zalo
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Kiến thức quan trọng mẹ nhất định phải biết
Thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Kiến thức quan trọng mẹ nhất định phải biết

Thúy Anh
Thúy Anh

23/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tỷ lệ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ đang có xu hướng ngày một tăng cao. Do đó, các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Nhờ đó, sức khỏe của cả phụ nữ mang thai và thai nhi cũng được đảm bảo.

Tại sao người mang thai nên xét nghiệm tiểu đường?

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối giai đoạn mang thai. Nguyên nhân do hormone nhau thai tăng lên để thai nhi phát triển đã vô tình ngăn cản hoạt động của insulin. 

Cơ thể mẹ không tạo đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa đường trong máu khiến cho mức đường huyết cao hơn. Phần đường dư thừa này sẽ chuyển vào nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.

Tại sao người mang thai nên xét nghiệm tiểu đường? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh thường biến mất sau khi mẹ sinh con và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tầm soát tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai và theo dõi tốt thì sức khỏe của mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể là:

  • Đối với mẹ: Rối loạn hô hấp và tuần hoàn, khó sinh, băng huyết sau sinh, chuyển dạ kéo dài, sang chấn, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, tỷ lệ sinh mổ cao, khi sinh bị hôn mê sâu, có khả năng bị tiểu đường type 2 sau sinh.

  • Đối với thai nhi: Dễ bị dị tật bẩm sinh, rối loạn tăng trưởng, tăng nguy cơ thai lưu, béo phì, tiểu đường type 2 sau khi sinh…

Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tóm lại, đái tháo đường thai kỳ là một căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Do đó, việc kiểm tra đường huyết là vấn đề quan trọng nhằm phát hiện sớm, theo dõi, kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. 

Vậy mẹ nên khám tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Khi nào nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Để tránh những hậu quả đáng tiếc do đái tháo đường thai kỳ gây ra thì tầm soát là điều hết sức cần thiết có tác dụng đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thời gian mang thai. 

Thời điểm thực hiện test tiểu đường thai kỳ lần đầu là vào tuần thai thứ 24 đến 28 đối với những mẹ bầu không bị chẩn đoán tiểu đường trước đó.

Những mẹ bầu có thai kỳ sau sinh từ 4 đến 12 tuần cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thật bền vững. Các bác sĩ sẽ dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp.

Khi nào nên xét nghiệm đường huyết thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ cần thực hiện tầm soát bệnh ít nhất 3 năm một lần để phát hiện sự phát triển đái tháo đường hay tiền đái tháo đường. 

Trường hợp nữ giới có tiền sử tiểu đường thai kỳ và được phát hiện có tiền đái tháo đường sau đó sẽ cần được điều trị, thay đổi lối sống tích cực để phòng ngừa bệnh. 

Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Test tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng đều có thể được thực hiện rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế. Giá của phương pháp xét nghiệm này thường dao động từ khoảng 200.000 đồng đến 300.000 đồng. 

Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mất bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cơ sở y tế: Chi phí xét nghiệm thường cao hơn nếu mẹ thực hiện tại các cơ sở y tế lớn với trang thiết bị hiện đại và quy trình đạt chuẩn quốc tế. Song song đó, mẹ bầu cũng được hưởng chất lượng và dịch vụ tốt hơn, đảm bảo kết quả chính xác, sàng lọc nguy cơ cẩn thận hơn.

  • Gói xét nghiệm: Khám tầm soát tiểu đường thai kỳ sẽ được thực hiện trong các lần khám thai định kỳ. Nếu thai phụ đăng ký theo gói khám thì chi phí sẽ rẻ hơn so với làm xét nghiệm độc lập.

Mẹ nên chọn test đường huyết thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín, bệnh viện lớn, có đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm. 

Test tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo thời điểm và nơi tiến hành xét nghiệm. Để biết mức giá chính xác, thai phụ hãy đến bệnh viện thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Khi tiến hành xét nghiệm, kỹ thuật viên sẽ cho mẹ bầu uống một ly nước glucose (75 gram). Sau đó, mẹ sẽ được lấy máu để đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ. 

Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không? Đáp án là có. Phương pháp này được thực hiện tốt nhất vào buổi sáng khi mẹ chưa ăn gì và chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Quy trình test dung nạp thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu có bất kỳ giá trị glucose huyết thỏa mãn tiêu chuẩn sau:

  • Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

  • Thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

  • Thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Nên làm xét nghiệm đường huyết ở đâu?

Có rất nhiều địa chỉ thực hiện xét nghiệm đường huyết thai kỳ. Mẹ bầu có thể đến bệnh viện nhà nước hoặc bệnh viện tư nhân để tiến hành. Một số địa chỉ uy tín mà thai phụ có thể tham khảo là:

  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

  • Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

  • Viện Pasteur: 168 Pasteur, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

  • Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

  • Khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

  • Trung tâm Y khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm đường huyết ở đâu? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Chuyên gia giải đáp

Lưu ý trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Trước khi làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ở phương pháp xét nghiệm 2 bước, nếu mẹ làm xét nghiệm glucose sau 1 giờ thì thường không cần kiêng khem hoặc chuẩn bị trước. Phương pháp này có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và bất cứ thời gian nào sau ăn.

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu? Đối với xét nghiệm dung nạp glucose thì mẹ bầu cần nhịn đói qua đêm ít nhất 8 tiếng nhưng không quá 14 tiếng. Trước thời gian này, thai phụ không cần ăn kiêng và vẫn thực hiện hoạt động thể lực bình thường.

  • Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không? Câu trả lời là được. Tuy nhiên, mẹ chỉ được uống nước lọc, không ăn hay uống đồ ngọt, không hút thuốc để kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng.

  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp xét nghiệm đường huyết được chỉ định làm và cần lưu ý gì đặc biệt trước khi tiến hành hay không. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả test.

Mẹ vẫn có thể uống nước trong quá trình làm xét nghiệm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đái tháo đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với bệnh nhân là phụ nữ mang thai. Mẹ cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đúng thời điểm để sớm phát hiện và chữa bệnh kịp thời nếu chẳng may mắc phải.

Glucose testing – screening for gestational Diabetes - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.pregnancyinfo.ca/your-pregnancy/routine-tests/glucose-testing/

Glucose screening tests during pregnancy - Truy cập ngày 21/04/2022

https://medlineplus.gov/ency/article/007562.htm

Testing for gestational diabetes - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/gestational-diabetes/testing-gestational-diabetes

Glucose challenge test - Truy cập ngày 21/04/2022

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/glucose-challenge-test/about/pac-20394277

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!