Nhiều phụ nữ khá lo lắng khi lần đầu tiên biết mình mang thai. Bà bầu tháng thứ 1 cần biết được dấu hiệu của việc mang bầu và những điều phải lưu ý trong giai đoạn nhạy cảm này.
Dấu hiệu mang thai tháng thứ nhất
Không phải ai cũng dễ dàng nhận biết được dấu hiệu của việc mang bầu tháng thứ nhất. Đó là:
-
Trễ kinh 5 đến 7 ngày và trong chu kỳ kinh có xảy ra quan hệ vợ chồng.
-
Cơ thể mệt mỏi hơn bình thường một chút.
-
Bị táo táo bón, đầy hơi.
-
Bụng có dấu hiệu bị co thắt nhẹ, nhất là ở vùng bụng dưới, khá giống với đau bụng kinh.
-
Ngực dần trở nên nhạy cảm hơn hoặc thậm chí hơi đau.
-
Xuất hiện máu báo trên quần chíp.
-
Có thể hơi buồn nôn.
-
Đi tiểu thường xuyên hơn.
Không phải mẹ bầu nào cũng có thể gặp tất cả triệu chứng trên. Để biết chính xác mình có đang mang bầu hay không, bạn cần tới sự hỗ trợ của que thử thai và thăm khám tại cơ sở y tế.
Thai nhi 4 tuần đầu đã phát triển những gì?
Em bé 4 tuần mới chỉ là một phôi thai nằm trong túi thai, có kích thước khoảng 2mm. Thai nhi lúc này bắt đầu hình thành màng ối và túi noãn hoàng. Màng ối có nước ối bao quanh để bảo vệ cho phôi thai; Túi noãn hoàng có nhiệm vụ tạo máu để nuôi dưỡng phôi thai, cho đến khi nhau thai được hình thành đầy đủ để thực hiện chức năng này.
Thai nhi 1 tháng tuổi đang trong quá trình hình thành và phát triển các cấu trúc chuẩn bị cho việc tạo hình dạng của mặt, cổ. Tim và các mạch máu cũng đang phát triển dần, trong khi phổi, dạ dày và gan mới chỉ xây dựng những nền móng đầu tiên.
Những triệu chứng bà bầu tháng đầu tiên có thể gặp
Mẹ mang thai tháng đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện khá nhiều triệu chứng. Nguyên nhân là do nồng độ HCG tăng lên, buồng trứng đã ngừng rụng trứng và kích hoạt sản xuất nhiều nội tiết tố progesterone và estrogen để giữ cho lớp niêm mạc tử cung không bị bong tách, hỗ trợ sự phát triển của nhau thai.
Bà bầu tháng thứ 1 sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau qua mỗi tuần.
Tuần 1 và tuần 2
-
Cơ thể tăng giảm nhiệt độ một cách bất thường.
-
Cổ tử cung và âm đạo tăng tiết dịch nhầy.
Tuần thứ 3
-
Cảm giác bị lợm giọng, chán ăn.
-
Thay đổi khứu giác, cảm thấy khó chịu với một mùi hương mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
-
Cảm nhận căng tức ở vùng bụng dưới.
Tuần thứ 4
-
Có thể có máu báo màu hồng, nhưng bụng không đau.
-
Tâm trạng thất thường, lúc vui lúc buồn vô cớ.
-
Bị đầy hơi và chuột rút.
-
Cơ thể mệt mỏi, đau ngực, hoặc buồn nôn.
-
Cảm thấy đau đầu.
Tùy thể trạng của mỗi người mà Bà bầu tháng đầu tiên có thể có rất nhiều triệu chứng như trên, hoặc có thể chỉ có một vài triệu chứng.
Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân thì phù hợp nhất?
5+ lưu ý quan trọng khi mang thai tháng đầu
Bà bầu tháng thứ 1 đang lo lắng không biết mình cần phải làm gì để bảo vệ thai nhi và bước qua giai đoạn rất nhạy cảm này như thế nào. Hãy lưu ý những điều quan trọng dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là điều người mẹ cần chú trọng tìm hiểu ngay sau khi biết mình mang thai. Mẹ cần biết mình nên ăn gì và kiêng gì.
Thực phẩm nên ăn
Bà bầu tháng thứ 1 cần chú ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng sau đây bởi em bé đang tập trung phát triển trí não và hệ thần kinh.
-
Protein góp phần vào sự hình thành các bộ phận, cơ quan trong cơ thể bé và tăng sức đề kháng cho mẹ: Cần bổ sung thêm 10 – 18g mỗi ngày với trứng, sữa, thịt gia cầm, thịt nạc, các loại cá,...
-
Canxi giúp hình thành xương và răng cho thai nhi và hạn chế nhức mỏi, chuột rút ở mẹ: Hải sản như tôm, cua, ghẹ, các loại cá, trứng, sữa,…
-
Axit folic giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở phôi thai, ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh lớn về não và cột sống: Cải bó xôi, súp lơ, ngũ cốc, các loại hạt,…
-
Omega-3 cần giúp phát triển trí não và mắt của thai nhi: Quả óc chó, dầu hạt cải, rau có màu xanh đậm, hạt lanh, cá trích, cá hồi,…
-
Các loại vitamin thiết yếu khác như A, B, C,… Có nhiều trong rau củ quả, trái cây chín.
-
Thực phẩm giảm ốm nghén: Nước trà gừng, nước chanh, sữa chua, trái cây tươi hoặc sấy khô, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười,...
Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thu hơn và lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Những thực phẩm không nên ăn
Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và sức khỏe của mẹ, bà bầu tháng thứ 1 nên tránh ăn các thực phẩm sau:
-
Thực phẩm chưa nấu chín như trứng luộc lòng đào, sushi, hàu nướng tái, phở tái,... có chứa nhiều vi khuẩn và chất độc hại có thể gây nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm.
-
Đồ uống có chứa các chất kích thích có trong cafe, bia, rượu,... sẽ khiến nhịp tim, huyết áp mẹ tăng lên và có thể trực tiếp truyền sang thai nhi, gây ra dị tật bẩm sinh, não bộ chậm phát triển.
-
Thực phẩm gây co thắt tử cung như đu đủ xanh, mướp đắng, rau răm, rau ngót,... tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc làm thai chết lưu.
-
Thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá thu vua, cá ngừ… gây dị tật thai nhi.
Chế độ vận động, sinh hoạt
Có rất nhiều điều trong chế độ vận động sinh hoạt mà các chuyên gia khuyên bà bầu tháng đầu tiên cần lưu ý, bao gồm:
Không làm việc quá sức, vận động mạnh
Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được mang vác các đồ vật nặng hoặc làm việc quá sức, vận động thể lực quá mạnh bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, mẹ cũng sẽ bị sa tử cung nên rất dễ gây sảy thai. Thai phụ nên sắp xếp những việc cần làm một cách hợp lý, kết hợp với nghỉ ngơi để không bị lao lực.
Hạn chế nhuộm tóc, sơn móng
Mẹ cần hạn chế làm điều này bởi trong thuốc nhuộm và sơn móng có thể chứa các chất độc hại như retinol, phthalates, acid salicylic,... ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và cả sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bà bầu hãy tạm thời dừng làm đẹp và đợi đến khi bé cứng cáp rồi hãy làm.
Tránh đi giày cao gót
Dù đây là điều quan trọng khi mang thai tháng đầu tiên nhưng vẫn có một số mẹ ít lưu tâm và vẫn duy trì thói quen này. Việc đi giày cao gót sẽ khiến bà bầu rất dễ bị té ngã, có thể gây sảy thai. Chị em bầu bì nên chọn cho mình những đôi giày thấp, chất liệu mềm để tăng sự thoải mái cho đôi chân.
Tránh xa khói thuốc lá
Dù là hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động cũng khiến chúng ta phải đối mặt với rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm, bởi chúng chứa hơn 4.000 chất độc hoá học. Nếu bà bầu hít phải khói thuốc lá có thể khiến trẻ sinh ra bị các vấn đề như sinh thiếu tháng, bị dị tật bẩm sinh và trí não chậm phát triển.
Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu
Việc đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ tăng nguy cơ đau đầu gối, phù chân, suy giãn tĩnh mạch và chuột rút ở phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ đi lại, vận động nhẹ nhàng để tăng sự lưu thông của máu xuống chân. Điều này cần được mẹ bầu duy trì trong toàn bộ thai kỳ chứ không riêng gì tháng đầu tiên mang thai.
Không tắm bồn hoặc ngâm mình trong nước quá nóng
Nếu trước đó bạn có sở thích tắm bồn hoặc ngâm mình trong nước nóng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, căng thẳng thì nên từ bỏ sở thích này khi mang thai. Thói quen này có thể khiến bà bầu tháng thứ 1 dễ bị cảm lạnh, làm suy giảm hệ miễn dịch và dễ bị virus tấn công hơn, từ đó mà sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
Quan hệ khi mang thai tháng đầu
Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra việc quan hệ khi mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi nên khi mang thai tháng thứ nhất mà sức khỏe mẹ ổn định thì mẹ hoàn toàn có thể tiến hành các cuộc yêu. Tuy nhiên, cần lựa chọn tư thế phù hợp và thực hiện nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh lên em bé.
Trường hợp thai phụ được bác sĩ khuyến cáo không nên quan hệ khi mang thai thì cần phải hạn chế và kiêng cữ để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, chị em nên chú ý sử dụng bao cao su nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bà bầu tháng thứ 1 xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, xử lý kịp thời:
-
Bị nhức đầu, choáng và có thể ngất: Có khả năng là bị động thai, cơ thể mất nước hoặc vấn đề liên quan đến tim mạch.
-
Thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu rắt, tiểu buốt: Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu để lâu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
-
Vùng chậu bị đau với cường độ mạnh: Dấu hiệu chấn thương hoặc nhiễm khuẩn vùng chậu, gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu.
-
Dịch tiết âm đạo bất thường, có thể kèm chảy máu, đau bụng, ớn lạnh: Dọa sảy thai.
-
Bàn chân, tay hoặc mặt bị sưng một cách đột ngột: Có thể bị tiểu đường thai kỳ hoặc cơ thể giữ nước bất thường do các vấn đề của thận.
-
Nôn kéo dài, thậm chí ra máu do ốm nghén: Dễ khiến mẹ suy nhược cơ thể, thai nhi thiếu chất dinh dưỡng.
Chúc bà bầu tháng thứ 1 luôn mạnh khỏe và an tâm hơn với những chia sẻ trên. Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng, hãy tạm gác những thói quen trước đây và tập trung làm những thứ tốt nhất dành cho con, đó cũng là cách để mẹ giữ được sức khỏe của bản thân mình.
1 Month Pregnant: Symptoms and Fetal Development - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/1-month-pregnant
What happens in the first month of pregnancy? - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month
What to Expect at 1 Month Pregnant - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/1-month-pregnant-belly