zalo
Bà bầu đi bộ có tốt không? Các lưu ý cho mẹ về vận động an toàn
Thai kỳ

Bà bầu đi bộ có tốt không? Các lưu ý cho mẹ về vận động an toàn

Phương Đặng
Phương Đặng

30/12/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Bà bầu đi bộ trong thai kỳ thực tế có nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng được phép đi bộ khi có bầu. Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ mình đi bộ có tốt không và nên vận động thế nào để an toàn cho cả 2 mẹ con.

Lợi ích từ thói quen đi bộ khi mang thai

Lợi ích từ thói quen đi bộ khi mang thai. (Ảnh: Internet)

Theo chuyên gia, đi bộ là một hoạt động thể thao phù hợp trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu muốn giữ gìn vóc dáng, tăng cường sức khỏe thì đây là lựa chọn tốt nhất. 

  • Duy trì sức khỏe tốt: Đi bộ nhẹ nhàng giúp bà bầu duy trì sức khỏe nói chung và tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ hô hấp và các cơ quan khác nói riêng. Đặc biệt, mẹ sẽ tránh được nguy cơ tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật,... là những tình trạng mà hầu như mẹ nào cũng gặp phải.

  • Kiểm soát cân nặng: Bằng việc hoạt động nhẹ nhàng thường xuyên, mẹ bầu có thể tiêu hao năng lượng dư thừa, từ đó giúp mẹ duy trì mức tăng cân theo tiêu chuẩn. Việc tăng cân vừa phải cũng hỗ trợ mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh dễ dàng hơn. 

  • Giảm đau lưng: Đi bộ có thể làm giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy mà hạn chế các cơn đau nhức mỏi lưng hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng tránh được những cơn đau vùng hông, háng ở những tháng cuối thai kỳ.

  • Cải thiện tâm trạng: Đi bộ là hoạt động vận động tăng cường sản xuất endorphin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Vì vậy, nếu mẹ bầu duy trì vận động nhẹ nhàng mỗi ngày thì không chỉ mẹ mà cả thai cũng luôn vui vẻ, hạnh phúc.

  • Tăng cơ hội sinh thường: Việc đi bộ hỗ trợ tăng cường độ chắc khỏe của cơ bụng, cơ sàn chậu giúp mẹ vượt qua cơn chuyển dạ nhẹ nhàng hơn. Dù vậy, cũng không thể khẳng định nếu mẹ đi bộ thường xuyên trong thai kỳ thì đều có thể sinh thường. Việc sinh thường hay mổ còn tùy thuộc tình trạng của mẹ và thai ở những tuần cuối cùng. 

Bà bầu đi bộ: Nên hay không? 

Như đã đề cập, đi bộ là hoạt động được khuyến khích trong thai kỳ, tuy nhiên việc đi bộ có tốt không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu. 

Bà bầu đi bộ có tốt không? 

Đối với mẹ bầu không có vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe thì việc đi bộ là RẤT TỐT để đạt được những lợi ích kể trên. Đặc biệt, nếu trước khi mang thai, mẹ đã có thói quen đi bộ hay tập thể dục thì trong thai kỳ, mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì hoạt động này với mức độ và cường độ phù hợp. 

Bà bầu đi bộ có tốt không? (Ảnh: Internet)

Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy? 

Vậy bà bầu đi bộ từ tháng nào là tốt nhất? Mẹ có thể bắt đầu đi bộ khi mới có thai nếu trước đó đã từng tập luyện. Đối với các mẹ chưa có thói quen tập thể dục trước đó thì nên đi nhẹ nhàng từ tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 của thai kỳ. Đây là thời gian thai nhi đã ổn định, bám chắc vào tử cung của mẹ nên việc đi lại sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Bà bầu đi bộ nhiều có tốt không? Có dễ đẻ không?

Dù hoạt động đi bộ được đánh giá tốt với bà bầu nhưng mẹ không nên đi quá nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Thông thường, mẹ bầu chỉ nên đi trong khoảng 15 - 30 phút, có thể tăng dần thời gian nếu sức khỏe đảm bảo và mẹ không cảm thấy mệt, bị thở dốc sau khi hoạt động. Cụ thể về cách đi bộ an toàn trong thai kỳ, các mẹ hãy đọc tiếp trong phần dưới đây.

Bà bầu đi bộ có dễ đẻ không? (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn bà bầu đi bộ đúng cách trong mỗi tam cá nguyệt

Với mỗi tam cá nguyệt, tần suất và cách thức đi bộ của mẹ bầu có sự thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là hướng dẫn bà bầu đi bộ chi tiết cho cả 3 giai đoạn với 3 mức độ DỄ, TRUNG BÌNH & NÂNG CAO:

Trong 3 tháng đầu (13 tuần đầu tiên)

Mức độ

Thời gian/ ngày

Tần suất/ tuần

Lưu ý

Dễ

15 - 20 phút

3 ngày

Có thể tăng lên 4 - 5 ngày/ tuần và mỗi ngày tăng 5 phút

Trung bình

20 - 40 phút

4 - 6 ngày

Có thể tăng thêm 5 phút/ ngày

Nâng cao

30 - 60 phút

6 ngày

 

Trong 3 tháng giữa (Từ tuần thứ 13 – 25)

Mức độ

Thời gian/ ngày

Tần suất/ tuần

Lưu ý

Dễ

10 - 15 phút

4 - 5 ngày

Có thể tăng lên 1 ngày/ tuần và 2 ngày tăng thêm thời gian.

Trung bình

25 - 40 phút

4 - 6 ngày

Có thể tăng thêm 5 phút/ ngày

Nâng cao

40 – 60 phút

6 ngày

Có thể tăng quãng đường và tăng tốc độ.

Trong 3 tháng cuối (Từ tuần thứ 26 – 40)

Mức độ

Thời gian/ ngày

Tần suất/ tuần

Lưu ý

Dễ

15 - 20 phút

4 - 6 ngày

Nên đi chậm vì bụng bạn đã khá lớn.

Trung bình

20 - 45 phút

5 - 6 ngày

Giảm khoảng cách và thời gian nếu bạn cảm thấy mệt.

Nâng cao

30 - 50 phút

6 ngày

Đi với tốc độ chậm, dừng nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.

Những lưu ý về vận động an toàn cho mẹ bầu đi bộ

Tham vấn ý kiến bác sĩ về sức khỏe trước khi tập luyện. (Ảnh: Internet)

Bà bầu đi bộ giúp ích cho cuộc chuyển dạ và duy trì thể lực tốt trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần ghi nhớ các vấn đề dưới đây để an toàn cho cả mẹ và con:

  • Tham vấn ý kiến bác sĩ về sức khỏe: Trước khi bắt đầu hoạt động, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng cơ thể không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ảnh hưởng đến việc đi bộ.  

  • Sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu: Kích thước bụng ngày càng tăng qua các tam cá nguyệt, vì vậy mẹ hãy sử dụng đai đỡ bụng để giảm bớt áp lực lên lưng, vùng hông và bàn chân.

  • Chọn giày thoải mái: Mẹ hãy chọn một đôi giày thoải mái, có độ bám tốt để tránh bị ngã và luôn chọn giày có kích thước vừa chân. Mẹ cũng có thể dán thêm miếng dán gót giày để chống sốc tốt hơn.

  • Ăn nhẹ trước khi đi: Trước khi đi bộ 30 phút, mẹ hãy bổ sung 1 bữa ăn nhẹ với các loại hoa quả, hạt ngũ cốc hoặc bánh ăn vặt. Lưu ý không nên ăn no mà chỉ ăn đến khi cảm thấy vừa bụng để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

  • Chọn thời điểm và địa điểm đi bộ phù hợp: Đi bộ trong thai kỳ, mẹ nên chọn khu vực địa hình bằng phẳng và bề mặt đất êm dịu để giảm áp lực lên cơ bắp và xương. Ngoài ra, cần tránh tập luyện dưới thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Về địa điểm, mẹ nên đi ở những nơi bằng phẳng để tránh vấp ngã, mất sức.

  • Đi bộ với tốc độ an toàn: Khi đi bộ, mẹ nên chủ động điều chỉnh tốc độ phù hợp với thể lực. Mẹ có thể bắt đầu đi với tốc độ trung bình, sau đó giảm dần. Điều này cũng giúp nhịp tim khi vận động được tăng giảm từ từ, tốc độ máu lưu thông vừa đủ để mẹ không bị quá mệt hay chóng mặt.

Gợi ý một số bài tập thể dục nhẹ nhàng cho mẹ hạn chế đi bộ trong thai kỳ

Nếu mẹ được chỉ định hạn chế đi bộ thì có thể thay thế bằng các môn tập luyện tại chỗ, ít di chuyển như Yoga hay Pilates.

Yoga cho mẹ bầu 

Yoga là liệu pháp tuyệt vời giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe, duy trì sắc vóc hiệu quả. Trong thai kỳ, các bài tập Yoga đều có tính chất điều hòa hơi thở, cải thiện nội tiết tố, tăng sức mạnh cho các vùng quan trọng và giảm đau mỏi cho toàn cơ thể. Mẹ có thể tham khảo bài tập mẫu dưới đây:

 

Pilates cho bà bầu

Pilates là một chuỗi các chuyển động giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng khả năng phối hợp giữa các bộ phận để cơ thể linh hoạt hơn. Ngoài ra, các bài tập này cũng hỗ trợ tăng cường cơ bụng, cơ lưng và cơ sàn chậu, đây là những vùng có thể bị ảnh hưởng trong khi mang thai và sau sinh. 

Tương tự như Yoga, Pilates cũng điều hòa hơi thở, nhịp tim và tăng cường miễn dịch giúp mẹ ngăn ngừa một số bệnh lý trong thai kỳ. Dưới đây là một bài tập mẫu:

Các thắc mắc liên quan đến vấn đề bà bầu đi bộ 

Ngoài những vấn đề bà bầu có nên đi bộ không, bà bầu đi bộ đúng cách thế nào thì các câu hỏi liên quan đến chuyển dạ, các hình thức đi bộ khác,...cũng được nhiều mẹ quan tâm.

Đi bộ có gây chuyển dạ không?

Đây là câu hỏi chung của các mẹ đang phân vân bà bầu gần sinh có nên đi bộ. Theo đó, ở một số mẹ có nguy cơ cao về sảy thai, tiền sản giật, dọa sảy, các bệnh lý khác thì việc đi bộ có thể gây chuyển dạ. 

Ngoại trừ trường hợp trên, các mẹ bầu khỏe mạnh vẫn nên tiếp tục duy trì vận động nhẹ nhàng với tốc độ và thời gian phù hợp để tránh bị kiệt sức, khó rặn đẻ nếu sinh thường. 

Đi bộ khi mang thai có thể tăng cơ hội sinh thường không?

Đi bộ có thể tăng cơ hội sinh thường bởi hoạt động này giúp cho phần xương vùng chậu khỏe mạnh, linh hoạt và mềm mại hơn. Khi có cơn chuyển dạ, vùng cơ sàn chậu dễ mở rộng giúp em bé chui qua thuận lợi.

Đi bộ khi mang thai có thể tăng cơ hội sinh thường không? (Ảnh: Internet)

Việc đi bộ đều đặn cũng giúp mẹ điều hòa hơi thở, cải thiện nhịp tim, hỗ trợ mẹ thở đúng trong quá trình rặn đẻ. Nhờ tập luyện từ trước nên các cuộc sinh thường có thể nhanh và giúp mẹ không bị mất sức.

Đi bộ trên máy chạy bộ khi mang thai có an toàn không?

Trong trường hợp thời tiết lạnh hoặc quá nóng, mẹ có thể đi bộ trên máy chạy bộ với tốc độ vừa phải. Lưu ý không nên chọn chế độ dốc, tăng tốc độ nhanh dễ khiến mẹ kiệt sức, thở dốc và chóng mặt sau khi tập. Ngoài ra, mẹ chỉ nên đi bộ và không được phép chạy bộ dẫn đến vấp ngã, tăng nguy cơ dọa sảy và các vấn đề khác.

Có thể thấy, bà bầu đi bộ là RẤT TỐT trong thai kỳ nhưng cần lưu ý các vấn đề về vận động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Hi vọng với những giải đáp và thông tin Monkey chia sẻ trên đây, mẹ sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!