Mẹ bầu 30 tuần có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do lúc này em bé đã lớn. Để biết được nên làm gì ở tuần mang thai 30 chị em hãy tham khảo nội dung bài viết sau.
Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào?
Ở tuần 30 kích thước thai nhi đã khá lớn và có nhiều thay đổi rõ rệt hơn so với giai đoạn trước. Lúc này bé nặng trung bình khoảng 1.4kg. Độ dài tính từ đỉnh đầu cho đến chóp mông của bé là khoảng 26.7cm. Các bác sĩ cho biết từ tuần 30 cho đến tuần 37 bé sẽ tăng trung bình khoảng 230g/tuần.
Về não bộ, trên bề mặt của não sẽ xuất hiện thêm các nếp gấp và các đường rãnh. Nhờ các nếp gấp này mà các tế bào não sẽ có đủ diện tích bề mặt phục vụ cho sự phát triển trong suốt cuộc đời sau này. Nhìn chung ở tuần 30 não của em bé vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.
Một số sự thay đổi khác như thai nhi đã có thể kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể. Thông qua các cử động của cơ hoành một cách nhịp nhàng thì bé cũng đã có thể tập hô hấp.
Các bệnh bà bầu tuần thứ 30 thường gặp
Ở giai đoạn trước, thai nhi còn bé nên nguy cơ mẹ bầu đối diện với các vấn đề về sức khỏe thưởng ít hơn. Từ tuần 30 trở đi kích thước bụng bầu lớn cùng với sự thay đổi nhiều hơn trong cơ thể khiến cho bà bầu gặp phải nhiều vấn đề.
Trong đó có một số bệnh lý mà mẹ bầu 30 tuần thường gặp phải như:
Đau thần kinh tọa
Triệu chứng của bệnh là có các cơn đau hoặc bị chuột rút tại vùng ngang hông kéo đến xuống hết chân. Nguyên nhân của bệnh là kích thước bụng bầu lớn khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép.
Các bác sĩ khuyên thai phụ nên tránh nâng những vật nặng để hạn chế xảy ra các cơn đau. Đồng thời khi cơn đau xảy ra mẹ bầu nên nằm sải, uốn người nhẹ nhàng hoặc dán miếng cao dán để làm giảm triệu chứng, dịu cơn đau.
Co thắt Braxton Hick
Triệu chứng nhận biết là người mang thai sẽ thấy các cơ tử cung thi thoảng bị thắt lại. Các cơn co thắt này thường kéo dài khoảng 30 giây và hay xuất hiện vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Mẹ bầu có thể cảm thấy đau hoặc không đau.
Các bác sĩ cảnh báo, nếu mẹ bầu 30 tuần thấy các cơn co thắt diễn ra nhiều hơn 4 lần trong 1 giờ thì nên chủ động thăm khám. Bởi lẽ đây là điều bất thường cần được xác định sớm nguyên nhân và xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Một số bệnh lý khác
Ngoài ra phụ nữ mang thai tuần 30 có thể gặp phải những dấu hiệu bất thường khác như:
-
Tiết nhiều dịch âm đạo hoặc dịch âm đạo bất thường (loãng, có máu, giống nhầy…)
-
Bị chuột rút như khi hành kinh hoặc đau bụng bất thường.
-
Áp lực ở vùng xương chậu gia tăng hoặc bị đau vùng thắt lưng.
Nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường này hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 30
Cơ thể mẹ bầu 30 tuần có nhiều sự thay đổi như:
-
Tăng cân nhanh chóng, mỗi tuần có thể tăng khoảng 450g.
-
Dễ bực bội, hay cáu gắt, cảm xúc thất thường, mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ….
-
Lượng đường trong máu tăng cao và có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
-
Nguy cơ thiếu máu cao nhất là khi không kịp thời bổ sung chất sắt.
-
Luôn cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn bình thường do kích thước thai lớn chèn ép lên bàng quang.
-
Hay đau lưng, dễ bị chuột rút, chân lớn hơn do bị xuống máu khiến chân sưng phù.
Hầu hết phụ nữ mang thai tuần thứ 30 trở đi sẽ đều có những thay đổi này. Đây là điều bình thường nên mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường đi kèm khác bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé!
Mẹ bầu tuần 30 cần chú ý những gì?
Có thể thấy cả mẹ và bé ở tuần 30 đều có những thay đổi rõ rệt. Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà mẹ bầu 30 tuần cần quan tâm.
-
Thời điểm này mẹ hay bị ợ nóng. Nếu muốn cải thiện mẹ nên ăn một cây kem lạnh hoặc uống một cốc sữa nóng trước khi ăn.
-
Chú ý bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu Vitamin C, protein, axit folic, canxi… Trung bình mỗi ngày cần nạp vào cơ thể khoảng 200mg để đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của khung xương thai nhi.
-
Đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể để tránh nguy cơ thiếu máu cho cả mẹ và bé.
-
Nên ăn nhiều rau xanh có màu đậm, ngũ cốc, thịt nạc để đảm bảo có đủ chất xơ phòng tránh táo bón.
-
Tránh những thực phẩm như đồ chiên dầu, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh….
-
Tránh những đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê, nước ngọt…
Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, bạn nên chủ động tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời mẹ bầu cũng sẽ được tư vấn bà bầu tuần 30 tăng bao nhiêu kg là hợp lý. Nhờ vậy tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu cân gây ảnh hưởng không tốt.
Sinh hoạt, vận động
Phụ nữ mang thai ở tuần 30 nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng việc đi bộ, bơi, tập yoga,… Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu được thư giãn, làm mềm cơ và hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển dạ sau này. Các bác sĩ cũng cho biết, thai phụ thường xuyên vận động thể chất sẽ có thời gian chuyển dạ ngắn hơn.
Bên cạnh đó bố mẹ có thể tăng khả năng gắn kết với thai nhi thông qua việc trò chuyện với bé hàng ngày. Hoặc thường xuyên cho bé nghe những câu chuyện ngắn hay, những bài hát từ khi bé còn trong bụng mẹ.
Đây là một trong những phương pháp giáo dục sớm được đánh giá cao và có rất nhiều bố mẹ áp dụng hiện nay. Bố mẹ có thể tham khảo một số nguồn uy tín có sẵn các bài hát các câu chuyện như VMonkey, Monkey Stories.
Vmonkey là app có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt. Còn Monkey Stories là app có các bài hát và câu chuyện bằng tiếng Anh. Tùy vào nhu cầu mà bố mẹ có thể lựa chọn tải phần mềm phù hợp nhất cho bé nghe.
Xem thêm: Một số đặc điểm mẹ bầu 29 tuần không thể bỏ qua
Cảnh giác với hiện tượng khó thở
Khó thở là hiện tượng thường gặp ở bà bầu tuần 30. Nguyên nhân chính là do kích thước em bé trong bụng mẹ giờ đã lớn hơn nhiều so với trước.
Dấu hiệu khó thở ở bà bầu tuần 30
Tình trạng khó thở thường gặp nhiều hơn ở bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Dấu hiệu dễ nhận biết là mệt khi hít thở, cảm giác thở rất khó khăn. Đôi khi mẹ bầu bị hụt hơi và kèm theo triệu chứng ho khan. Nhiều mẹ thường phải thở nhanh và rất mệt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của tình trạng này là kích thước thai lớn gây áp lực lên cơ hoành. Ngoài ra có thể là do lượng máu trong cơ thể tăng nhanh, tim phải hoạt động nhiều để vận chuyển máu.
Tuy nhiên tình trạng ba bau tuan thu 30 bị khó thở còn có thể là do một số bệnh lý như:
-
Bệnh hen suyễn.
-
Bệnh cơ tim chu sản với triệu chứng là sưng mắt cá chân, tim đập nhanh, hạ huyết áp, mệt mỏi.
-
Bệnh thuyên tắc phổi với dấu hiệu là ho, đau ngực, khó thở.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thai phụ khó thở thường không đáng lo ngại nhưng nếu bạn nhận thấy đi kèm các triệu chứng sau thì không nên chủ quan:
-
Tim đập nhanh, thở gấp, nhịp tim tăng cao thất thường và kéo dài.
-
Cảm thấy đau ngực hoặc là khi thở kèm theo đau.
-
Bị ho kéo dài, ho liên tục, thở khò khè kèm theo sốt, ớn lạnh.
-
Ngón chân, ngón tay, môi chuyển màu xanh tím mỗi khi khó thở.
Lúc này mẹ bầu nên chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện. Bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Bác sĩ cần thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách khắc phục
Tùy thuộc từng nguyên nhân gây khó thở khi mang bầu tuần 30 mà bạn có thể áp dụng các cách khắc phục khác nhau như:
-
Nghỉ ngơi ngay lập tức khi có hiện tượng khó thở.
-
Thử thay đổi tư thế, giữ lưng thẳng khi ngồi hoặc đứng. Điều này sẽ giúp cho phổi có thêm khoảng không để tiếp nhận oxy được dễ dàng hơn.
-
Khi ngủ mẹ bầu nên chèn gối vào lưng và phần thân trên để hạn chế áp lực lên thai nhi.
-
Mẹ có thể nằm nghiêng sang bên trái để việc hít thở được dễ dàng hơn.
-
Mẹ bầu hãy vận động nhẹ nhàng, tập luyện các bài thở để giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở được tốt hơn.
Nếu khó thở là do bệnh lý chị em không được tự ý xử lý. Hãy nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị một cách an toàn.
Trên đây là một số điều cần lưu ý ở mẹ bầu 30 tuần mà bạn đọc có thể tham khảo. Mẹ hãy cảnh giác trước những vấn đề trên để biết cách chăm sóc bản thân và có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Week 30 – your 3rd trimester - Truy cập ngày 17/05/2022
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-30/
30 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-30.aspx
30 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 17/05/2022
https://www.thebump.com/pregnancy-week-by-week/30-weeks-pregnant
30 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 17/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/30-weeks-pregnant