Theo thống kê, có tới 20.3% thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vào năm 2012. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của bệnh này . Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về nghiệm pháp đường huyết thai kỳ, giúp các chị em luôn khoẻ mạnh.
Thế nào là nghiệm pháp đường huyết thai kỳ?
Nghiệm pháp đường huyết thai kỳ là một cuộc xét nghiệm đơn giản nhằm đo lượng đường trong máu khi mang thai. Nghiệm pháp này thường được tiến hành ở tuần 24-28 của thai kỳ. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu hạn chế tối đa những nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ và thai nhi.
Thực tế đã chứng minh, rối loạn chỉ số đường huyết thai kỳ mang lại nhiều biến chứng cho cơ thể người mẹ, thai, trẻ sơ sinh và cả khi trẻ lớn lên.
Thai phụ có thể gặp phải những biến chứng sau:
-
Khó sinh do thai phát triển quá mức, gây rối loạn tuần hoàn và nguy cơ sang chấn khi sinh.
-
Tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non.
-
Hội chứng huyết áp thai kỳ.
-
Đa ối.
-
Nguy cơ cao bị tiền sản giật, sản giật.
-
Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (nước tiểu có đường), nguy cơ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
Căn bệnh về đường huyết thai kỳ cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm cho thai nhi:
-
Thai nhi to quá mức dẫn đến khó sinh, nguy cơ bị kẹt trong bụng mẹ cao.
-
Hạ đường huyết ở trẻ mới sinh, nguy cơ về các bệnh đa hồng cầu, cơ tim phì đại.
-
Trẻ bất thường về hình dạng, dị tật bẩm sinh.
-
Nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, đái tháo đường, béo phì,..
-
Trẻ bị vàng da, thiếu canxi.
Các trường hợp nên tiến hành nghiệm pháp đường huyết thai kỳ
Nhiều bác sĩ chỉ định mẹ bầu nên đi test nghiệm pháp đường huyết thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên và ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ. Đó là chỉ định với những thai phụ có thể trạng bình thường.
Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây cần phải theo dõi chỉ số đường huyết thai kỳ thường xuyên, kể cả khi cơ thể không có biểu hiện gì đặc biệt. Phát hiện bệnh sớm giúp các chị em phụ nữ có hướng giải quyết và giảm thiểu tối đa hậu quả khôn lường.
-
Thai phụ có tiền sử bệnh đái tháo đường.
-
Tiền sử gia đình có người bị bệnh.
-
Thai phụ bị béo phì: chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 30
-
Lần mang thai trước sinh bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
-
Phụ nữ mang thai ngoài 30 tuổi.
Quy trình kiểm soát đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose
Phương pháp đo chỉ số đường huyết phổ biến nhất ở Việt Nam là nghiệm pháp dung nạp glucose. Đây là cuộc xét nghiệm đơn giản, và khá an toàn cho mẹ và thai nhi. Thời gian cho một lần xét nghiệm khoảng 4 giờ. Vì thế chị em phụ nữ nên sắp xếp công việc và thời gian trước khi đi khám thai.
Quy trình xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ:
-
Lấy mẫu mẫu máu của thai phụ khi đói.
-
Bác sĩ đưa thai phụ 1 cốc nước chứa 75-100g glucose.
-
Lấy mẫu máu thai phụ lần 2 sau khi uống glucose 1 giờ.
-
Lấy mẫu máu thai phụ lần 3 sau khi uống glucose 2 giờ.
Những lưu ý khi thai phụ tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose:
-
Để tiến hành được nghiệm pháp này, thai phụ cần nhịn ăn từ 6-8 giờ. Và trong thời gian đó không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,..
-
Nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi nghiệm pháp đường huyết thai kỳ.
-
Giữ trạng thái ổn định, không ăn gì trong thời gian xét nghiệm.
-
Sau khi kết thúc nếu thai phụ hoa mắt, chóng mặt có thể ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định nghiệm pháp glucose với các thai phụ sau:
-
Những mẹ bầu đã được xác định glucose huyết tăng rõ ràng và có các triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L, những bệnh nhân có bệnh cấp tính, những người suy dinh dưỡng mãn tính, những người nằm liệt giường từ 3 ngày trở lên.
-
Chị em phụ nữ đang sử dụng thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.
Kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose có ý nghĩa gì?
Kết quả sau khi xét nghiệm được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường và thai kỳ Quốc tế (ADA). Các chị em có thể yên tâm khi căn cứ vào số liệu này.
Ở lần khám thai đầu tiên, thai phụ thực hiện chẩn đoán chỉ số glucose lúc máu đói hoặc glucose máu ngẫu nhiên. Nếu đưa ra chỉ số như sau mẹ bầu cần chú ý và nghe theo tư vấn của bác sĩ:
-
Đường huyết máu lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, hoặc glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L: thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
-
Đường huyết lúc đói từ (5,1 - 7,0mmol/L): thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.
-
Đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L: đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, nghiệm pháp dung nạp glucose lại để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
Kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuần 24-28 của thai kỳ được quy định như sau:
-
Đường huyết đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
-
Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
-
Đường huyết sau ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).
Nghiệm pháp đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền?
Chi phí cho một lần nghiệm pháp đường huyết thai kỳ vào khoảng 200.000-300.000 VNĐ tuỳ thuộc vào dịch vụ nơi thai phụ thực hiện. Các chị em có thể khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nên chọn những bệnh viện lớn, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị đầy đủ,.. Bởi vì trong một số trường hợp nhiều người sẽ phải làm thêm cuộc xét nghiệm bổ sung khác nữa để đưa kết quả chính xác. Đồng thời, thai phụ bị bệnh nặng sẽ nhận được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm:
- Người bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không? - Chuyên gia giải đáp
- Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý những gì?
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, ngoài nghe theo tư vấn của bác sĩ thì cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định.
Giữ tâm trạng ổn định
Tâm trạng không tốt ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị và sự phát triển của thai nhi. Vậy nên thai phụ cần phải lạc quan điều trị theo liệu trình vì căn bệnh tiểu đường sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và kịp thời.
Tập thể dục thường xuyên
Thể dục đều đặn vừa giúp mẹ bầu khỏe mạnh, lưu thông máu tốt hơn vừa dễ lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Mẹ bầu nên luyện tập 30 phút mỗi ngày với các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga,...
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ và tránh xa những thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn sẵn không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra mẹ bầu có thể bổ sung nhiều vitamin bằng cách ăn nhiều hoa quả, hoặc uống thực phẩm chức năng nếu cần thiết.
Theo dõi tình trạng đường huyết định kỳ
Căn bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện quá nghiêm trọng khi tình trạng bệnh nhẹ. Tuy nhiên chị em cũng cần theo dõi thường xuyên hoặc xét nghiệm máu để tránh được hậu quả không mong muốn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nghiệm pháp đường huyết thai kỳ mà mẹ bầu nào cũng cần phải biết. Mong rằng những thông tin Monkey vừa cung cấp giúp ích trong quá trình mang thai của chị em.
Glucose screening tests during pregnancy - Ngày truy cập: 11/4/2022
https://medlineplus.gov/ency/article/007562.htm
Overview -Gestational diabetes - Ngày truy cập: 11/04/2022
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/#:~:text=Screening%20for%20gestational%20diabetes,-During%20your%20first&text=The%20screening%20test%20is%20called,if%20you're%20unsure