zalo
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm sao để phát hiện sớm?
Thai kỳ

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm sao để phát hiện sớm?

Thúy Anh
Thúy Anh

20/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trên thế giới có đến 15% phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Biết được tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không và cách phát hiện sớm sẽ giúp mẹ bầu chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách kỹ càng.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu tăng cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai. 

Bệnh rất hiếm khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt nên chỉ được phát hiện trong những lần mẹ bầu đi khám thai định kỳ. Tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh 6 tuần.

Tiểu đường thai kỳ là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các đối tượng có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ là:

  • Người thừa cân, béo phì.

  • Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường.

  • Tiền sử sinh con từ 4kg trở lên.

  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose, chẳng hạn như bị tiểu đường vào lần mang thai trước đó hoặc glucose niệu dương tính.

  • Mang thai ở tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, thường là trên 35 tuổi.

  • Tiền sử sản khoa bất thường như sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi.

  • Chủng tộc: Người châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao.

  • Hội chứng đa nang buồng trứng.

Những ai có nguy cơ dễ bị tiểu đường thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3% đến 7% trên tổng số phụ nữ mang thai. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho cả mẹ lẫn con.

Triệu chứng mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Các dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Thường xuyên khát nước, hay bị giật mình thức giấc giữa đêm để uống nước.

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu nhiều hơn so với các sản phụ khác.

  • Vết thương do bị trầy xước rất lâu lành.

  • Vùng kín dễ bị nhiễm nấm, dùng thuốc điều trị nấm thông thường không hiệu quả.

  • Sụt cân, mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống.

Dấu hiệu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những triệu chứng không xuất hiện rõ ràng nên không được phát hiện sớm thì mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Mối nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ lẫn thai nhi. Cụ thể thì bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng gì không?

Ảnh hưởng đối với người mẹ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai, sinh non, tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, viêm đài bể thận, thai to phải mổ lấy thai. 

Về lâu dài, phụ nữ mang thai bị tăng nguy cơ tiến triển bệnh thành đái tháo đường type 2 cùng các biến chứng liên quan, nhất là biến chứng về tim mạch.

Người mang thai bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ đối mặt với các tai biến trong giai đoạn mang thai cao hơn so với những thai phụ bình thường. Những tai biến thường gặp là:

  • Cao huyết áp trong thai kỳ khiến mẹ dễ bị tiền sản giật, sản giật, suy gan, suy thận, tai biến mạch máu não, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non…

  • Sinh non do kiểm soát glucose huyết muộn, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, tiền sản giật, tăng huyết áp.

  • Đa ối: Xảy ra từ tuần thứ 26 đến 32 của thai kỳ, tăng nguy cơ sinh non.

  • Sảy thai và thai lưu.

  • Nhiễm khuẩn niệu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến viêm đài bể thận, gây ra nhiều tai biến khác như sinh non, nhiễm ceton, nhiễm trùng ối.

  • Ảnh hưởng về lâu dài: Mẹ bầu có tiền sử đái tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ tái bệnh trong những lần mang thai tiếp theo. Ngoài ra, thai phụ cũng dễ bị tăng cân quá mức, béo phì sau sinh nếu không xây dựng chế độ ăn và luyện tập thích hợp. 

Bệnh có thể ảnh hưởng về lâu dài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu thì thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng không kém.

Ảnh hưởng đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ sẽ tác động đến quá trình phát triển của thai nhi, chủ yếu ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh. 

Các thay đổi thường xảy ra ở tuần thứ 6, thứ 7 thai kỳ. Vào giai đoạn 3 tháng giữa, nhất là 3 tháng cuối, thai nhi có tình trạng tăng tiết insulin gây tăng trưởng quá mức.

Các biến chứng thường gặp ở thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ là:

  • Thai to, tăng trưởng quá mức do sự tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Hàm lượng glucose này sẽ kích thích tuyến tụy của thai nhi bài tiết insulin, tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi khiến thai phát triển nhanh chóng.

  • Hạ glucose huyết tương cùng bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Biến chứng này chiếm tỷ lệ từ 15 đến 25%.

  • Bệnh lý về đường hô hấp, hội chứng nguy kịch hô hấp: Biến chứng này khiến 30% trẻ sơ sinh tử vong.

  • Thai nhi tử vong ngay sau sinh.

  • Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.

  • Các ảnh hưởng lâu dài: Trẻ trưởng thành dễ bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần - vận động.

Thai nhi bị ảnh hưởng khá nhiều nếu mẹ bị bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì bệnh khá nghiêm trọng nên mẹ bầu cần lưu ý để kịp thời phát hiện và thăm khám. Tuy nhiên, làm thế nào để chẩn đoán sản phụ bị tiểu đường thai kỳ?

Xem thêm: Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để con tăng cân và phát triển toàn diện?

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Đáp án của câu hỏi “Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?” là có, rất nguy hiểm. Do đó, những thai phụ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, còn được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.

Phương pháp này được dùng trong chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường, đặc biệt là dùng để phát hiện bệnh. Mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện vào giữa tuần thai thứ 24 và 28.

Làm sao để biết bản thân mắc tiểu đường thai kỳ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách thức xét nghiệm dung nạp glucose như sau: 

  • Thai phụ được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. 

  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ lấy máu của mẹ trước và sau khi mẹ uống một hợp chất lỏng có chứa 75g đường mang đi xét nghiệm. 

  • Kết quả sẽ cho biết mẹ có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?” và cách phát hiện bệnh sớm. Thai phụ hãy luôn kiểm soát mức đường huyết trong quá trình mang thai để giảm nguy cơ biến chứng nhé!

Gestational Diabetes Mellitus: Long-Term Consequences for the Mother and Child Grand Challenge: How to Move on Towards Secondary Prevention? - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fcdhc.2020.546256/full#:~:text=Additionally%2C%20fetal%20complications%20of%20GDM,long%20after%20the%20index%20pregnancy.

How Gestational Diabetes Can Impact Your Baby - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.diabetes.org/diabetes/gestational-diabetes/how-will-this-impact-my-baby

How Gestational Diabetes Affects You and Your Baby - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.webmd.com/baby/gestational-diabetes-you

What are the risks of gestational diabetes? - Truy cập ngày 20/04/2022

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/gestational-diabetes/what-are-risks-gestational-diabetes

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!