zalo
Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả nhất
Thai kỳ

Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả nhất

Thúy Anh
Thúy Anh

15/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nghẹt mũi là một trong những vấn đề mẹ thường gặp trong giai đoạn mang thai. Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Bệnh có những triệu chứng nào? Làm thế nào để khắc phục? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm xử lý khi mắc bệnh.

Hiện tượng nghẹt mũi ở bà bầu là gì?

Nghẹt mũi khi mang thai là tình trạng mẹ bầu bị nghẹt mũi kéo dài trên 6 tuần, không có các triệu chứng khác. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau sinh 2 tuần. Dấu hiệu mẹ bầu bị nghẹt mũi trong thai kỳ khá giống với bệnh lý đường hô hấp, chúng bao gồm:

  • Nghẹt mũi liên tục kéo dài trên 6 tuần.

  • Mũi bị nghẹt nhiều hơn khi nằm ngủ, giấc ngủ bị ảnh hưởng.

  • Chảy nước mũi trong, hắt hơi.

  • Mẹ không bị đau đầu, sốt, ngứa mũi, đau mỏi người.

Nghẹt mũi khi mang thai không nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi

Một số nguyên nhân gây nghẹt mũi ở bà bầu là:

  • Viêm xoang, viêm mũi thai kỳ.

  • Dị ứng.

  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.

Mang thai bị nghẹt mũi có ảnh hưởng gì không?

Khi mang thai bị nghẹt mũi thì việc thở bằng mũi sẽ khó khăn hơn. Mẹ bầu phải thở bằng miệng. Bà bầu bị ngạt mũi khó thở sẽ không cung cấp đủ oxy cho nhu cầu cơ thể. Cả mẹ và thai nhi bị thiếu oxy sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Tăng huyết áp thai kỳ.

  • Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.

  • Thai nhi không đủ oxy có thể chậm phát triển trong tử cung.

  • Giấc ngủ của mẹ bầu nghẹt mũi bị ảnh hưởng gây căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

Tình trạng nghẹt mũi khi mang bầu không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sẽ biến mất sau khi mẹ sinh. Tuy nhiên, bệnh kéo dài có thể khiến sức khỏe mẹ giảm sút, ảnh hưởng đến việc thai nhi phát triển bình thường.

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có thể bị mất ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, việc mẹ có bầu bị nghẹt mũi hắt hơi cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vùng bụng sẽ bị tác động, áp lực, tăng nguy cơ động thai, nguy hiểm hơn là sảy thai. Dù biến chứng này không lớn nhưng mẹ cũng không nên chủ quan.

Trong trường hợp mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai do bệnh lý nghĩa là hệ miễn dịch của mẹ suy yếu. Điều này khiến virus, vi khuẩn xâm nhập hệ hô hấp, tác động xấu đến thai nhi. Bé có thể bị nhiễm trùng bào thai hoặc suy dinh dưỡng. Chính vì thế, dù phụ nữ mang thai bị nghẹt mũi do sinh lý hay bệnh lý thì mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe của mình.

Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai?

Xông hơi trị nghẹt mũi khi mang thai

Cách xông hơi cho bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Mẹ hãy đun sôi nước trong nồi lớn, dùng khăn lớn trùm đầu lại, đặt chậu nước xông bên dưới mặt để hơi nóng bốc lên. Mẹ hít lấy hơi nước trong vài phút để giảm nghẹt mũi.

Dùng máy phun sương tạo độ ẩm

Mẹ bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Mẹ hãy đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng để tạo không khí ẩm ướt làm dịu tình trạng ngứa mũi. Tuy nhiên, mẹ hãy làm sạch bộ phận làm ẩm của máy phun sương thường xuyên, thay nước để không phát triển vi khuẩn nhé!

Mẹ có thể dùng máy phun sương để tạo độ ẩm phòng ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bị ngứa khi mang thai: Mức độ nào là nguy hiểm?

Nước muối sinh lý là cách trị nghẹt mũi khi mang thai

Một cách chữa nghẹt mũi khi mang thai là dùng nước muối sinh lý. Mẹ hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều chỉ sau 5 - 10 phút.

Rửa mũi

Mẹ hãy pha 1 muỗng cà phê muối và baking soda vào chai nước rồi lắc đều. Sau đó, mẹ dùng dụng cụ rửa mũi hoặc bơm kim tiêm đã bỏ kim để bơm dung dịch vào mũi, để nước chảy ra bên kia. Mẹ hãy lặp lại thao tác này vài lần đến khi tình trạng nghẹt mũi giảm.

Kê gối cao khi nằm

Một biện pháp để giải đáp thắc mắc bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao chính là kê gối cao khi nằm. Mẹ hãy giữ cho mũi cao hơn tim để rút hết nước nhầy trong mũi, giảm nghẹt mũi và ợ nóng. 

Tập thể dục

Áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, yoga là cách để điều trị nghẹt mũi khi mang thai hiệu quả. Mẹ không nên tập thể dục ngoài trời để tránh ô nhiễm khói bụi, làm trầm trọng hơn tình trạng nghẹt mũi. Mẹ cũng nên thường xuyên thực hiện các bài tập tim mạch để cải thiện máu lưu thông, cho giấc ngủ ngon hơn trong các tháng cuối thai kỳ.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi ổn định sức khỏe tốt. Mẹ cần tránh xa các thức uống chứa caffeine như cà phê hoặc trà khi mang thai.

Uống nhiều nước là cách giúp mẹ bầu giảm thiểu nghẹt mũi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung vitamin C

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ phòng ngừa tình trạng chảy máu mũi. Mẹ nên tăng cường ăn cà chua, kiwi, ớt chuông, cam, bưởi, ổi, sơ ri… Mặc dù vậy, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn để an tâm hơn.

Giữ ấm chân

Mẹ có thể mang vớ khi đi ngủ và thoa dầu gió vào chân trước khi mang vớ. Việc này sẽ giúp cho cơ thể và chân của mẹ ấm hơn, từ đó giảm sưng mũi hiệu quả.

Uống trà gừng

Trong dân gian, gừng có công dụng chống viêm rất tốt. Các mẹ bầu bị nghẹt mũi hãy pha nước nóng với vài lát gừng tươi, cho thêm 1 muỗng mật ong rồi uống khi còn ấm. Trà gừng mật ong có tác dụng làm ấm cơ quan hô hấp, cải thiện nghẹt mũi hiệu quả.

Nghẹt mũi trong thai kỳ không phải là bệnh quá nguy hiểm nên mẹ hãy hoàn toàn yên tâm. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao. Thực hiện các biện pháp giảm nghẹt mũi tự nhiên và đi khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!