zalo
Mẹ bầu tuần 24 và những thay đổi quan trọng
Thai kỳ

Mẹ bầu tuần 24 và những thay đổi quan trọng

Thúy Anh
Thúy Anh

17/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Càng đi về cuối hành trình mang thai, những thay đổi trên cơ thể thai phụ đã rõ rệt hơn rất nhiều. Biết được các thay đổi cũng như những lưu ý sẽ giúp mẹ bầu tuần 24 vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, sẵn sàng cho các tuần thai tiếp theo.

Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi 24 tuần tuổi đã có thể được nhìn thấy trên màn hình máy siêu âm. Sự phát triển của bé thể hiện rõ nét qua các dấu hiệu:

  • Nặng khoảng 680g, dài gần 22cm, kích cỡ tương đương một quả lựu.

  • Làn da nhăn nheo đã mờ dần, mỡ tích tụ dưới da giúp bé trông đầy đặn hơn.

  • Khuôn mặt đang được hình thành.

  • Tế bào bạch cầu trong cơ thể được tạo ra giúp chống lại bệnh tật, nhiễm trùng.

  • Phản ứng lại với lực tác động hoặc âm thanh bên ngoài của bố mẹ.

  • Hình thành móng tay.

Thai nhi 24 tuần đã biết những gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự thay đổi của bà bầu tuần 24

Bụng mẹ bầu tuần 24 ngày càng to đồng nghĩa với các vết rạn sẽ xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ sẽ đối mặt với vô số những thay đổi trên cơ thể:

Giảm ham muốn tình dục

Hầu như mọi thứ trên cơ thể thai phụ đều tăng trưởng lớn hơn, ngoại trừ vấn đề về ham muốn tình dục. 

Kích thước bụng ngày một to sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và đau đớn khi quan hệ. Cơ thể lúc này đang tập trung vào việc ăn uống, nghỉ ngơi nhiều hơn là chuyện gần gũi vợ chồng.

Giảm ham muốn tình dục. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có trường hợp cho rằng, ham muốn tình dục ở mẹ bầu sẽ trở lại mạnh mẽ khi thai phụ bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Vì thế, các cặp vợ chồng hãy trao đổi thẳng thắn với nhau để tìm ra cách chăm sóc bạn đời tốt nhất trong suốt hành trình mang thai.

Hội chứng ống cổ tay

Hiện tượng sưng phổ biến trong thai kỳ khiến chất lỏng tích tụ ở các chi dưới. Sau đó, chúng sẽ phân phối cho các phần còn lại trên cơ thể, bao gồm bàn tay khi mẹ bầu nằm xuống.

Điều này gây áp lực lên dây thần kinh chạy qua cổ tay. Mẹ sẽ có cảm giác ngứa ran, tê cứng, đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bàn tay, ngón tay, cổ tay. Đây gọi là hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này xuất hiện nhiều ở những bà mẹ làm việc đòi hỏi có sự chuyển động tay lặp đi lặp lại, điển hình là chơi đàn piano, đánh máy. 

Để cải thiện tình trạng này, chị em cần tránh đè tay khi ngủ, không chống tay lên gối, thực hiện động tác thư giãn cổ tay thường xuyên khi làm việc. Nếu cơn đau quá dữ dội, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng đeo tay chuyên dụng. 

Mẹ không nên đè lên tay khi ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau bụng dưới

Tử cung tuần 24 tiếp tục mở rộng, dây chằng sẽ ngày một căng gây ra một số cơn đau cho mẹ bầu. Thai phụ thỉnh thoảng sẽ bị đau bụng dưới. Nếu cảm giác khó chịu này đi kèm triệu chứng ớn lạnh, sốt hoặc chảy máu thì mẹ hãy đến ngay bệnh viện sản khoa để được thăm khám, theo dõi.

Đau bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giảm thị lực

Hormone thai kỳ có nguy cơ làm giảm sản xuất nước mắt. Mắt của mẹ dễ bị kích ứng, tăng tích tụ chất lỏng khiến thị lực tạm thời thay đổi.

Sau khi sinh, tầm nhìn giảm sút, bị mờ sẽ trở lại bình thường như ban đầu. Vì vậy, mẹ bầu không cần phải đi khám mắt hay thay đổi kính mới ở giai đoạn này.

Thị lực giảm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chứng đau nửa đầu

Triệu chứng của đau nửa đầu là mẹ có thể đau đầu nhiều ngày, mức độ nghiêm trọng, buồn nôn, thị lực thay đổi. 

Bên cạnh việc trao đổi với bác sĩ, mẹ bầu tuần 24 hãy ghi lại nhật ký các món đã ăn, nơi đã đến, việc đang làm trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Điều này sẽ giúp mẹ xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh thích hợp.

Chứng đau nửa đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh trĩ

Bị trĩ trong thai kỳ là một thay đổi không mong muốn ở bất kỳ mẹ bầu nào. Nếu trước đó chị em đã từng bị trĩ thì bệnh sẽ tái phát nặng hơn khi mang thai. Ngược lại, nếu mẹ chưa từng mắc bệnh thì đây có thể là lần đầu tiên.

Nguyên nhân của bệnh trĩ có thể là do mẹ bị táo bón do chế độ ăn uống thiếu chất xơ và nước. Bên cạnh đó, thai nhi phát triển tạo áp lực đè lên tĩnh mạch dưới tử cung cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ.

Bệnh trĩ trong thai kỳ sẽ tự biến mất sau khi mẹ sinh em bé. Mẹ cũng có thể yên tâm vì tỷ lệ thai phụ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra chỉ là 1/40.

Mặc dù vậy, nếu bệnh trở nên trầm trọng, phân có lẫn máu thì mẹ cần có sự can thiệp y khoa.

Tâm lý và cảm xúc

Mẹ bầu tuần 24 nói riêng và cả quá trình mang thai sẽ phải trải qua những căng thẳng, mệt mỏi. Mẹ có thể lo lắng về cân nặng, các thay đổi trên cơ thể khiến bản thân kém hấp dẫn. Ngoài ra, nỗi lo sợ về việc sinh con cũng khiến mẹ suy nghĩ khá nhiều.

Một số triệu chứng khác

Bên cạnh các thay đổi trên, cơ thể của mẹ cũng sẽ xuất hiện nhiều điều khác lạ:

  • Tóc dày và bóng hơn bao giờ hết, rụng ít hơn bình thường nhờ sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

  • Di chuyển và vận động khó khăn hơn. Mẹ vẫn có thể duy trì tập luyện thể dục nếu bác sĩ không khuyến cáo. Tuy nhiên, thai phụ không được tập khi đang cảm thấy mệt mỏi và dừng tập nếu cảm thấy chóng mặt, đau, khó thở.

  • Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế: Lúc rời khỏi giường, mẹ hãy ngồi lại một vài phút trước khi đứng lên. Trường hợp cảm thấy choáng váng, sắp ngất xỉu, thai phụ hãy cúi đầu vào giữa 2 chân và gọi người xung quanh giúp đỡ. Nếu không có lựa chọn nào khác thì mẹ hãy ngồi xuống sàn cho đến khi cảm thấy bình thường trở lại.

  • Lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa và mẩn đỏ.

  • Ngực và bụng ngứa ngáy do sự căng da, xuất hiện các vết rạn.

  • Thường xuyên đi tiểu.

  • Phù nề.

  • Chứng đầy hơi, ợ nóng.

Một số triệu chứng khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 21 tuần cần lưu ý và chuẩn bị những gì?

Những lưu ý đối với mẹ bầu 24 tuần

Dưới đây là một số lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai được 24 tuần:

Chế độ dinh dưỡng

Vào tuần 24 tức là tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận những cơn thèm ăn, đói bụng xuất hiện thường xuyên. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều, cụ thể là:

  • Thực phẩm có nguồn vitamin C dồi dào như cam, chanh, quýt, nho, dâu tây, khoai lang, bắp cải, ớt chuông.

  • Rau xanh, trái cây.

  • Uống 6 - 8 cốc nước mỗi ngày.

  • Thực phẩm chứa nhiều axit folic như ngũ cốc nguyên hạt, rau bó xôi, bông cải xanh, rau diếp, hạt hướng dương, hạt vừng, hạt lanh, bí ngô, đậu Hà Lan, đậu bắp, đậu phộng, hạt hạnh nhân.

  • Thực phẩm nhiều carbohydrate như khoai lang, chuối, táo, cam, việt quất, bưởi, đậu tây, đậu gà, đậu tây, hạt quinoa (diêm mạch), yến mạch.

  • Tăng cường bổ sung protein với khoảng 75g protein mỗi ngày để giúp phát triển não bộ của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động, sinh hoạt

Chế độ vận động dành cho mẹ bầu tuần 24 cần tuân theo nguyên tắc an toàn cho cả 2 mẹ con như sau:

  • Thực hiện các bài tập đi bộ, yoga, bơi lội, aerobic, chạy bộ nhẹ nhàng.

  • Đảm bảo sức khỏe răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để giảm nguy cơ viêm nướu.

  • Cải thiện giấc ngủ: Nếu mẹ bầu bị mất ngủ thì có thể thử áp dụng một số biện pháp khắc phục như uống sữa nóng trước khi ngủ, ngồi thiền, tập thể dục nhiều hơn hoặc trao đổi với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn khắc phục.

Uống sữa nóng trước khi ngủ giúp mẹ dễ vào giấc hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo dõi cân nặng

Đối với hầu hết các thai phụ, cân nặng hợp lý là tăng 11 - 16kg so với lúc chưa mang thai, mỗi tuần tăng trung bình 450g. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.

Nếu mẹ bầu tăng cân quá chậm hoặc không đủ thì có nguy cơ gặp phải nhiều hậu quả như sinh non, bé nhẹ cân cùng nhiều biến chứng thai kỳ. Vào tuần thai thứ 24, thai phụ hãy phối hợp với bác sĩ sản khoa, đi khám thai đầy đủ để theo dõi cân nặng. 

Trường hợp trọng lượng cơ thể không đạt mục tiêu, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp thích hợp giúp mẹ cải thiện.

 Nên theo dõi cân nặng thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những xét nghiệm cần biết

Mỗi lần khám thai của mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra một số vấn đề bao gồm:

  • Đo huyết áp và cân nặng.

  • Kiểm tra nước tiểu nhằm xác định hàm lượng đường và đạm.

  • Đo nhịp tim thai nhi.

  • Sờ nắn, cảm nhận từ bên ngoài để đo chiều cao tử cung.

  • KIểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân và độ sưng của tay chân.

  • Xem xét các triệu chứng thai phụ đã trải qua, đặc biệt là các triệu chứng không bình thường.

Một số xét nghiệm cần làm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ tuần thai thứ 24 đến 28, phụ nữ mang thai thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm đường huyết thai kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện mẹ cầu có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. 

Một số triệu chứng cho thấy thai phụ mắc bệnh là khát nước bất thường, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, buồn nôn, có đường trong nước tiểu.

Lời khuyên dành cho bố 

Dù không phải là người trực tiếp mang thai nhưng các ông bố cũng không tránh khỏi việc lo lắng và căng thẳng. Bố hãy lưu ý những vấn đề sau:

  • Thai nhi 24 tuần tuổi đã bắt đầu hình thành tính cách. Vì thế, bố hãy tìm cách để vợ bớt căng thẳng và trở nên vui vẻ.

  • Nói chuyện và quan tâm vợ nhiều hơn.

Thai nhi đã có thể nghe được mọi âm thanh từ bên ngoài. Bố mẹ hãy gắn kết tình cảm với trẻ thông qua việc trò chuyện. Để có thêm nhiều hoạt động thú vị, phụ huynh hãy cho bé nghe những bài hát, câu truyện ngắn thông qua app VMonkey để kích thích trí não trẻ phát triển.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho bé nghe các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh với app Monkey Stories. Đây là một trong những phương pháp giáo dục sớm giúp tăng khả năng ngôn ngữ của thai nhi khi còn trong bụng mẹ.

Phần mềm Monkey Stories giúp phụ huynh kết nối với trẻ ngay từ trong bụng mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu tuần 24 hiểu được những thay đổi trên cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ cảm thấy sức khỏe không ổn hoặc xuất hiện cơn đau bất thường, hãy đến bác sĩ thăm khám ngay.

24 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/24-weeks-pregnant

24 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-24.aspx

24 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/24-weeks-pregnant

24 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/24-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!