zalo
Những điều mẹ bầu 22 tuần nên biết
Thai kỳ

Những điều mẹ bầu 22 tuần nên biết

Thúy Anh
Thúy Anh

24/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 22 tuần có những thay đổi đáng kể về cả tâm lý và sinh lý. Hiểu rõ hơn các triệu chứng sẽ giúp thai phụ yên tâm hơn, chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai của mình.

Em bé trong bụng mẹ sẽ phát triển như thế nào?

Bà bầu tuần 22, cơ thể em bé phát triển thêm nhiều mặt: 

  • Chiều dài cỡ bằng trái bắp cải, khoảng 19 đến 20cm tính từ đầu đến chóp mông, cận nặng khoảng 450g, xúc giác và vị giác cũng phát triển đáng kể.

  • Các mút thần kinh và não bộ đủ trưởng thành để xử lý cảm nhận về cảm giác.

  • Bộ phận sinh dục trong giai đoạn tiếp tục phát triển. Bé trai bắt đầu xuất hiện hai tinh hoàn. Ở bé gái, âm đạo phát triển, buồng trứng và dạ con được định hình. 

  • Bề mặt não bắt đầu xuất hiện các nếp gấp. Những nếp gấp trong não sẽ tiếp tục hình thành cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ.

  • Nghe được các âm thanh của thế giới bên ngoài.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự thay đổi của bà bầu tuần 22

Tuần thai 22, cơ thể thai phụ không có sự thay đổi đáng kể nào. Sau đây là một số thay đổi mẹ bầu nhận thấy ở giai đoạn này:

  • Cảm giác thèm ăn: Do em bé đang mỗi ngày một lớn, cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển. Ngoài các bữa ăn chính, mẹ nên bổ sung các loại hạt, bánh ngũ cốc dinh dưỡng, nho khô… ngay khi cảm thấy thèm ăn. 

  • Bị chuột rút: Đây là các cơn co thắt đột ngột tại một số bộ phận trên cơ thể. Mẹ bầu có thể bị triệu chứng này ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng khiến đau nhức, không thể cử động. 

  • Chảy máu nướu răng: Bà bầu có thể bị tình trạng này do hay ăn vặt, bánh kẹo ngọt. Chất ngọt gia tăng lượng vi khuẩn trong miệng và kích thích nướu, gây chảy máu nếu thai phụ không đánh răng kịp thời. 

  • Co thắt tử cung: Tuần này, người mang thai bắt đầu xuất hiện cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Đây chỉ là cơn chuyển dạ giả để bà bầu làm quen với việc chuyển dạ và sinh nở. 

  • Đau đầu: Triệu chứng này là do sự thay đổi hóc môn trong thai kỳ, cộng với việc máu lên não không kịp thời do thai nhi ngày một lớn, chèn ép dòng lưu thông tuần hoàn máu. 

  • Khó thở: Tử cung mẹ sẽ đẩy lên phía trên rốn khoảng 2,54 cm. Điều này có thể khiến khó mở rộng phổi, gây khó thở. 

  • Táo bón, ăn uống khó tiêu: Nguyên nhân do sự thay đổi hormone, thai nhi lớn hơn gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang, do ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước và tâm lý ngại vận động.

  • Tăng tiết dịch âm đạo: Phụ nữ mang thai, lưu lượng máu đến vùng âm đạo gia tăng, khiến cho vùng âm đạo hoạt động nhiều hơn và tăng sự tiết dịch. Nếu không bị viêm nhiễm, dịch âm đạo thường chỉ có màu trắng hoặc trong và không mùi. 

  • Bị phù chân: Do giữ nước ở chân hoặc hormone Relaxin giải phòng khiến cho phần sụn nối liền các khớp xương ở bàn chân nới lỏng làm chân bị sưng. 

  • Cảm nhận rõ hơn những cử động của thai nhi: Cảm giác này sẽ rõ ràng hơn so với những cử động đầu tiên mà thai phụ đã cảm thấy trong những tuần trước. 

  • Cân nặng có thể tăng lên nhanh chóng: Cơ thể mẹ đang tích trữ nguồn năng lượng và dinh dưỡng để đủ cung cấp cho bé. Vì vậy, mẹ đừng lo lắng quá nhiều. 

  • Hay nuốt nước bọt: Điều này là do tuyến nước bọt ở tuần này tiết ra quá mức.

  • Xuất hiện những vết rạn da: Vết rạn thường xuất hiện ở vùng đùi, bụng, hông thậm chí là cánh tay và ngực. Nguyên nhân là sợi collagen tại vùng da bị kéo dài và bị rách khi cơ thể tăng trưởng quá mức.

  • Xuất hiện những nốt nhỏ ở quầng vú: Đây là những nốt Montgomery giúp tiết dầu để làm mềm và nuôi dưỡng đầu vú.

Bà bầu tuần thứ 22 có nhiều sự thay đổi trên cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám thai 22 tuần cần làm những gì?         

Khám thai ở tuần thứ 22 là mốc quan trọng. Mẹ bầu cần làm một số chỉ định khi thăm khám để xác định mẹ và bé có khỏe hay không.  

Xét nghiệm sinh hóa máu

Đây là xét nghiệm cơ bản được thực hiện trong suốt quá trình mang thai. Từ kết quả sinh hóa máu biết được các chỉ số như nhóm máu, huyết đồ, yếu tố Rh và các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con. 

Xét nghiệm sinh hóa máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm Triple Test

Xét nghiệm Triple test cần làm vào tuần 22 của thai kỳ để tầm soát dị tật thai nhi. Nếu thai phụ kết quả double test có nguy cơ cao, hoặc có tiền sử thai chết lưu và sản phụ cao tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định bắt buộc làm Triple test. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các dị tật về nhiễm sắc thể như dị tật ống thần kinh, hội chứng Down…

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định thai phụ có bị một số bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường, bệnh về thận. Qua xét nghiệm này còn biết về nguy cơ tiền sản giật, chỉ số ketone và nhiều nguy cơ thai kỳ khác.

Xét nghiệm nước tiểu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Siêu âm 4D, 5D

Siêu âm màu 4D, 5D giúp mẹ bầu 22 tuần quan sát hình thái học của thai nhi rõ hơn. Mẹ có thể thấy được mắt, môi, da, cột sống, nội tạng và dây rốn của con. Ngoài ra, còn biết nhau thai, âm đạo, tử cung và cổ tử cung của người mẹ có vấn đề gì hay không. 

Ở mốc 22 tuần, mẹ cần siêu âm để theo dõi tình trạng tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đo nhịp tim thai nhi

Từ tuần thứ 9 của thai kỳ, đã nghe được tim thai của bé con. Khi thai phụ khám thai định kỳ sẽ được kiểm tra nhịp tim thai hoặc thực hiện bất cứ khi nào thai có triệu chứng bất thường. Đo tim thai để nhận biết thai khỏe hay không. 

Đo các chỉ số phản ánh sự phát triển của thai nhi

Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số cơ thể của bé như chiều dài từ đầu đến mông, chiều dài của xương đùi, chu vi đầu, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính ngực. Ngoài ra còn xác định các chỉ số về tuổi thai, đường kính túi thai, ước tính trọng lượng và đặc biệt là chỉ số ối. 

 

Việc đo các chỉ số của thai nhi là rất cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân tích, chẩn đoán và đọc kết quả

Khám thai tuần 22 rất quan trọng để xác định các chỉ số về sức khỏe của thai phụ và thai nhi có ổn hay không. Vì vậy, mẹ bầu 22 tuần nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín hàng đầu. Đội ngũ y bác sĩ giỏi sẽ chẩn đoán, phân tích, đọc kết quả chuẩn xác và có những lời khuyên phù hợp nhất đối với mẹ.  

Xem thêm: Mẹ bầu 34 tuần đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Lời khuyên từ chuyên gia

Lời khuyên của chuyên gia cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu 22 tuần. Không chỉ phụ nữ đang mang thai mà người thân bên cạnh cần biết nhiều kiến thức để giúp thai kỳ của mẹ được an toàn.

Mẹ nên làm gì?

Tuần 22 mẹ bầu nên làm gì, chuyên gia khuyến cáo: 

  • Hãy thăm khám thai định kỳ, siêu âm để chẩn đoán dị tật bẩm sinh cho bé.

  • Liên hệ ngay bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể.

  • Kiểm soát lượng đường được nạp cho cơ thể để phòng ngừa nguy cơ tiểu đường thai nhi; Có thể tìm đến bác sĩ để thực hiện sàng lọc phát hiện bệnh tiểu đường ở thai nhi.

  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đủ chất, không ăn đồ hộp và đồ cay nóng. 

  • Duy trì tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ đang mang thai như đi bộ, tập yoga,…

  • Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước ối ổn định, uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày bao gồm các loại nước ép và canh rau.

  • Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, tốt nhất nên nằm nghiêng sang bên trái sẽ giúp giảm đau lưng và ngủ ngon hơn.

  • Giữ tâm lý thoải mái, đừng quá lo lắng hay căng thẳng: Hãy trò chuyện với bé mỗi ngày, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức làm mẹ để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho mỗi thay đổi của bản thân và thai nhi.

Mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố nên làm gì?

Để hỗ trợ thêm sức mạnh cho mẹ bầu, các chuyên gia có những lời khuyên sau cho các ông bố:

  • Mẹ bầu 22 tuần hay bị phù chân, cơ thể dễ mỏi mệt, bố hãy giúp mẹ giảm bớt cơn đau nhức, thư giãn hơn bằng cách massage cơ thể mẹ, đặc biệt là đôi chân.

  • Cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi mỗi ngày, thậm chí nhiều mẹ bầu rất tự ti về ngoại hình của mình khi bị tăng cân, xuống sắc. Bố hãy dành nhiều thời gian hơn cho mẹ, động viên mẹ, có thể cùng nhau đi bộ, xem phim…

Người chồng nên quan tâm hơn đến vợ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, bố có thể giúp mẹ và gắn kết với thai nhi thông qua việc trò chuyện với con hàng ngày hoặc cho bé nghe những bài hát, câu chuyện ngắn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Nếu bạn chưa biết tìm nguồn nào để hỗ trợ cho quá trình thai giáo, hãy đến với app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh. Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục sớm đang được rất nhiều bố mẹ áp dụng.

Phần mềm Monkey Stories có chứa các câu chuyện, bài hát bằng tiếng Anh. (Ảnh: Monkey)

Hi vọng rằng, mẹ bầu 22 tuần đã biết mình cần phải làm những gì ở giai đoạn thai kỳ này. Hãy cẩn trọng với mỗi thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể mẹ. 

Week 22 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-22/

22 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-22.aspx

Week 22 of Your Pregnancy - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.verywellfamily.com/22-weeks-pregnant-4159032

22 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/22-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey