zalo
Bị ngứa khi mang thai: Mức độ nào là nguy hiểm?
Thai kỳ

Bị ngứa khi mang thai: Mức độ nào là nguy hiểm?

Thúy Anh
Thúy Anh

15/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi mang thai, cơ thể mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có các cơn ngứa ngáy. Bị ngứa khi mang thai có nguyên nhân là gì? Để hạn chế tình trạng này thì mẹ bầu cần làm gì? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để có được lời giải đáp cụ thể nhất.

Triệu chứng ngứa khi mang thai

Tình trạng mẹ bầu bị ngứa da khi mang thai khá phổ biến. Các trường hợp đa số lành tình. Mẹ bầu không nên quá lo lắng. Triệu chứng mẹ bầu có thể gặp phải là:

  • Ngứa ngáy và đỏ da ở lòng bàn tay, bàn chân.

  • Toàn thân phát ban hoặc ngứa ngáy.

  • Da rạn gây ngứa ngáy ở bụng, ngực, mông, đùi.

Mang thai bị ngứa da là tình trạng phổ biến. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai bị ngứa da có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn thai kỳ, thường gặp ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Bị ngứa khi mang thai có thể tự biến mất sau khi mẹ sinh em bé, thai nhi không bị ảnh hưởng gì.

Tại sao nhiều người bị ngứa khi mang thai?

Mẹ bầu sẽ trải qua nhiều biến đổi về thể chất và tâm lý khi mang thai, từ đó dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có nổi mẩn ngứa khi mang thai. Có đến 40% thai phụ gặp phải tình trạng này.

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa khi mang thai có thể kể đến là:

  • Hệ miễn dịch và nội tiết tố cơ thể thay đổi.

  • Thai nhi phát triển trong tử cung gây giãn, căng, khô da.

  • Mẹ bầu bị mắc bệnh về da liễu như dị ứng, mề đay cũng dễ bị mẩn ngứa khi mang thai

Bị ngứa khi có bầu có nguy hiểm không?

Thông thường thì tình trạng bị mẩn ngứa khi mang thai không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc mang thai bị ngứa khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, nhất là ở các tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu có thể gãi làm da trầy xước gây mất thẩm mỹ.

Mẹ hãy yên tâm rằng các cơn ngứa sẽ không kéo dài và thường chấm dứt sau khi sinh em bé. Nếu mẹ bị sản ngứa khi mang thai kèm theo nhiều triệu chứng bất thường thì mẹ hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Bị ngứa khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi mẹ bầu bị ngứa

Mặc dù khi mang thai bị ngứa khắp người không phải là một vấn đề nguy hiểm nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

Cách hạn chế ngứa khi mang thai

Khi bị nổi mẩn ngứa khi mang thai, mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách áp dụng một số biện pháp như:

  • Không được cào hay gãi ngứa: Nếu mẹ càng gãi thì lớp da sẽ càng tổn thương, kích thích da khiến ngứa nhiều hơn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bội nhiễm da ảnh hưởng sức khỏe. Mẹ hãy dùng khăn mát để chườm lên vùng da bị ngứa.

  • Thường xuyên vệ sinh thân thể đúng cách bằng việc tắm nước ấm. Mẹ có thể dùng sữa tắm không gây khô da hoặc tắm với yến mạch để giảm cơn ngứa. Sau khi tắm, mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm để bổ sung nước cho da, tránh gây khô da. Mẹ không nên ngâm nước quá lâu để không khiến da bị mất nước. Các loại xà phòng có độ pH cao cũng dễ gây kích thích da, gây nổi ngứa khi mang thai.

  • Giữ ẩm và chống rạn da bằng các loại tinh dầu từ thành phần tự nhiên như hướng dương, hạnh nhân hoặc dùng kem dưỡng ẩm. Thời điểm tốt nhất mà mẹ bầu nên sử dụng là sau khi tắm và trước khi đi ngủ. Khi thoa kem lên bụng, mẹ hãy thoa nhẹ nhàng để tử cung không bị kích thích.

  • Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài cũng là một biện pháp giúp mẹ hạn chế bị ngứa khi mang thai. Mẹ cần chú ý giữ cho vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng không được lạm dụng để không làm thay đổi môi trường pH tự nhiên trong âm đạo.

  • Có thai bị ngứa phải làm sao? Mẹ hãy xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất với các thức ăn giàu vitamin A, vitamin D. Mẹ cần tránh ăn đồ cay nóng, uống 2 lít nước mỗi ngày.

Mẹ bầu nên bổ sung vitamin A và D trong chế độ ăn uống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Thai nghén nguy cơ cao là gì? Mẹ cần lưu ý điều gì?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tuy tình trạng mẩn ngứa thai kỳ thường lành tính nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu cơn ngứa kèm theo dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác thì mẹ hãy đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị. Một số triệu chứng cho thấy có thai bị nổi mẩn ngứa là nguy hiểm bao gồm:

  • Mẹ mang thai bị ngứa toàn thân cùng dấu hiệu vàng da. Điều này cho thấy mẹ có khả năng mắc chứng ứ mật hay mật kém lưu thông.

  • Mẹ ngứa phát ban, sốt: Có thể là triệu chứng bệnh herpes, thủy đậu…

  • Mang thai nổi mẩn ngứa kèm theo tổn thương ngoài da: Có thể là bệnh vảy nến, chàm…

  • Âm đạo ngứa và nóng rát là biểu hiện của chứng viêm nhiễm, nhiễm nấm âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu…

Nếu phát hiện các biểu hiện trên, mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân chính xác để tìm phương pháp điều trị phù hợp, an toàn.

Thăm khám định kỳ giúp mẹ phát hiện bệnh kịp thời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cơn ngứa khiến cho mẹ bầu khó chịu dù không ảnh hưởng đến thai nhi. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có lời giải đáp cụ thể nhất cho vấn đề bị ngứa khi mang thai. Mẹ cũng đừng quên đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên cơ thể nhé.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!