zalo
Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?
Thai kỳ

Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

15/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sởi là căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp. Mẹ bầu bị sởi khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp thai phụ có thêm kiến thức đề phòng mắc bệnh.

Dấu hiệu bị sởi khi mang thai

Bệnh sởi có giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng lên tới hai đến ba tuần, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu bị sởi khi mang thai sau đây:

Giai đoạn ủ bệnh

Trong những ngày đầu tiên, khoảng thời gian 10-12 ngày sau khi bị nhiễm, người mẹ bị sởi khi mang thai sẽ không có dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Đến ngày thứ 9-10 thì bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng giống với bệnh cảm cúm thông thường khác như sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho, sổ mũi và đau họng ít. Những dấu hiệu trong giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài hai đến ba ngày.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này xảy ra trong khoảng 4 đến 5 ngày với các dấu hiệu:

  • Cơ thể sốt cao trong khoảng 39 – 40 độ C, kèm theo cảm giác mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, không muốn ăn và đau đầu liên miên.

  • Viêm ở mắt với các dấu hiệu như chảy nước mắt, kết mạc mắt bị đỏ, mi mắt sưng lên.

  • Bị viêm đường hô hấp trên nặng hơn trước: Ho dai dẳng, khản tiếng do viêm thanh quản.

  • Viêm đường tiêu hóa, rõ ràng nhất gây tiêu chảy.

  • Các hạt koplik với kích thước chỉ 0.5 đến 1mm, có tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ xuất hiện, nổi gồ lên bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn bệnh tiến triển đạt đến mức đỉnh điểm khiến mẹ rất khó chịu và đuối sức:

  • Cơn sốt tiếp tục tăng tới 40 đến 41 độ C. 

  • Xuất hiện phát ban sau khi sốt cao được 3 – 4 ngày.

  • Ban màu đỏ hoặc hồng, thử làm căng da thì biến mất.

  • Các ban sởi bắt đầu xuất hiện ở sau tai, sau lan dần sang hai bên má, tới cổ, xuống ngực rồi sang hai cánh tay; Trong 24 giờ tiếp theo, lan rộng ra lưng, hông và xuống chân dưới, nhiều khi nổi kín khắp thân thể.

  • Cảm thấy ngứa ngáy khắp mình. 

Giai đoạn hồi phục 

Sau 3 giai đoạn trên, sởi bắt đầu thoái trào và mẹ bầu bị sởi khi mang thai sẽ dần hồi phục:

  • Sau khi phát ban 3-5 ngày thì các nốt sởi dần biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện, chuyển màu nhạt dần đến khi thành màu xám cũng là lúc da bắt đầu bong vảy phấn sẫm màu và để lại vết thâm đen hằn trên da.

  • Nóng sốt cũng giảm dần và biến mất.

  • Ho vẫn chưa hết, kéo dài cho đến 1 – 2 tuần sau khi hết ban.

Ở một số ít trường hợp, phụ nữ có thai có thể chỉ bị sốt nhẹ thoáng qua, phát ban ít, tổng thể sức khỏe khá tốt, chỉ giống như bị cúm hoặc sốt phát ban thông thường nên thường bỏ qua. Cũng có khi bị sốt cao liên tục, ban không điển hình giống ban sởi, nhưng lại bị phù nề kèm theo viêm phổi nặng. Tùy theo thể trạng của mỗi mẹ mà bị lên sởi khi mang thai sẽ có các dấu hiệu như trên nhiều hay ít.

Bị sởi khi mang thai khá nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân mẹ bầu dễ bị sởi

Theo số liệu mà tổ chức UNICEF đã công bố trước đó, sởi là bệnh có khả truyền nhiễm cao hơn cả ebola, lao và cúm. Trong đó, mẹ bầu là đối tượng dễ bị nhiễm sởi bởi những nguyên nhân sau:

  • Chưa được tiêm phòng sởi trước khi có bầu.

  • Lúc mang thai sức đề kháng yếu hơn người bình thường nên dễ bị vi rút xâm nhập.

  • Thường xuyên đi khám thai ở những cơ sở y tế, dễ tiếp xúc với người đang mắc sởi, nguy cơ cao hơn khi không mang khẩu trang.

  • Tiếp xúc với các bề mặt chứa vi rút sởi (do vi rút này có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ) và sau đó chạm vào miệng, mũi của mình hoặc ăn uống khi chưa sát khuẩn tay.

Nguyên nhân mẹ bầu dễ bị sởi là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị lên sởi khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Phụ nữ nếu bị sởi khi mang thai không chỉ tác động xấu đến bản thân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

Ảnh hưởng đối với mẹ

Khi nhiễm sởi, vi rút sẽ tấn công vào hệ miễn dịch làm cho chúng yếu đi. Cơ thể mẹ sẽ phản kháng lại bằng cách gây sốt. Nếu sốt sốt cao đồng nghĩa với thân nhiệt tăng lên và nhịp tim của mẹ cũng gia tăng khiến cơ thể luôn rất mệt mỏi, khó thở.

Nếu bà bầu bị sốt cao trên 40 độ C sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm não, co giật, liệt, động kinh, mất tri giác và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ bị sởi khi mang thai tăng gấp ba lần so với phụ nữ không mang thai nhiễm sởi.

Ảnh hưởng đối với mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng của bệnh sởi đối với thai nhi

Khi người mẹ mắc sởi, dù ở giai đoạn nào của thai kỳ cũng khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển về thể chất khiến sau sinh bị nhẹ cân và hệ miễn dịch bị suy giảm nên dễ mắc bệnh viêm phổi, viêm đường tiết niệu,… Trường hợp thai nhi bị nhiễm sởi tiên phát thì tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao hơn do biến chứng viêm màng não bán cấp.

Lý giải về ảnh hưởng trên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nhiệt độ khu vực bên trong buồng tử cung của mẹ luôn ở mức cao hơn cơ thể từ 1 đến 1,5 độ C. Nếu mẹ bầu nhiễm sởi và phát bệnh với triệu chứng sốt 39-40 độ C thì nhiệt độ buồng ối tăng tới 40-40,5 độ C. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tần số tim thai và quá trình chuyển hóa của thai. Tim phai phải làm việc quá sức sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như trên cho em bé.

Bên cạnh đó, rất nhiều chị em lo lắng bản thân bị sởi khi mang thai có gây dị tật cho thai nhi hay không. Câu trả lời là còn tùy thuộc vào thời điểm mẹ nhiễm sởi. Nếu bạn bị sởi khi có bầu trong 3 tháng đầu thì nguy cơ thai nhi dị dạng rất cao, ở 3 tháng giữa có nguy cơ ít hơn và 3 tháng cuối nguy cơ khá thấp. 

Dù là ở giai đoạn thai kỳ nào đi nữa, nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị sởi thì thai phụ cũng nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán xác định. Nếu mắc sởi thì cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi, điều trị chặt chẽ với phác đồ phù hợp để hạn chế ít nhất các biến chứng có thể xảy ra cho cả mẹ và con.

Mẹ bầu cần đến bác sĩ thăm khám nếu nghi ngờ bị sởi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh sởi ở phụ nữ mang thai

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và có khả năng lây lan rất nhanh, nhất là ở những người có hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, để tránh nguy cơ bị sởi khi mang thai, bạn nên chú trọng việc phòng ngừa bệnh. Chị em có thể phòng bệnh với những lời khuyên sau đây của các chuyên gia:

Tiêm phòng sởi

Nữ giới hãy tiêm vắc xin phòng sởi sớm, đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trước khi có bầu. Vắc xin ngừa sởi được chế tạo từ những vi khuẩn sống nên khuyến cáo không tiêm cho phụ nữ mang thai. Thời gian tiêm tốt nhất là 3 tháng trở lên hoặc ít nhất là 1 tháng trước khi có thai. Mẹ nên tiêm 2 mũi trong trường hợp chưa tiêm mũi nào trước đây theo lịch hẹn của bác sĩ.

Chị em hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín, được Bộ Y tế cấp giấy phép trong hoạt động tiêm chủng vắc xin để tiêm. Cơ sở y tế tốt sẽ cung cấp cho chúng ta quy trình tiêm đảm bảo, chất lượng vắc xin tốt và được thăm khám, theo dõi đầy đủ trước cũng như sau khi tiêm, tránh được các biến chứng có thể xảy ra do tiêm.

Mẹ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai 3 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng 

Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu, bị suy dinh dưỡng,... tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút sởi tấn công cơ thể. Vì vậy, để phòng tránh bị sởi khi mang thai được hiệu quả, phụ nữ nên có một chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng và theo hướng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm mỗi ngày: Đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

  • Ăn uống đa dạng, đầy đủ với từ 15 - 20 loại thực phẩm/ngày, nhất là thực phẩm hỗ trợ tốt cho việc phòng ngừa bệnh sởi gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Lòng đỏ trứng, gan động vật, rau bina,các loại rau củ quả có màu vàng như ớt chuông, cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, đu đủ chín, xoài,...

  • Vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch: Cam, chuối, dâu tây, bưởi, ổi, dưa hấu, mồng tơi,...  

  • Kẽm để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp làm lành vết thương và ngăn ngừa sự tấn công của những vi rút, vi khuẩn: Gan, thịt lợn nạc, thịt bò, đậu hà lan, sữa, ngũ cốc, cá, tôm,...

Một số thực phẩm giàu vitamin C giúp mẹ phòng bệnh sởi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cũng cần chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, hỗ trợ phòng bệnh sởi được tốt hơn.

  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị hoặc có dấu hiệu bị bệnh. 

  • Hạn chế đến những nơi tập trung đông người, nhớ đeo khẩu trang khi ra ngoài.

  • Giữ ấm cơ thể để phòng nhiễm bệnh.

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sạch sẽ, phòng ốc thoáng mát.

  • Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để sát khuẩn.

Hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai khiến mẹ bầu dễ mắc nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh sởi. Mong rằng những chia sẻ trên đã cung cấp cho mẹ nhiều kiến thức hữu ích khi bị sởi khi mang thai. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh là cách hữu hiệu giúp mẹ có một thai kỳ nhàn hạ, con khỏe mạnh thông minh.

Measles in Pregnancy: Frequently Asked Questions - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/womens-health/2019/may/measles-in-pregnancy-faqs

Measles and pregnancy - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/measles-and-pregnancy

Measles During Pregnancy - Truy cập ngày 28/06/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/complications/measles.aspx

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!