Mang thai là giai đoạn đặc biệt mà mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe của cả bản thân và thai nhi. Trong đó, việc làm đẹp cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong những thắc mắc phổ biến của phụ nữ mang thai là "Mẹ bầu sơn móng tay được không?". Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những lưu ý quan trọng khi sơn móng tay khi mang thai.
Bà bầu sơn móng tay được không?
Bà bầu sơn móng tay được không? Việc bà bầu sơn móng tay có an toàn hay không vẫn còn là chủ đề tranh luận và chưa có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định.
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định việc sơn móng tay hoàn toàn an toàn hay không an toàn cho bà bầu, nhưng việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong sơn móng tay có thể dẫn đến một số nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, việc sử dụng dụng cụ làm móng không được khử trùng đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về da và móng.
Như vậy, mặc dù không có những khuyến cáo nhất định nhưng bà bầu vẫn nên hạn chế sơn móng tay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Các bệnh lý về da và móng mà mẹ bầu có nguy cơ gặp phải khi sơn móng tay
Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bà bầu sơn móng tay được không?”. Thì chúng ta cần biết, sơn móng tay tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ bầu.
Trong quá trình làm móng, một số salon sử dụng hóa chất tẩy rửa lên móng và da, cũng như sản phẩm sơn móng tay chưa được chứng minh an toàn cho phụ nữ mang thai. Nguy hiểm hơn, dụng cụ làm móng tại một vài salon không được tiệt trùng giữa các khách hàng, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, tăng nguy cơ mắc các bệnh về móng và da.
Nhiễm nấm
Nhiễm nấm là một trong những bệnh lý phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải khi sơn móng tay. Bệnh do các loại nấm khác nhau gây ra, thường gặp là nấm men Candida albicans hoặc một số loại nấm móng khác. Dấu hiệu của nhiễm nấm móng tay cụ thể như:
-
Móng tay có màu vàng, nâu hoặc đen.
-
Móng tay trở nên dày, giòn và dễ gãy.
-
Móng tay bị bong tróc hoặc tách khỏi da.
-
Móng tay có thể bị sưng đỏ và đau nhức.
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu rõ ràng kể trên thì cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác loại nấm bạn đang mắc và đưa ra phương hướng điều trị nhanh chóng nhất có thể.
Viêm quanh móng
Viêm quanh móng là tình trạng viêm nhiễm mô mềm xung quanh móng tay, thường do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh lý này hơn do hệ miễn dịch suy yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Dấu hiệu của viêm quanh móng mà mẹ bầu có thể dễ dàng phát hiện như:
-
Móng tay sưng đỏ, nóng rát và đau nhức.
-
Mủ có thể chảy ra từ nếp gấp móng.
-
Móng tay có thể bị biến dạng.
Nguyên nhân của hiện tượng viêm quanh móng này có thể đến từ việc sử dụng dụng cụ làm móng không được khử trùng, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, và hệ miễn dịch suy yếu do mang thai.
Bà bầu tập gym có được không? Những quy tắc an toàn cho mẹ
Bà bầu đi bộ có tốt không? Các lưu ý cho mẹ về vận động an toàn
Thực đơn giảm cân cho bà bầu và những lưu ý thực hiện
Nhiễm virus
Nhiễm virus là một trong những nguy cơ tiềm ẩn mà mẹ bầu có thể gặp phải khi sơn móng tay. Việc sử dụng dụng cụ làm móng không được khử trùng hoặc tiếp xúc với môi trường bẩn có thể khiến mẹ bầu lây nhiễm các loại virus như HPV (virus gây u nhú ở người) hoặc HSV (virus herpes simplex). Chính vì thế, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc các loại bệnh về da như: Mụn cóc xuất hiện ở chân hoặc tay; Mụn nước, lở loét ở khu vực xung quanh móng tay; Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị ảnh hưởng;...
Lúc này, mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc kháng virus mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Điều mà bạn cần làm đó là tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác để hạn chế lây lan virus, đồng thời đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có liệu pháp điều trị kịp thời.
Những loại hóa chất trong sơn móng tay có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
Như vậy, theo chúng ta thấy với những bệnh lý kể trên thì mẹ bầu không nên sơn móng tay. Tuy nhiên, để có câu trả lời cụ thể hơn cho thắc mắc “Mẹ bầu sơn móng tay được không?”. Mời bạn cùng Monkey tìm hiểu sâu hơn về các loại hóa chất trong sơn móng tay có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai ngay trong phần bài viết dưới đây.
Formaldehyde
Formaldehyde là một chất hóa học phổ biến được sử dụng trong nhiều sản phẩm, bao gồm cả sơn móng tay. Nó có khả năng gây ung thư, kích ứng da và mắt, và ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Đối với phụ nữ mang thai, formaldehyde có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, cuối cùng là gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp của mẹ bầu.
Toluen
Toluen là một dung môi phổ biến được sử dụng trong nhiều sản phẩm, bao gồm cả sơn móng tay. Nó có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ thống sinh sản và hệ thống miễn dịch.
Đối với phụ nữ mang thai, toluen có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, có một số nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với toluen trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là dị tật tim bẩm sinh. Ngoài ra, toluen cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi, dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, học tập và hành vi.
Dibutyl phthalate (DBP)
Dibutyl phthalate (DBP) là một hóa chất được sử dụng để làm dẻo sơn móng tay, giúp móng tay bóng mượt và bền màu hơn. Tuy nhiên, DBP cũng là một chất độc hại có thể gây ra nhiều nguy cơ cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
Một số nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với DBP trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là dị tật bộ phận sinh dục. Ngoài ra, DBP cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của thai nhi, dẫn đến các vấn đề về phát triển tình dục.
Bên cạnh đó, DBP có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của mẹ bầu, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng sinh sản. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của mẹ bầu, dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp và tuyến vú.
Lưu ý cho mẹ bầu sơn khi muốn sơn móng tay
Tóm lại, mẹ bầu sơn móng tay được không? Có thể, nhưng cần hạn chế. Sơn móng tay có thể giúp mẹ bầu cảm thấy đẹp hơn và tự tin hơn trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi:
-
Chọn loại sơn móng tay "không chứa 3 chất độc hại DBP, Toluene, Formaldehyde" hoặc có nhãn "an toàn cho phụ nữ mang thai".
-
Ưu tiên các loại sơn móng tay có nguồn gốc rõ ràng, uy tín và được chứng nhận an toàn.
-
Nên hạn chế sử dụng sơn móng tay trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
-
Nếu muốn sơn móng tay, chỉ nên sơn một lớp mỏng và không nên sơn quá thường xuyên.
-
Nên sử dụng các phương pháp làm đẹp móng tay an toàn khác như đánh bóng móng tay hoặc sử dụng sơn móng tay tự nhiên.
-
Nên sơn móng tay ở nơi thoáng khí và sau khi sơn móng tay, cần rửa tay sạch sẽ.
-
Sử dụng găng tay để bảo vệ da tay khỏi tiếp xúc với hóa chất trong sơn móng tay.
Xem thêm:
- Mẹ bầu bao nhiêu tuần có sữa non: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
- Bột ngũ cốc dinh dưỡng cho bà bầu: Lợi ích và cách dùng hợp lý
Tóm lại, mẹ bầu có thể sơn móng tay nhưng cần lưu ý một số điều mà Monkey đã cung cấp ở trên. Bên cạnh việc sơn móng tay, mẹ bầu cũng nên chú ý chăm sóc móng tay bằng cách giữ móng tay sạch sẽ và dưỡng ẩm móng tay bằng kem dưỡng móng hoặc dầu dừa. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi “Mẹ bầu sơn móng tay được không?”.