zalo
Bà bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai có nguy hiểm không?
Thai kỳ

Bà bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai có nguy hiểm không?

Thúy Anh
Thúy Anh

14/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiễm sán chó khi mang thai có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi hay không? Làm thế nào để điều trị khi nhiễm sán chó? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ biết cách xử lý nếu chẳng may nhiễm bệnh.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Dấu hiệu nhiễm sán chó khi mang thai

Sán chó là một loại giun tròn sống ký sinh trong ruột non của chó. Chúng sẽ đẻ trứng, trứng theo phân chó ra ngoài môi trường rồi phát triển thành phôi. Người ăn phải trứng sán chó trong giai đoạn này sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh sán chó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu, với một số biểu hiện khá dễ nhận biết bao gồm:

  • Mẹ thường bị sốt;

  • Cơ thể mẹ bị ngứa ở vùng bị nhiễm sán;

  • Da nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, bị ngứa châm chích trong thời gian dài;

  • Ho nhiều, ngực đau;

  • Mẹ bầu bị đau bụng, khó tiêu mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ đường tiêu hóa.

  • Đau nhức đầu, khó tiêu, đau bụng, đau mỏi cơ, tê bì;

  • Thở khò khè, có thể xuất hiện dấu hiệu bị suyễn;

  • Dù có chế độ ăn uống đầy đủ nhưng vẫn bị giam cân;

Mẹ thường bị sốt khi nhiễm sán chó. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong tình huống bà bầu bị nhiễm sán chó nghiêm trọng thì mẹ còn có thể bị:

  • Viêm phổi;

  • Tăng bạch cầu;

  • Rối loạn thần kinh khu trú;

  • Tổn thương tại mắt như viêm mắt, rối loạn thị lực, tổn thương võng mạc.

Khi xét nghiệm máu bằng xét nghiệm ELISA, kết quả sẽ phát hiện kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính. Ngoài ra, người bệnh còn có thể được tìm thấy ấu trùng hoặc giun đũa trưởng thành dưới niêm mạc hoặc dưới da.

Xét nghiệm máu là một trong những biện pháp giúp phát hiện bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiễm sán chó

Thông thường, mẹ bầu bị sán chó chủ yếu do những yếu tố sau:

  • Mẹ tiếp xúc với chó hoặc mèo bị nhiễm sán chó.

  • Mẹ tiếp xúc với nước hoặc đất có phân chó mèo nhiễm phôi sán chó.

  • Mẹ bầu ăn rau củ, trái cây không được rửa sạch, nấu chín. Những thực phẩm này được trồng trên đất hoặc được tưới bằng nguồn nước nhiễm phân chó mèo có lẫn phôi sán chó.

Rau củ không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị sán chó khi mang thai có sao không?

Sán chó tuy là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu bị nhiễm sán chó khi mang thai thì mẹ bầu sẽ không truyền bệnh sang thai nhi. Có từ 15 đến 60% tỷ lệ mẹ bầu bị nhiễm sán chó có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng như sảy thai, hư thai, thai chết lưu, bé sơ sinh dị tật, tổn thương nội tạng như mắt và não bộ. Đây là trường hợp thai phụ bị nhiễm sán chó với mật độ dày và không kiểm soát bệnh tốt.

Ở trường hợp nhiễm sán chó thể nhẹ, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị trải qua cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, sốt, sụt cân, cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng. Tình trạng này sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong thai kỳ.

Mẹ bị sán chó khi mang thai có sao không? Tuy không lây truyền từ mẹ sang con nhưng bệnh sán chó vẫn có nhiều triệu chứng biểu hiện trên cơ thể mẹ. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị hay không cũng như cân nhắc có nên đình chỉ thai nghén hay không.

Bị sán chó khi mang thai có sao không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị nhiễm sán chó khi mang thai

Trong trường hợp mẹ bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai với những biểu hiện trên, mẹ bầu cần:

Gặp bác sĩ chuyên môn

Tìm đến bác sĩ chuyên môn khi mẹ bầu bị nhiễm sán chó là một điều hết sức quan trọng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có chẩn đoán chính xác, chỉ định phương pháp điều trị kịp thời để mẹ tránh được nguy cơ gặp biến chứng.

Xây dựng thực đơn và lối sống khoa học

Một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cách điều trị bệnh sán chó ở mẹ bầu chính là chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt điều độ. Mẹ bầu cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để điều trị bệnh sán chó hiệu quả và thành công. Ngoài ra, chế độ nghỉ ngơi phù hợp cũng giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại sự phát triển bệnh sán chó.

Nên gặp bác sĩ chuyên môn khi bị bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Tiêm rubella khi mang thai và những điều mẹ cần phải biết

Phòng tránh bệnh sán chó ở bà bầu

Để phòng bệnh sán chó khi mang thai thì mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chó mèo trong giai đoạn mang thai. Nếu lỡ ôm ấp, bồng bế chó mèo thì mẹ bầu cần rửa tay và thay đồ ngay.

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, không được để chó mèo phóng uế bừa bãi.

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn uống.

  • Chỉ được ăn thực phẩm đã được nấu chín, không ăn đồ sống hay rau sống.

  • Không đi chân đất.

  • Xây dựng thực đơn ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai, không được kiêng khem quá mức.

  • Khi chuẩn bị mang thai, mẹ cần thực hiện kiểm tra để xem xét bản thân có bị nhiễm sán chó hay không. Nếu có, mẹ cần điều trị dứt điểm để đảm bảo không gây hại cho em bé trong quá trình mang thai.

Phòng tránh bệnh sán chó ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm)

Sán chó là một căn bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề nhiễm sán chó khi mang thai và biết cách xử lý nếu mắc bệnh. Tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc liệu trình điều trị thích hợp, đảm bảo không lây truyền sang thai nhi. Mẹ hãy bảo vệ sức khỏe của mình khi mang thai một cách cẩn thận nhé!

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!