zalo
Những thay đổi cơ thể mẹ bầu 27 tuần không nên bỏ qua
Thai kỳ

Những thay đổi cơ thể mẹ bầu 27 tuần không nên bỏ qua

Thúy Anh
Thúy Anh

04/01/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 27 tuần đang phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn của cơ thể gây cảm giác khó chịu, bức bối. Nguy hiểm hơn là mẹ có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vì vậy, mọi phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thay đổi của cơ thể và các nguy hiểm để biết cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thai nhi 27 tuần đã biết những gì?

Mỗi ngày, mỗi tuần trôi quá, thai nhi trong bụng ngày càng lớn và biết làm nhiều thứ hơn. Có thể nói, đây là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm đến. Vì vậy, trước khi tìm hiểu về sự thay đổi của mẹ bầu 27 tuần, Monkey sẽ giúp các chị em biết rõ con yêu đã phát triển như thế nào, biết làm gì ở giai đoạn này. 

Theo các chuyên gia, mẹ bầu 27 tuần có thể cảm nhận sự phát triển của thai nhi qua những cú đạp. Lúc này, con đã có hình hài thai nhi nhưng rất nhỏ: Cân nặng khoảng 875gr, chiều dài 36cm. 

Hầu hết các cơ quan của thai 27 tuần đa phần đã phát triển và có khả năng hoạt động độc lập: 

  • Mí mắt đã biết mở và nhắm trong khoảng thời gian cố định. 

  • Não bộ đang được dần hoàn thiện với tốc độ nhanh. 

  • Bị nấc cụt

  • Biết co duỗi cơ thể, xoay cuộn tròn và đá 

  • Biết uống nước ối và đi tiểu 

  • Nhận biết được giọng nói quen thuộc xung quanh

  • Lá phổi và gan nhỏ bé và hệ thống miễn dịch vẫn đang hoạt động.  

Ở tuần 27 thai kỳ, thai nhi trông đã giống một đứa trẻ sơ sinh, chỉ là hơi nhỏ. Vị trí của con trong tử cung có thể thay đổi và tiếp tục phát triển cho đến cuối thai kỳ.

 Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 27. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể mẹ bầu  27 tuần thay đổi như thế nào?

Mẹ bầu tuần 27 chắc hẳn đang thích nghi với sự thay đổi về kích thước và sự tăng cân. Vậy bà bầu tuần 27 tăng bao nhiêu cân? Thực tế, khi mang thai phụ nữ phải đối mặt với tình trạng tăng nhiều cân (tuỳ thuộc cơ thể mỗi mẹ). Tuy nhiên, mức tăng cân lý tưởng cho bà bầu tuần 27 khoảng 4 - 5 kg là đẹp nhất. 

Tăng cân ở mức phù hợp sẽ giúp mẹ bầu 27 tuần tránh được các bệnh liên quan tới thai kỳ: Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non hoặc bắt buộc sinh mổ. 

Bà bầu 27 tuần chỉ nên tăng từ 4 - 5 kg. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh vấn đề tăng cân, bụng to lên có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu với một vài triệu chứng khác: 

  • Đau xương chậu: Các hormone khiến một số khớp và dây chằng lỏng lẻo. Đây là lúc cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Khớp nối hai nửa khung xương chậu trở nên linh hoạt hơn trong tuần này, đôi khi gây đau. 
  • Tiết dịch âm đạo: Khi mang thai tuần 27, dịch âm đạo có màu trong hoặc hơi trắng, thậm chí tăng lên. Nếu thấy có sự thay đổi về màu sắc, có mùi khả năng mẹ bầu đã bị nhiễm trùng: Viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men nên đi khám và điều trị ngay. 
  • Thay đổi sắc tố da: Cơ thể mẹ bầu tuần 27 tăng cường sản xuất sắc tố melanin làm cho làn da sẫm màu hơn. Điển hình: Núm vú, một đường kẻ chạy từ rốn xuống. Mặt xuất hiện các mảng màu nâu trên má, mũi và trán. 
  • Mơ khi ngủ: Mẹ bầu 27 tuần có thể thường xuyên gặp những giấc mơ kỳ lạ, đôi khi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể bổ sung một bữa ăn nhẹ giàu Protein trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp cho lượng đường trong máu tăng lên giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn. 
  • Những cơn co thắt: Tần suất xuất hiện những cơn đau quặn, thậm chí kèm tiêu chảy hoặc không thì đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu 27 tuần chuyển dạ sinh non. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy cơn đau quặn bụng nào. 
  • Táo bón: Bà bầu tuần 27 bị táo bón là do Hormone Progesterone làm chậm quá trình tiêu hoá và tử cung đang phát triển gây áp lực lên trực tràng. Để ngăn chặn tình trạng này mẹ bầu nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống. 
  • Chân, ngón tay bị phù: Do lượng máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn, thể tích những chất dịch tăng lên khiến một số bộ phận trên cơ thể bà bầu bị phù lên: Chân, bàn chân và ngón tay. 
  • Nóng trong người: Nhiệt độ cơ thể tăng lên đáng kể khiến mẹ bầu 27 tuần luôn cảm thấy nóng trong người. Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm đồ cay nóng, chứa cồn để tránh tạo áp lực tâm lý khiến cơ thể thấy nóng hơn. 
  • Ngực căng ra: Do các tĩnh mạch giãn dài da, đầu ti chuyển sang màu sẫm và sậm hơn. Hiện tượng này xảy ra để bầu ngực tạo ra sữa cho con ti sau khi chào đời. 
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc cúi người xuống: Bụng ngày một to hơn khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, nhất là khi cúi người xuống. Vì thế, những công việc như: cắt móng chân, cạo lông chân mẹ nên nhờ chồng giúp đỡ. Ngoài ra, trong thời gian này tốt nhất mẹ bầu 27 tuần nên chọn những loại giày đế bằng để dễ dàng di chuyển hơn và tránh đau chân. 
  • Những thay đổi về tâm lý: Càng về những tháng cuối thai kỳ tâm trạng của mẹ thay đổi bất thường. Vì thế, bà bầu 27 tuần luôn cảm thấy căng thẳng và lo âu. Điều này có thể làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của con. Vì thế, các chuyên gia khuyên những người mang thai giữ được tâm lý thoải mái, giảm bớt công việc càng tốt. 
  • Khó thở: Thai nhi ở tuần 27 đang phát triển với tốc độ nhanh chóng làm tử cung phát triển theo. Từ đó, không gian phổi của mẹ bị xâm chiếm gây hiện tượng khó thở hoặc thở hổn hển ngay cả khi hoạt động nhẹ nhàng. Mẹ hãy thư giãn và hít thở sâu để mẹ và bé có đủ lượng oxy cần thiết. 
  • Ngứa ran: Hiện tượng này xuất hiện là do da của mẹ phải gồng lên trước sự dãn căng hết mức. Vì thế, bà bầu 27 tuần nên mặc bộ quần áo thoải mái, mềm mịn và sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dành cho bà bầu để giảm tối thiểu cơn ngứa ngáy khó chịu này. 
  • Tử cung: Lúc này tử cung nhô cao đạt đến vị trí cao nhất và tiếp tục thay đổi, chuyển sang chiều ngang ở các tuần tiếp theo. Bề cao của tử cung nằm khoảng giữa 2 bầu vú và rốn. Đôi khi có thể chạm tới khung xương sườn của mẹ, từ đó gây hiện tượng đau ngực. 
  • Các triệu chứng nhiễm trùng tiểu: Nếu xuất hiện triệu chứng đi tiểu lắt nhắt nhiều lần, khi đi đau rát, buốt  thì nên đi khám ngay vì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng tiểu. 

Mẹ bầu tuần thứ 27 có nhiều thay đổi rõ rệt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm:

Những nguy hiểm mẹ bầu 27 tuần cần cảnh giác

Bước sang tuần 27 của thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý tới các dấu hiệu cơ thể và dành nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân. Do đó, mẹ bầu 27 tuần cần chú ý những điều sau: 

Nguy cơ sinh non

Thông thường, nguy cơ sinh non ở tuần 27 có tỉ lệ rất thấp, nhưng mẹ bầu cũng không được chủ quan. Nếu có những dấu hiệu sau, bà bầu tuần 27 nên đi bệnh viện ngay:

  • Chuột rút thường xuyên kèm tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu.

  • Xuất hiện các cơn co thắt.

  • Đau lưng dưới liên tục .

  • Dịch âm đạo thay đổi bất thường dạng lỏng có màu hồng nhạt hoặc nâu kèm máu.

  • Bị đau, cảm thấy áp lực lên vùng xương chậu, đùi và háng.

  • Rỉ nước âm đạo nhỏ giọt hoặc tuôn trào.

Sinh non là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của mẹ đang không tốt và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con sau khi chào đời. Do đó, mẹ bầu 27 tuần nên theo dõi sức khỏe liên tục để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ. 

Cảnh giác với nguy cơ sinh non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiểu đường thai kỳ

Mang thai tuần 27 là một cột mốc đánh dấu sự phát triển rất rõ rệt của em bé. Tuy nhiên, thời điểm đó cũng gây ra nhiều phiền toái, khó khăn cho mẹ bầu. Thời điểm này mẹ bầu rất dễ mắc căn bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Đây là căn bệnh sinh ra bởi một loại hormone thai kỳ, khiến các tế bào của mẹ hấp thụ ít đường hơn và gây ra bệnh. Đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, sảy thai, cao huyết áp, người thừa cân béo phì, người mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang,...

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, mọi mẹ bầu 27 tuần cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose để tầm soát bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu 27 tuần

Một số lời khuyên của bác sĩ mẹ bầu 27 tuần cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi: 

  • Mang thai trong tuần 27 nên đi kiểm tra lượng sắt trong máu để được bổ sung kịp thời nếu thiếu. 

  • Xét nghiệm nhóm máu Rh nhằm đảm bảo cơ thể không sản xuất ra bất kỳ kháng nguyên nào. 

  • Nếu có dấu hiệu bị bệnh trĩ, nên hạn chế các bài tập thể dục phải đứng hoàn toàn. Vì toàn bộ sức nặng của cơ thể sẽ làm gia tăng lực áp lên ổ bụng và trực tràng. Thay vào đó, mẹ có thể tập các bài nhẹ nhàng như: Bơi lội, yoga… 

  • Tham gia các lớp học tiền sản nhằm giảm bớt lo âu, căng thẳng trong suốt thời gian mang thai.

  • Thư giãn bằng cách massage nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể, vuốt ve và nói chuyện với bé hàng ngày.

  • Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng cho bé có sự phát triển toàn diện nhất với các loại rau quả và ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ nhằm hạn chế tình trạng táo bón như: Chuối, khoai lang, nếp cẩm, bánh mỳ,... 

Một số lời khuyên dành cho thai phụ tuần thứ 27. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc thường xuyên trò chuyện cùng bé sẽ thúc đẩy quá trình phát triển IQ và EQ cho trẻ trong tương lai. Nếu mẹ không có thời gian hoặc quá mệt, hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân hoặc chồng. 

Ngoài ra, thai phụ hoàn toàn có thể cho bé nghe những bài hát, câu chuyện thai giáo trên các phần mềm của Monkey với hai phiên bản tiếng Việt (VMonkey) hoặc phiên bản tiếng Anh (Monkey Stories).

Phần mềm VMonkey với các câu chuyện, bài hát bằng tiếng Việt giúp mẹ thực hành thai giáo tốt hơn. (Ảnh: Monkey)

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thông tin bổ ích cho mẹ bầu 27 tuần, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mang thai. Nếu ba mẹ cần biết kiến thức nào khác, hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn ngay nhé.

Tại đây, chúng tôi thường xuyên cập nhật các bài viết chia sẻ kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dạy con cái và dạy trẻ học. Đồng thời còn cung cấp một số ứng dụng dạy Tiếng Anh, tiếng Việt và Toán cho trẻ, gồm: Monkey Junior, Monkey Stories, Monkey MathVMonkey.

Bằng việc áp dụng các phương pháp giáo dục sớm hiện đại, nội dung kiến thức phong phú, ứng dụng Monkey sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả ngôn ngữ và tư duy. Những ai đã, đang và sắp có con thì nên tìm hiểu ứng dụng Monkey và cho con học sớm. 

Chất lượng dạy học của Monkey đã được các chuyên gia hàng đầu thế giới kiểm duyệt, đánh giá cao và hàng chục triệu phụ huynh trên toàn cầu tin tưởng lựa chọn. Vì vậy., không có lý do gì để ba mẹ phải chần chừ việc lựa chọn Monkey làm “người bạn đồng hành” cùng con trên suốt chặng đường đi tìm tri thức phải không nào?

Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey - Sự lựa chọn số 1 giúp con GIỎI TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ.

Week 27 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-27/

27 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-27.aspx

27 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/27-weeks-pregnant

27 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/27-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!