zalo
Mẹ bầu 23 tuần: Những thay đổi đặc biệt trên cơ thể
Thai kỳ

Mẹ bầu 23 tuần: Những thay đổi đặc biệt trên cơ thể

Thúy Anh
Thúy Anh

09/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đi qua nửa chặng đường của thai kỳ, các mẹ bầu 23 tuần đều có những thay đổi lớn của cơ thể như: Cân nặng, nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi. 

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào? 

Thai nhi tuần 23 đang phát triển hoàn thiện hơn, hình hài đã giống một đứa trẻ sơ sinh. Kích thước và cân nặng đã có sự thay đổi lớn, trung bình, con có chiều dài khoảng 28cm và cân nặng khoảng 500gr. 

Lúc này, da của thai nhi có hiện tượng chảy xệ do nó phát triển nhanh hơn chất béo. Mẹ bầu 23 tuần không cần quá lo lắng, vì khi các chất béo tích tụ, con sẽ sớm cải thiện tình trạng này để phù hợp với khung xương của mình.

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, các bộ phận của con đang dần hoàn thiện như: 

  • Có thể lắng nghe và có phản ứng tự nhiên từ bên ngoài: Giật mình, đạp chân hoặc xoay người. 

  • Có thể cảm nhận được những chuyển động nhờ sự phát triển của hệ tiền đình nằm giữa cầu não. 

  • Đôi mắt được hình thành hoàn chỉnh, có thể nhắm hoặc mở dù chưa có bất kỳ màu sắc nào. 

  • Các mạch máu trong phổi phát triển giúp thai nhi sẵn sàng cho việc tập thở ngay cả khi còn đang trong bụng. 

  • Nhịp tim rất mạnh có thể nghe thấy qua ống nghe. 

  • Các cơ quan và xương dày lên. Mỡ tích trữ dưới da. 

  • Lông tơ mọc làm da mờ dần và không còn thấy rõ các cơ quan bên trong. 

Các bộ phận đang dần hoàn thiện. Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự thay đổi của bà bầu tuần 23

Mỗi bà bầu sẽ có những thay đổi khác nhau ở các tuần, đặc biệt là ở tháng thứ 5. Sự thay đổi rõ rệt nhất của mẹ bầu 23 tuần gồm:

  • Cơ thể bị tăng cân khá nhiều. Trung bình giai đoạn này phụ nữ mang thai được khuyên chỉ nên tăng khoảng 4 – 6kg đối với sinh một và sinh đôi 10kg.

  • Tinh thần, cảm xúc thay đổi thất thường.

  • Não bộ thường xuyên bị mất tập trung, thậm chí nhanh quên.

  • Thường xuyên cảm nhận những cơn đau lưng, xương sườn…

  • Ngứa tay do hệ thần kinh ở phần cổ tay bị gây áp lực.

  • Chảy máu nướu răng (trường hợp xảy ra ở từng bà bầu).

  • Thường xuyên bị đầy hơi do tác động của progesterone – hormone làm cho đường tiêu hoá giãn ra, và làm giảm co bóp. Từ đó, làm chậm quá trình tiêu hóa do các chất dinh dưỡng cần nhiều thời gian hơn để đi vào máu và đến với em.

  • Cơ thể bắt đầu xuất hiện các vết rạn da trên: Bụng, đùi hoặc ngực.

  • Chân hoặc mắt cá chân bắt đầu bị sưng phù do tăng cân quá nhiều hoặc giữ nước.

  • Núm vú có màu sẫm hơn và nhô ra bên ngoài.

  • Vòng bụng to hơn, rốn bắt đầu lồi nhô ra ngoài.

  • Ngủ mơ và ngáy do trọng lượng cơ thể tăng lên, chất nhầy trong mũi bị sưng khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi gây nên hiện tượng ngáy ngủ.

  • Đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm

  • Thường xuyên cảm thấy nóng nực, chóng mặt

  • Dễ bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng nước tiểu.

Một số triệu chứng thường gặp khi mang thai 23 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các triệu chứng trên khiến các người mang thai cảm thấy rất khó chịu. Nó làm ảnh hưởng cực lớn tới sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, phụ nữ mang thai nên chú ý vài điều sau để cải thiện tình trạng trên. 

Xem thêm: Bà bầu tuần thứ 10 có những thay đổi gì?

Những điều bố mẹ cần lưu ý

Để thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mẹ bầu 23 tuần có thể tham khảo những gợi ý dưới đây: 

Chế độ dinh dưỡng

Một nguồn dinh dưỡng tốt bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, ngăn chặn bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và sinh non ở bà bầu. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học.

  • Bổ sung nhiều canxi nhằm giảm tối thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, đau lưng, chuột rút, răng yếu và còn rất tốt cho sự phát triển xương của con.

  • Bổ sung vitamin D giúp cấu tạo cấu trúc xương và răng, làm tăng lượng canxi, phốt pho trong đường tiêu hoá và xương, ảnh hưởng tới sự biệt hoá của một số tế bào ung thư, phát triển xương của thai nhi, giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non.

  • Uống đủ nước có tác dụng dễ dàng lưu thông máu, làm sạch và giữ đủ lượng nước ối. 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Khi mang thai người mang thai gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hay di chuyển hàng ngày. Tuy nhiên, đối với bà bầu tuần 23 việc đi lại hay tập thể dục nhẹ nhàng mang lại rất nhiều lợi ích:

  • Duy trì sức khỏe tốt, tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tạo giấc ngủ sâu, ngon hơn cho phụ nữ mang thai.

  • Giảm nguy cơ tiểu đường và tăng huyết áp thai kỳ

  • Giảm tình trạng đau tim, cơ thể mệt mỏi, táo bón, đau nhức xương khớp, lưng.

  • Hạn chế tình trạng sinh non và khó sinh

  • Ngăn chặn tình trạng tăng cân nhiều.

  • Sinh nở dễ dàng và nhanh chóng hơn

  • Phục hồi sau sinh nhanh hơn cả về thể chất và vóc dáng.

Mang thai ở tuần thứ 23, bà bầu nên chọn các bài tập nhẹ nhàng giúp làm tăng nhịp tim đều đặn và lưu thông máu như: Yoga, đi bộ…. Thời gian tập luyện phù hợp nhất 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng.

Phụ nữ mang thai 23 tuần có thể tập các bài yoga nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc bản thân

Dù ở trong bất cứ giai đoạn nào, phụ nữ có thai nên có chế độ chăm sóc đặc biệt cho bản thân, đặc biệt càng về những tuần cuối thai kỳ.

Chú ý về đôi mắt: Mẹ bầu tuần 23 thường có thay đổi lớn về thị lực kém đi nhiều, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bà bầu thấy có dấu hiệu khác lạ về mắt nên đi khám bác sĩ ngay.

  • Chú ý về sức khỏe: Trong giai đoạn này, bà bầu thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khoẻ nguy hiểm như: Tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao… Chính vì thế, mẹ bầu cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày phù hợp và khoa học.

  • Thư giãn bản thân: Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai hay thay đổi thất thường. Cộng những tác động bên ngoài dễ khiến bà bầu trở nên cáu gắt, khó chịu, bức bối trong người. Điều này tác động rất lớn tới sự phát triển của con, vì vậy phụ  nữ mang bầu nên học cách thư giãn xoa dịu tâm hồn mọi lúc mọi nơi.

Hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân do nồng độ hormone progesterone tăng cao làm giãn đường tiết niệu làm chậm dòng chảy nước tiểu tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi.

Nếu bà bầu không vệ sinh sạch và đúng cách dễ bị nhiễm trùng bàng quang, gây khó chịu và đau rát khi đi tiểu. Khi có dấu hiệu sau bà bầu cần đi khám ngay để điều trị kịp thời:

  • Đau rát khi đi tiểu.

  • Đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn mức bình thường

  • Đau bụng dưới hoặc lưng

  • Tiểu ra máu

  • Cảm thấy khó chịu trong người.

Để ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu khi phụ nữ mang thai cần làm điều sau:

  • Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy buồn tiểu.

  • Vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi đi vệ sinh. Mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch vệ sinh dành riêng cho bà bầu.

  • Làm trống bàng quang ngay sau khi quan hệ.

  • Mặc đồ thông thoáng, sạch. Không mặc đồ quá bó sát gây khó chịu cho vùng dưới.

  • Thường xuyên kiểm tra màu nước tiểu.

Cẩn trọng với nhiễm trùng đường tiết  niệu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngăn ngừa chứng chuột rút

Phụ nữ mang thai tuần thứ 23 thường bị chuột rút gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bà bầu.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này do bà bầu thiếu thiếu khoáng chất. Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm, chuyển mùa và trời lạnh… 

Muốn ngăn ngừa chứng chuột rút bà bầu cần bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất: canxi, magie, kali và vitamin B…. Thành phần thường có trong các thực phẩm sữa, hải sản, hạt, rau xanh, củ quả…

Biện pháp giúp ngăn ngừa chuột rút trong thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các xét nghiệm cần làm

Thông thường cứ 3 – 4 tuần phụ nữ mang thai sẽ phải đi khám 1 lần theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, mang thai ở tuần 23 mẹ bầu cần chú ý thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi

  • Đo huyết áp

  • Đo nhịp tim thai, chiều cao đáy vị

  • Kiểm tra tiểu đường thai kỳ

  • Đo kích thước tử cung

  • Kiểm tra các triệu chứng của mẹ

  • Kiểm tra mức độ sưng phù ở tay chân, và giãn tĩnh mạch ở chân

Mẹ cần đo huyết áp khi mang thai tuần thứ 23. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kết nối với bé ngay từ trong bụng mẹ

Ở tuần thứ 23 thai nhi đã bắt đầu nghe và biết cách phân biệt giọng nói của bố mẹ. Theo nghiên cứu tại Mỹ, các chuyên gia ghi nhận rằng: Thai nhi khi nghe giọng nói thân thuộc của mẹ, tim sẽ đập nhanh hơn so với người lạ.

Lúc này, thai nhi đã có khả năng ghi nhớ và học ngay khi còn trong bụng mẹ. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên rằng các bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự với con yêu mỗi ngày. Đây chính là biện pháp kết nối giữa bố mẹ và con hoàn hảo ngay từ khi trong bụng.

Một số hành động nhỏ giúp bố mẹ kết nối với con ngay khi trong bụng:

  • Bố áp tai vào bụng mẹ để cảm nhận từng chuyển động của con.

  • Bố cùng mẹ đi sắm đồ cho con

  • Bố cùng mẹ tham gia các lớp học dành cho phụ nữ mang thai

  • Bố dành thời gian đưa mẹ đi khám.

Bố trò chuyện với thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ bầu 23 tuần thường xuyên tâm sự với con, sau khi chào đời con có phần phản ứng nhanh hơn khi giọng của mẹ so với bố và thành viên khác trong gia đình. Ngược lại, nếu bố dành nhiều thời gian tâm sự với con hơn, khi chào đời bé có phản ứng nhiều hơn khi nghe giọng bố. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con nghe những bài hát, câu chuyện ngắn từ Monkey. Đây là nơi giúp bố mẹ gắn kết với thai nhi, còn là một trong những phương pháp giáo dục sớm đang được rất nhiều bố mẹ áp dụng.

Tại đây bố mẹ sẽ định hướng ước mơ và đồng hành cùng con trong những bước đi đầu tiên trên hành trình khám phá tri thức. Bố mẹ có thể chọn cho con nghe các bài hát, câu chuyện phiên bản tiếng Việt tại VMonkey hoặc phiên bản tiếng Anh Monkey Stories

VMonkey - Kho tàng truyện, sách nói tiếng Việt cho bé. (Ảnh: Monkey)

Bố mẹ cho con tiếp cận tri thức càng sớm sẽ giúp làm tăng khả năng phát triển trí tuệ cả khi trong bụng mẹ và tương lai. 

Mẹ bầu 23 tuần có rất nhiều thay đổi về cơ thể và tâm sinh lý. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp những người phụ nữ mang thai giải đáp thắc mắc của mình và bổ sung thêm kiến thức bổ ích. 

23 weeks pregnant: fetal development - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.babycentre.co.uk/23-weeks-pregnant

23 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/23-weeks-pregnant

Week 23 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-23/

23 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 09/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-23.aspx#:~:text=How%20big%20is%20my%20baby,as%20though%20you%20do%2C%20too.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!