zalo
Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín có nguy hiểm không?
Thai kỳ

Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín có nguy hiểm không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

18/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín có lẽ là hiện tượng mà đa số chị em phụ nữ mang thai đều mắc phải. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân của mỗi người mà lại có kiểu đau khác nhau. Vậy bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín liệu có nguy hiểm không? Mời các mẹ theo chân Monkey cùng tìm hiểu bên dưới nhé.

Các dạng đau vùng kín thường gặp ở bà bầu  

Đau vùng kín ở bà bầu là tình trạng đau âm hộ, âm hộ là vùng bên ngoài cơ quan sinh dục nữ. Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín gây đau ở khu vực xung quanh cửa âm đạo. 

Các triệu chứng của bà bầu khi bị viêm, đau vùng kín như nóng rát, châm chích, đau nhức, đau nhói, sưng và ngứa ở toàn bộ vùng âm hộ hoặc tập trung ở một khu vực cụ thể. Các triệu chứng của đau vùng kín có thể không đổi hoặc đau theo từng đợt. Các cơn đau sẽ ập đến mà không có sự cảnh báo từ trước, hoặc xảy ra khi mẹ bầu chạm vào khu vực.

Mẹ bầu thường sẽ gặp một trong ba kiểu đau vùng kín như đau âm ỉ, đau châm chích, hoặc đau dữ dội. 

Vùng kín đau âm ỉ

Bà bầu cảm thấy đau âm ỉ ở vùng kín. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín âm ỉ là do bị viêm nhiễm cổ tử cung hoặc viêm ống dẫn trứng. Dạng đau âm ỉ này không chỉ xảy ra với bà bầu mà còn có thể xảy ra với chị em phụ nữ không mang thai. Đây là kiểu đau khá phổ biến và cũng là kiểu đau mà nhiều mẹ bầu mắc phải nhất.

Nếu bà bầu bị đau vùng kín âm ỉ thì có thể đi khám và tự chữa trị tại nhà. Miễn sao mẹ bầu cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng cách. Tình trạng này sẽ sớm được khắc phục và giảm dần. 

Nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy cơn đau âm ỉ này không hề giảm bớt mà còn có dấu hiệu tăng đau hơn đi kèm với đó là các cơn co thắt thì lúc này mẹ bầu cần chú ý. Để ý những dấu hiệu này kéo dài thì mẹ bầu không nên tự ý chữa trị tại nhà nữa mà cần đi bệnh viện để bác sĩ chữa trị kịp thời. 

Vùng kín đau châm chích

Cảm giác vùng kín bị đau châm chích, đau như kim châm là dạng đau cũng khá phổ biến ở bà bầu các tháng cuối. Nguyên nhân là do cổ tử cung đang trong quá trình kéo giãn tối đa để tạo không gian cho bào thai sống và phát triển thoải mái. Đồng thời tạo điều kiện hình thành khí hơi trong cổ tử cung.

Tuy nhiên, nếu các cơn đau châm chích ở vùng kín của bà bầu xảy ra vào khoảng tuần thứ 37 trở đi thì đây lại là dấu hiệu khác. Nhiều khả năng đây là cơn đau chuyển dạ khi mẹ sắp sửa lâm bồn. Các cơn đau này không kéo dài và cũng không quá nghiêm trọng, nó giúp mẹ bầu đến lúc sinh em bé mẹ “vượt cạn” được dễ dàng hơn. 

Nhưng nếu bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín với cảm giác châm chích có máu chảy ra thì lúc này tình trạng đã nghiêm trọng. Mẹ bầu hãy nhờ bố đưa đi khám bác sĩ để chẩn đoán, chữa trị ngay. 

Vùng kín đau dữ dội

Vùng kín đau dữ dội khiến mẹ bầu khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vùng kín đau dữ dội khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, cảm giác như muốn nổ tung. Nếu bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín một cách dữ dội thì mẹ bầu hãy đặc biệt lưu ý. Đây rất có thể là dấu hiệu của nhau bong non rất nguy hiểm.

Nhau bong non là trạng thái bánh nhau bong sớm một phần hay hoàn toàn trước khi thai được sinh ra ngoài. Nhau thai một khi đã bong ra khỏi thành tử cung có nghĩa là dòng máu nuôi dưỡng bào thai cũng bị cắt đứt, lúc này cần đưa thai ra ngoài ngay. Tỷ lệ mắc bệnh nhau bong non trong thai kỳ khoảng từ 0,6 đến 1%. Nhau bong non là nguyên nhân của 10 đến 15% trường hợp tử vong con trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Dù là đau vùng kín ở bất kỳ trạng thái nào, mẹ bầu cũng nên chú ý và đi khám bác sĩ để có phương án kịp thời. Tránh chủ quan gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Xem thêm:

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín

Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín thường có nguyên nhân là do cơ thể thay đổi. Dù là đau âm ỉ, đau dữ dội, hay đau châm chích như kim châm thì những dạng này đều xuất phát từ 5 nguyên nhân Monkey chia sẻ dưới đây.

Lưu lượng máu tăng cao  

Trong kỳ tam nguyệt thứ ba, khi thai nhi đã khá lớn và phát triển nhanh nhất đồng nghĩa với việc các hoạt động, chu trình trong cơ thể mẹ cũng diễn ra với cường độ cao hơn. Mà trong đó bao gồm cả hoạt động của các mạch máu. 

Lưu lượng máu tăng cao, máu chảy với tốc độ nhanh và mạnh hơn để vận chuyển đi khắp cơ thể, đi qua cả vùng kín. Điều này khiến các mao mạch máu căng lên và vô tình làm mẹ bị đau vùng kín. Bởi đây là vùng da khá nhạy cảm và mỏng nên chỉ cần mẹ chạm nhẹ hoặc đi vệ sinh cũng có cảm giác đau rát.

Lưu lượng máu tăng cao khiến mẹ bầu bị đau vùng kín. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là nguyên nhân sinh lý cơ bản rất bình thường. Nó thể hiện cơ chế hoạt động của cơ thể mẹ đang rất tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì thế mẹ bầu chớ lo lắng, tình trạng này sẽ kết thúc sau khi em bé chào đời.

Thai nhi phát triển  

Càng về những tháng cuối thai kỳ em bé phát triển càng nhanh, kích thước lớn và nặng khiến tử cung mẹ to hơn, đè nặng lên vùng xương chậu. Tử cung lớn cũng gây áp lực lên vùng xương chậu, cơ bắp và cả dây chằng. Điều này vô tình tạo áp lực xuống cả vùng kín và là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau vùng kín.

Không những vậy vào 3 tháng cuối ngày “lâm bồn” em bé có xu hướng tiến gần vùng xương chậu. Và càng sát ngày sinh em bé lại càng di chuyển thấp dần xuống cổ tử cung để chuẩn bị chào đời. Chính điều này đã khiến tình trạng bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín xảy ra. 

Tuy nhiên nguyên nhân các cơn đau này cũng xuất phát từ sinh lý, từ chính sự thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang bầu mà thôi, mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Cổ tử cung giãn nở 

Nếu mẹ bầu bị đau vùng kín thường xuyên, bị đau vào các tháng cuối thì ngoài những nguyên nhân Monkey đã nêu trên thì cũng có thể là do cổ tử cung mẹ đang giãn nở. 

Tử cung giãn nở chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đúng vậy, vào khoảng 2 đến 3 tuần trước sinh mẹ bầu sẽ gặp những cơn đau do cổ tử cung giãn nở gây ra, đặc biệt những mẹ bầu sinh thường. Cổ tử cung sẽ giãn nở hết sức vì thai nhi đang dịch chuyển dần xuống và để chuẩn bị cho em bé chào đời thuận lợi. 

Triệu chứng này khiến mẹ cảm thấy đau nhức vùng kín, có khi là chảy máu nhẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng này nặng và đi kèm chảy máu nhiều thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay.

Viêm nhiễm vùng kín

Cơ thể mẹ thay đổi, các hormone hoạt động mạnh mẽ cùng các tuyến tiết dịch nhiều hơn. Trong đó bao gồm cả dịch tiết âm đạo. Việc này làm cho vùng kín bà bầu thường xuyên ẩm ướt và là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín do viêm nhiễm.

Viêm nhiễm vùng kín ở bà bầu thường đi kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, đau lưng, tiêu chảy. Ngoài ra tình trạng nhiễm nấm âm đạo cũng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ bầu không may mắc phải thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp lành tính.

Thai ngoài tử cung 

Mang thai ngoài tử cung chính là nguyên nhân cuối cùng khiến bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín. 

Hình ảnh minh họa về mang thai ngoài tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi không làm tổ trong tử cung mà ở vị trí khác trong hệ sinh dục. Thường gặp nhất đó là thai làm tổ trong ống dẫn trứng. Nếu thai phụ chẳng may mang thai ngoài tử cung thì không những vùng kín bị đau mà còn đi kèm các triệu chứng như đau âm đạo, đau ngực, xuất huyết âm đạo, đau lưng, huyết áp thấp,… 

Đây là tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế nếu bà bầu nào có các dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị.

Vùng kín bị đau ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu? 

Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình. 

Thiếu chất 

Vốn dĩ trong những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất và các hoạt động diễn ra với cường độ lớn để chào đón bé ra đời. Thêm vào đó là tình trạng đau vùng kín khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán chường, ngại vận động. Những cảm xúc tiêu cực này khiến mẹ chán ăn, ăn không ngon miệng, bụng to nên mẹ chỉ muốn nằm một chỗ.

Tuy nhiên những điều này gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến mẹ bầu mà còn đến cả thai nhi. Mẹ chán ăn, ăn không ngon nên dễ bị thiếu chất, không đủ năng lượng để cung cấp cho cơ thể và nuôi con. Từ đó con sinh ra khả năng cao bị suy dinh dưỡng, còi cọc. Nếu mẹ ăn uống không đầy đủ chất cũng khiến mẹ không đủ sức khỏe, yếu ớt. Khi “lâm bồn” sẽ khó khăn hơn những bà bầu khác.

Vùng kín bị đau khiến mẹ bầu chán ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các hoạt động hàng ngày khó khăn hơn 

Bên cạnh đó, bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín cũng gây ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất. Cơn đau ở vùng âm đạo sẽ tác động đến khớp, xương và cơ bắp. Mặt khác, các hành động như đi bộ, tập yoga, hay lái xe trên những con đường gồ ghề, và leo cầu thang cũng có thể làm nặng thêm cơn đau.

Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng này bằng những phương pháp vật lý tại nhà.

Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín phải làm sao? 

Bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín có thể cải thiện cảm giác đau rát, khó chịu bằng các biện pháp chữa trị tại nhà được Monkey chia sẻ bên dưới đây.

Biện pháp chữa trị

  • Thực hành bài tập cơ sàn chậu kegel.

  • Kê cao chân trong lúc ngồi giúp bà bầu giải tỏa cơn đau phần nào.

  • Ngâm mình trong nước ấm hoặc xả nước trực tiếp bằng vòi sen lên vùng lưng.

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai để hỗ trợ bụng, lưng dưới, xương chậu và hông.

  • Nằm nghiêng người về bên trái để cải thiện lưu thông máu tốt hơn và giảm áp lực lên vùng âm đạo.

Mẹ bầu tập Kegel. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Biện pháp phòng tránh

Có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cách cải thiện tình trạng bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín tốt nhất đó chính là phòng tránh ngay từ ban đầu để không bị mắc phải.

  • Quan hệ tình dục thủy chung một vợ một chồng.

  • Không dùng chung đồ lót với người khác, quần lót luôn rộng rãi, khô thoáng.

  • Băng vệ sinh chỉ dùng những ngày đầu và cuối khi hành kinh, không nên dùng thường xuyên.

  • Luôn lau cơ quan sinh dục hậu môn từ trước ra sau.

  • Tắm ngay sau khi bơi, không mặc quần áo ướt lâu. Đồ lót, quần áo ẩm là môi trường tốt cho nấm men phát triển.

  • Không thụt rửa âm đạo, tránh dùng các dung dịch vệ sinh có mùi nặng và có hoạt tính tẩy rửa mạnh.

  • Không sử dụng nước hoa vùng kín.

  • Hạn chế ăn đồ có nhiều đường, vì đường thúc đẩy sự phát triển của nấm men.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để tăng sức đề kháng.

  • Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể chống lại nhiễm trùng dễ dàng hơn.

Khi nào mẹ bầu bị đau vùng kín cần đi khám? 

Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu các biểu hiện của chứng ngứa vùng kín ở bà bầu chỉ ở mức nhẹ, có thể tự điều trị thì mẹ bầu có thể yên tâm. Thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ để có biện pháp hữu hiệu và an toàn nhất. Tuyệt đối không chủ quan, tự ý sử dụng thuốc bên ngoài.

Còn nếu mẹ bầu có những biểu hiện nặng như đau rát lâu ngày, bức bối khó chịu ở vùng kín kèm theo các cơn đau dữ dội, chóng mặt, nôn mửa, chảy máu, tiểu buốt,... thì cần đi gặp bác sĩ ngay. Vì khi này bệnh tình của bà bầu đã trở nặng, cần được thăm khám kỹ càng và có liệu trình điều trị kịp thời, phù hợp và dứt điểm.

Không chỉ đau vùng kín, bà bầu trong những tháng cuối còn gặp nhiều “nỗi khổ” hơn nữa và ảnh hưởng đến bà bầu trong suốt cả thai kỳ. Nhưng mẹ bầu cũng chớ quá lo lắng vì đây cũng chính là những dấu hiệu cho thấy bé con đang phát triển hoàn toàn bình thường khỏe mạnh đó mẹ bầu.

Trên đây, là top 4 nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị đau vùng kín và cách chữa trị hiệu quả. Mong rằng, với thông tin mà Monkey vừa chia sẻ sẽ giúp chị em thuận lợi vượt qua giai đoạn này.

Pelvic pain in pregnancy - Ngày truy cập: 18/09/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/pelvic-pain/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!