Phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi không? Nếu đã dùng thuốc tránh thai nhưng vẫn có bầu thì thai phụ cần làm gì? Các chuyên gia sẽ giúp chị em hóa giải nỗi băn khoăn này.
Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp
Để biết được uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi hay không thì mẹ cần tìm hiểu thành phần và cách thức hoạt động của loại thuốc này.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa 2 loại hormon chính liên quan đến quá trình thụ tinh và mang thai, đó chính là estrogen và progestin. Một số loại thuốc chỉ chứa progestin.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng ngừa thai bằng cách hormone gây ức chế rụng trứng, cản trở tinh trùng di chuyển đến trứng để thụ tinh. Vậy thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi không?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi?
Trên thực tế, vẫn có trường hợp dù uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng tinh trùng vẫn thụ tinh thành công. Đối với trường hợp này, bạn không cần lo lắng vì thuốc không đe dọa sự phát triển của thai nhi.
Mặc dù vậy, vẫn có một số thông tin về ảnh hưởng của thuốc tránh thai khẩn cấp đến thai nhi gồm:
-
Thay đổi giới tính của thai nhi, nữ tính hóa hoặc nam tính hóa.
-
Khả năng thai ngoài tử cung do tác dụng của thành phần progesterone trong thuốc tránh thai khẩn cấp.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi hay không còn phụ thuộc vào loại thuốc mà mẹ uống.
Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa Levonorgestrel thì thai nhi vẫn tương đối an toàn. Ngược lại, nếu mẹ uống thuốc có chứa Mifepristone thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật. Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn thêm.
Đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có bầu, mẹ nên làm gì?
Nếu đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có thai, mẹ không nên quá lo lắng. Duy trì một tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đi khám thai định kỳ là điều mẹ cần làm để kiểm tra sức khỏe của bé.
Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ cần lưu ý:
-
Thời điểm đi khám thai lần đầu: Khi thai nhi được 5 - 7 tuần. Mẹ cần siêu âm thai để xem có tim thai chưa và kiểm tra tình trạng thai ngoài tử cung.
-
Thời điểm đi khám thai lần thứ 2: Khi thai nhi được khoảng 12 - 16 tuần. Mẹ nên khám thai và thực hiện những biện pháp sàng lọc dị tật thai nhi.
-
Thời điểm đi khám thai lần thứ 3: Khi thai nhi được khoảng 30 - 32 tuần. Mục đích khám thai để sàng lọc dị tật thai, kiểm tra tình hình phát triển thai.
Trong buổi khám thai, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ về ảnh hưởng và nguy cơ có thể gặp phải do uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Nhờ đó, bác sĩ sẽ gợi ý cho mẹ phương pháp kiểm tra cũng như biện pháp theo dõi nhằm ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn xảy ra với thai nhi.
Xem thêm: Tổng hợp những loại thuốc gây dị tật thai nhi mẹ cần lưu lại ngay!
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra một số tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là:
-
Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thường gặp ở thai phụ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu mẹ bị buồn nôn nghiêm trọng kể cả khi thai đã lớn thì cần đi khám bác sĩ.
-
Đau đầu, đau nửa đầu do lượng hormone lớn có trong thành phần của thuốc tránh thai khẩn cấp.
-
Thay đổi tâm trạng như hay cáu gắt, chán nản, vui vẻ, buồn bã bất thường.
-
Kinh nguyệt không đều.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào được kể trên, phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ để được thăm khám, tư vấn biện pháp nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm thiểu tác dụng phụ.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được câu trả lời cụ thể nhất cho thắc mắc “Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây dị tật thai nhi không?”. Nếu vẫn có bầu sau khi uống thuốc, mẹ hãy đi khám bác sĩ để được theo dõi sức khỏe nhé!
Do birth control pills cause birth defects if taken during early pregnancy? - Truy cập ngày 21/04/2022
Maternal use of oral contraceptives and risk of birth defects in Denmark: prospective, nationwide cohort study - Truy cập ngày 21/04/2022