zalo
Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả nhất
Thai kỳ

Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả nhất

Thúy Anh
Thúy Anh

07/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi mang thai, mọi loại bệnh đối với mẹ bầu đều tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Nổi mề đay khi mang thai cũng không ngoại lệ. Không những làm cho mẹ mệt mỏi, khó chịu mà còn thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về bệnh. 

Nổi mề đay khi mang thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?                  

Nổi mề đay khi mang thai là những cơn phát ban hình thành nên những nốt sần nhỏ, đầu đỏ, xuất hiện trên vết rạn da. Các nốt sần tập hợp thành mề đay. Nổi mề đay xảy ra khi mẹ bầu ở ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối thai kỳ. Chúng hay xuất hiện ở các vùng hay bị rạn trong thời kỳ mang thai như bụng, rốn, bắp đùi,..

Nổi mề đay khi mang thai là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có những trường hợp mẹ bầu nổi mề đay không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bệnh có thể tự chấm dứt sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 

Bị mề đay khi mang thai làm cho các mẹ ngứa ngáy, khó chịu và mệt mỏi. Các trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện các biến chứng như: Nhiễm trùng da, sốc phản phệ, sinh non, dọa sinh non,...                                                               

Thêm vào đó, bị nổi mề đay khi mang thai sẽ làm tăng khả năng dị tật của thai nhi. Con dễ mắc các tật về mắt, hở hàm ếch, các vấn đề về thần kinh. Ngoài ra, mề đay còn có tính di truyền, đứa bé có khả năng bị mề đay sau khi được sinh ra và biểu hiện ở một độ tuổi nhất định.

Tại sao người mang thai hay bị nổi mề đay? 

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc mẹ bị nổi mề đay khi mang thai, điển hình như:

  • Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, nồng độ hormone Estrogen và Progesterone trong huyết tương thay đổi, từ đó làm tăng kích thích tế bào hắc tố dẫn đến nổi mề đay và gây mẩn ngứa khắp người. 

  • Sử dụng thực phẩm chức năng: Bổ sung canxi, sắt vượt quá nhu cầu của cơ thể. Các mẹ có thể bị mề đay khi mang thai nếu sử dụng các thực phẩm chức năng quá đà.

  • Yếu tố khác: Có thể là do di truyền, dị ứng phấn hoa, điều kiện thời tiết, da nhạy cảm dễ tổn thương,...

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân làm nổi mề đay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị nổi mề đay có triệu chứng gì?

Các mẹ có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu của bệnh nổi mề đay khi mang thai như:

  • Khó chịu, ngứa ngáy, kích thích phản ứng gãi. Phản ứng này khiến mẹ bầu gãi vào vết thương điên cuồng. Chỗ bị gãi bị tróc da, trầy da, vết thương chảy máu nhiễm khuẩn.

  • Các nốt sần mẩn đỏ tập trung thành cụm hoặc trải rải rác ở các vùng da bị rạn. Đặc biệt, các nốt sần tập trung ở bụng vì nơi này bị rạn da nhiều nhất

  • Bệnh kéo dài thì cơ thể có hiện tượng sưng ở phần khuôn mặt.

  • Mẹ bầu bị nổi mề đay có thể bị đau đầu, khó thở, sốt, đau họng,...

Mẹ bầu có thể bị khó thở khi bị nổi mề đay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay

Khi bị nổi mày đay khi mang thai, các mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để “sơ cứu” bản thân.

  • Sử dụng đá bỏ vào túi chườm sau đó tiến hành chườm lạnh lên những vết sần hồng hồng.

  • Mặc quần áo với chất liệu thoải mái, thấm hút tốt.

  • Ăn nhiều hoa quả, bổ sung đầy đủ các vitamin A,D,E,K,..

  • Thay cái loại xà phòng có tính làm sạch và tẩy rửa mạnh. Các mẹ nên chuyển sang dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên 100%. Không gây hại cho da mà còn cấp ẩm giúp da sáng bật tone.

  • Thay quần áo thường xuyên. Thường xuyên thay ga trải giường. Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Mẹ bầu bị nổi mề đay cần ăn nhiều trái cây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Nếu bị COVID khi mang thai, mẹ bầu cần làm gì?

Lưu ý đối với người mang thai bị nổi mề đay

Một trong những điều các mẹ tuyệt đối không được làm khi bị nổi mề đay chính là:

  • Không được gãi: Phản ứng muốn gãi chỉ giải quyết được cảm giác ngứa ngáy tức thời, gãi không giúp các mẹ hết ngứa. Mặt khác, khi gãi, các mẹ vô tình làm cho vết thương ngày càng trở nặng hơn. Chỗ bị gãi sẽ ửng đỏ, sưng và ứa máu. Thêm vào đó, gãi làm cho mức độ lây lan của bệnh trên các vùng da khác của cơ thể diễn ra nhanh hơn.

  • Tuyệt đối không được mặc các loại vải có chất liệu thô, nhiều lông tơ, chi tiết trên áo quá phức tạp và rườm rà. Những họa tiết trên áo tì lên da sẽ kích thích não bộ gãi liên tục với tần suất mạnh.

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,..

  • Các mẹ không được tự ý dùng thuốc tây trị mề đay mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Khi phụ nữ mang thai bị nổi mề đay cảm thấy khó thở thì nên gọi điện cho người thân và gia đình đưa đến phòng khám để bác sĩ tiến hành chẩn đoán và chữa trị.

Với những thông tin được cung cấp phía trên. Monkey hy vọng bài viết có thể giúp các mẹ nắm được nguyên nhân hình thành bệnh. Những lưu ý và cách chữa trị hiệu quả. Áp dụng các kiến thức trên, nổi mề đay khi mang thai sẽ không còn là nỗi ám ảnh của các mẹ bầu.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!