn cũng có thể do các bệnh viêm nhiễm, cơ địa tử cung của người mẹ không tốt,... như:

  • Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Ở mức độ nhẹ, âm đạo thường bị ngứa hoặc kích ứng. Nếu không được điều trị, khi quan hệ có thể gây đau và chảy máu âm đạo.

  • Khô âm đạo: Khô hạn dẫn đến khi quan hệ có thể gây ra những vết rách nhỏ trên thành âm đạo, các vết rách này gây nên tình trạng chảy máu âm đạo sau quan hệ.

  • Cổ tử cung nhạy cảm: Mức độ nhạy cảm cổ tử cung của mẹ tăng lên trong thai kỳ, vì vậy mẹ có thể bị ra máu hồng sau khi làm chuyện ấy.

  • Khối u vùng âm đạo, polyp âm đạo: Các bệnh lý liên quan đến âm đạo như khối u, polyp ảnh hưởng đến việc quan hệ trong thai kỳ, không chỉ gây chảy máu mà còn tăng mức độ bệnh. Do đó, phụ nữ có bệnh này thường được khuyên kiêng làm chuyện ấy trong thai kỳ.

Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm không?

Có thể thấy rất nhiều nguyên nhân liên quan đến thai kỳ và không liên quan gây nên hiện tượng quan hệ ra máu hồng khi mang thai, thậm chí là máu đỏ tươi hoặc máu nâu. Tuy nhiên, ngay khi mẹ ra máu hồng thì tình trạng này đã là NGUY HIỂM và cần được thăm khám ngay.

Chảy máu khi quan hệ lúc mang thai có nguy hiểm không? (Ảnh: Internet)

Theo đó, một số yếu tố nguy cơ được chẩn đoán khiến mẹ ra máu sau khi quan hệ trong thời kỳ mang thai gồm:

  • Tiền sản giật, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu.

  • Nguy cơ nhau bong non có thể tăng đến 10 lần nếu có tiền sử nhau bong non ở thai kỳ trước. 

  • Sản phụ có tiền sử sinh non có nguy cơ sinh non cao trong lần mang thai tiếp theo.

  • Tiền sử nhau tiền đạo, mổ lấy thai hoặc phẫu thuật tử cung khác.

  • Tiền sử vỡ tử cung, mổ tử cung đường dọc hoặc cao, khởi phát chuyển dạ bằng prostaglandin, oxytocin đơn độc. Dùng thuốc co hồi tử cung (oxytocin, prostaglandin), sinh nhiều lần, nhau bám bất thường, ngôi sinh khó.

  • Tuổi mẹ dưới 20 hoặc con so ở thai phụ trên 35 tuổi, mẹ thừa cân, chiều cao thấp, thiếu vitamin C, lao động vất vả khi mang thai, mẹ nghiện thuốc lá, sử dụng Cocain,...

  • Có thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Điều trị chảy máu khi quan hệ lúc mang thai như thế nào?

Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng được coi là NGUY HIỂM với cả thai phụ và em bé. Do đó, đối với tình trạng này, mẹ bầu sẽ được chỉ định điều trị như sau:

Kiêng giao hợp 

Ba mẹ cần kiêng hoặc không quan hệ trong giai đoạn này cho đến khi bác sĩ có chỉ định tiếp theo. Đặc biệt, nếu bị ra máu do nhau tiền đạo hoặc nhau bong non thì cần kiêng trong suốt thai kỳ.

Kiêng giao hợp là phương pháp hạn chế ra máu tạm thời. (Ảnh: Internet)

Nghỉ ngơi vùng chậu

Trong thời gian theo dõi, thai phụ không được cho bất cứ thứ gì vào âm đạo, bao gồm cả việc tiếp xúc dương vật ở bên ngoài. Cùng với đó, mẹ sẽ được dùng kháng sinh để điều trị nếu bị nhiễm trùng.

Can thiệp y tế với từng trường hợp cụ thể

  • Nếu nguyên nhân do thai ngoài tử cung, có thể cần điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa và truyền máu.

  • Nếu mẹ có những vết rách ở âm đạo kèm theo chảy máu nhiều, có thể cần điều trị bằng phẫu thuật và truyền máu.

  • Đối với tình trạng nhau tiền đạo và nhau bong non, có thể cần phải mổ lấy thai và truyền máu.

Quan hệ khi có bầu bị ra máu: Cần lưu ý gì để an toàn cho mẹ và bé?

Quan hệ khi mang thai bị chảy máu gây nguy hiểm tới cả thai phụ và em bé. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Những lưu ý quan trọng khi quan hệ bị ra máu trong thai kỳ. (Ảnh: Internet)

Ngăn ngừa ra máu sau quan hệ khi mang thai 

Hầu hết các ca ra máu sau quan hệ lúc mang thai đều được chỉ định kiêng giao hợp. Tùy từng nguyên nhân và thể trạng của mỗi mẹ bầu, bác sĩ sẽ chỉ định nên kiêng hay dừng quan hệ hoàn toàn. 

Trong trường hợp có thể tiếp tục quan hệ, ba mẹ cần thay đổi tư thế, giảm cường độ các cuộc ân ái để ngăn tình trạng chảy máu sau quan hệ lúc mang thai. Tốt nhất ba mẹ nên quan hệ nhẹ nhàng, tư thế an toàn và thoải mái để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Chia sẻ cảm xúc và nỗi lo với bạn đời 

Khi gặp tình trạng ra máu hoặc các vấn đề tương tự có ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ cần tâm sự với chồng để được thấu hiểu, chia sẻ. Không nên vì chiều chồng hoặc e ngại mà duy trì việc quan hệ thiếu an toàn dẫn đến những hậu quả nặng hơn về sau.

Chủ động đặt vấn đề với bác sĩ về mọi bất thường

Rất nhiều mẹ khi thăm khám thường mang tâm lý ngại hỏi bác sĩ và về nhà với tâm trạng lo lắng, nhiều thắc mắc. Thực tế, mẹ cần chủ động trong việc này vì bác sĩ thăm khám là người hiểu rõ tình trạng của mẹ và đưa ra được tư vấn cũng như giải đáp chính xác nhất. 

Nhiều mẹ có thói quen hỏi lại các mẹ có tình trạng tương tự trên mạng xã hội để bớt lo lắng. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích bởi mỗi mẹ có một tình trạng bệnh khác nhau kể cả có chung triệu chứng, chung loại bệnh cũng không thể cho lời khuyên chính xác. Do đó, mẹ hãy chủ động hỏi ngay bác sĩ mọi vấn đề khi đi khám để được giải đáp đầy đủ nhất.

Chú ý cách quan hệ trong 3 tháng đầu 

  • Chỉ quan hệ khi người phụ nữ thực sự mong muốn và sẵn sàng. 

  • Trong “màn dạo đầu”, người chồng không nên kích thích mẹ bầu quá mạnh, đặc biệt là phần bầu ngực.

  • Luôn chọn tư thế an toàn, thực hiện với cường độ nhẹ nhàng để hạn chế sự co bóp tử cung dẫn đến dọa sảy.

  • Thời gian quan hệ không nên kéo dài quá 30 phút vì mẹ có thể bị mệt, tâm lý không thoải mái ảnh hưởng đến ham muốn về sau.

Tóm lại, quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng ngoại trừ nguyên nhân do thai làm tổ thì hầu hết các nguyên do khác đều bất thường. Mẹ cần thăm khám, điều trị và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Mọi thông tin về bệnh lý thai kỳ và chăm sóc sức khỏe khi mang bầu, mẹ có thể truy cập Blog Thai kỳ của Monkey để cập nhật thêm thông tin hữu ích.

Monkey chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey