zalo
Bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay là do đâu? Có nguy hiểm không?
Thai kỳ

Bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay là do đâu? Có nguy hiểm không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

18/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các dấu hiệu như ốm nghén, đau lưng, đi tiểu nhiều,... là triệu chứng phổ biến thường gặp ở bà bầu nhất mà ai cũng biết. Tuy nhiên, chị em có biết bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay cũng là triệu chứng dễ gặp phải khi sắp sinh em bé.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Triệu chứng của tê đầu ngón tay ở bà bầu tháng cuối 

Phần lớn chúng ta đều có ít nhất 1 lần từng bị tê bì chân tay. Đó là cảm giác bị châm chích, tê cứng như có hàng trăm hàng ngàn mũi kim nhọn chọc vào tay. Đặc biệt, bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay cũng có thể xảy ra bởi lúc này cơ thể mẹ đang xảy ra rất nhiều thay đổi.

Ở mẹ bầu, tê đầu ngón tay thường bắt đầu xảy ra ở đầu ngón đeo nhẫn, sau đó là đến ngón cái, rồi đến ngón giữa. Cảm giác châm chích sẽ lan dần cả bàn tay, nặng hơn là hết cả cánh tay của mẹ. Càng lúc sẽ càng tăng dần cả về cường độ và mức độ đau từ tê nhẹ đến tê mạnh như kiến chích, nóng và đau nhức dọc cả cánh tay. 

Tê bì chân tay là cảm giác bị châm chích như kiến cắn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tê bì chân tay ở bà bầu là triệu chứng chợt đến chợt đi. Thế nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tháng. Mỗi cơn tê tay thường chỉ trong thời gian ngắn và tự khỏi. Tê bì chân tay khiến mẹ bầu đau đớn và rất khó chịu bởi tê tay khiến tay tê cứng, nhức nhối không làm được gì. Thậm chí trong cơn tê bì chân tay, mẹ sẽ khó để cầm nắm vật gì đó hoặc đi lại cũng khó khăn hơn. 

Nếu các cơn tê chân tay đến với mẹ hết nhanh và không gây ảnh hưởng nhiều thì mẹ có thể yên tâm. Nhưng nếu tình trạng kéo dài quá lâu (3 đến 4 tháng) và mức độ nặng khiến mẹ có cảm giác đau nhức, không chịu được thì hãy đến bác sĩ để thăm khám mẹ nhé. Bởi nếu bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay mà có nguyên nhân là bệnh lý thì bà bầu cần chữa trị kịp thời. 

Ngoài ra, tê bì chân tay còn có thể do một số nguyên nhân sau, mẹ bầu hãy đọc xem đây có phải nguyên nhân của mình không nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay 

Bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay thường do 4 nguyên nhân chính sau đây. Monkey sẽ chia sẻ chi tiết giúp mẹ bầu dễ hiểu hơn.

Do bị chèn ép 

Nguyên nhân đầu tiên khiến bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay chính là do bị tử cung chèn ép. Khi em bé phát triển, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba em bé đã có kích thước tương đối lớn, chèn ép và gây áp lực lên các cơ quan bộ phận của cơ thể mẹ. 

Các mạch máu cũng bị chèn ép, khó lưu thông đến các chi như tay, chân từ đó khiến mẹ bị tê bì chân tay. Ngoài ra, các hoạt động trao đổi tự nhiên diễn ra với cường độ mạnh hơn và mức độ nhiều hơn nhưng cũng dễ bị tắc nghẽn do bị chèn ép. Việc này gây rà tình trạng mẹ bầu bị nghẽn tay chân dẫn đến tê cứng tạm thời. 

Các mạch máu bị chèn ép gây tê chân tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chính vì vậy, càng gần ngày sinh đẻ, thai càng to, mức độ đè ép càng lớn nên càng khiến mẹ bầu bị tê bì tay chân nhiều hơn gây đau nhức, khó chịu.

Hoặc do tăng cân, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh cũng có thể bị tê tay do mạch máu bị chèn ép.

Do thiếu chất dinh dưỡng 

Mẹ bầu có biết chất dinh dưỡng cũng có thể khiến bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay. Càng ngày em phát triển càng nhanh, lượng chất dinh dưỡng cần thiết là rất lớn để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ ăn uống thiếu chất khiến sức đề kháng kém cũng có thể bị tê tay.

Thiếu chất dinh dưỡng có thể do mẹ bầu chưa đủ kiến thức về thai sản nên không biết cần bổ sung những chất gì để tốt hơn. Hoặc cũng có thể là do điều kiện gia đình mẹ bầu chưa có đủ kinh tế để ăn uống nhiều thứ. Tuy nhiên, dù là nguyên do gì thì mẹ bầu cũng nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất cơ bản để sức khỏe cả mẹ và con được đảm bảo bầu nhé.

Nếu thường xuyên bị tê bì chân tay bà bầu hãy uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, magie, canxi, B1, B2 để hỗ trợ quá trình chuyển hóa, nuôi dưỡng thai nhi phát triển, tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

Do các yếu tố bệnh lý 

Một số bệnh lý ở thai phụ gây tê bì chân tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay. Nếu mẹ bầu mắc một trong các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, béo phì, cao mỡ máu, thiếu nước khiến ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ, thiếu máu, huyết áp thấp,... khiến mẹ dễ bị tê bì chân tay hơn. 

Xem thêm:

Do mẹ bầu lười vận động  

Thường xuyên ngồi một chỗ, nằm một tư thế không xoay chuyển khiến cơ thể mẹ bớt linh hoạt đi. Chân tay và xương khớp không được vận động thường xuyên khiến máu vốn khó lưu thông rồi nay lại càng khó vận chuyển đến các chi hơn gây tình trạng tê chân tay. 

Mẹ bầu nào lười vận động, đi lại quá ít và không tập thể dụng hay tập yoga sẽ dễ bị tê bì chân tay và tình trạng này có thể sẽ còn nặng hơn.

Bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay có nguy hiểm không? 

Bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm khi mắc triệu chứng này. Để trả lời câu hỏi chúng ta cần xem xét xem nguyên nhân là do đâu.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ sinh lý, tức là do thay đổi trong cơ thể mẹ thì bà bầu hãy cứ yên tâm nhé. Tê bì chân tay sẽ sớm kết thúc sau khi sinh em bé hoặc nếu khó chịu quá mẹ có thể xử lý bằng các phương pháp vật lý.

Tê bì chân tay sẽ hết sau khi sinh em bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngược lại, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, tức là mẹ bầu mắc các loại bệnh như Monkey đã liệt kê ở bên trên. Khi này, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ và có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu là bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn nguy hiểm cho cả tình trạng thai nhi. 

Dù là nguyên nhân gì mẹ bầu cũng nên tìm hiểu kỹ và có biện pháp kịp thời mẹ nhé. Tránh trường hợp chủ quan và khiến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

Cách khắc phục tình trạng tê tay cho bà bầu tháng thứ 9 

Mẹ bầu bị tê bì chân tay do nguyên nhân sinh lý sẽ không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống mẹ bầu. Một số cách khắc phục tình trạng tê tay cho bà bầu tháng cuối được Monkey chia sẻ dưới đây sẽ giúp bà bầu cải thiện tình trạng này.

Các mẹo dân gian giúp giảm triệu chứng tê đầu ngón tay cho bà bầu tháng cuối

Chữa chứng tê tay bằng phương pháp dân gian. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những mẹo dân gian được đúc kết từ kinh nghiệm của các bà, các mẹ từ ngày xưa giúp bà bầu giảm bớt cảm giác châm chích khi bị tê tay. Những bài thuốc được dùng như lá ngải cứu, cây bắp cải, ngâm tay với nước ấm, hay chườm lạnh. 

Lá ngải cứu  

Ngải cứu là loại cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam ta. Loại cây này có rất nhiều công dụng tốt, vị đắng của ngải cứu được biết đến như “thuốc đắng dã tật”. Vừa được dùng làm món ăn vừa được dùng làm thuốc, trong đó được dùng để điều trị chứng tê bì chân tay của bà bầu.

Ngải cứu là loại cây có tính nóng, giúp kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Đắp ngải cứu trực tiếp lên vị trí bị tê bì giúp bà bầu khỏi cảm giác châm chích.

Cách làm: Sử dụng 1 nắm ngải cứu cùng 1 chút muối hạt trắng. Ngải cứu rửa sạch, sau khi để ráo nước thì cho vào đun cùng muối trắng đến khô. Đổ hỗn hợp ra đĩa để bớt nóng, sau đó cho vào túi chườm và chườm trực tiếp lên vị trí đang bị tê nhức. 

Dùng cây bắp cải  

Dùng cây bắp cải cũng là một phương pháp khá an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ bầu sử dụng.

Bắp cải có thể cải thiện chứng tê bì chân tay ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách làm: Lấy một cây bắp cải tách riêng từng lá, rửa sạch và cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 2 đến 3 tiếng. Sau đó mẹ bầu lấy ra và cuốn trực tiếp lên tay đang bị tê cứng, đắp đến khi lá mềm và ướt nước thì đem bỏ. Tiếp tục dùng lá bắp cải đã để mát khác để cuốn lên tay đến khi nào cảm giác tê châm chích không còn nữa thì thôi.

Ngâm tay với nước ấm  

Ngâm tay chân với nước ấm là phương pháp trị liệu được rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là trong chữa trị xương khớp và chứng mất ngủ. Trong điều trị chứng tê tay cũng vậy. 

Việc ngâm chân với nước ấm kết hợp cùng các dược liệu như gừng hay tinh dầu tràm giúp đả thông mạch máu, giảm đau nhức và tê bì tay chân. 

Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể ngâm chân tay kết hợp cùng hoa cúc tươi. Hoa cúc tươi có hiệu quả rất tốt, ngâm từ 30 phút đến 50 phút sẽ cảm giác tê cứng sẽ hết hẳn.

Ngâm chân tay với nước ấm còn giúp mẹ bầu thư thái, giãn huyệt, giúp mẹ bầu dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Chườm lạnh  

Chườm lạnh là phương pháp quen thuộc với những ai hay bị tê bì chân tay. Khi bị tê tay, mẹ bầu hãy dùng đá lạnh hoặc khăn lạnh chườm trực tiếp lên chỗ đang bị châm chích. 

Chườm lạnh là phương pháp giúp bà bầu không bị tê tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp này có hiệu quả nhưng mẹ bầu chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn thôi nhé. Không nên quá lạm dụng mà dùng thường xuyên.

Massage, xoa bóp

Bố massage cho mẹ bầu để cải thiện tình trạng tê chân tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Massage, xoa bóp là phương pháp dân gian giúp bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay giảm bớt tình trạng này. Xoa bóp còn giúp mẹ bầu lưu thông máu dễ dàng, các cơ, xương khớp cũng được linh hoạt hơn, dẻo dai hơn. 

Các bà bầu có thể áp dụng một số cách xoa bóp chữa tê nhức tay dưới đây:

  • Dùng tay trái nắm cổ tay phải và xoa bóp cổ tay theo chuyển động tròn.

  • Thực hiện gập, duỗi cả cánh tay, cổ tay nhẹ nhàng. Không nên dùng quá nhiều sức sẽ dễ bị chấn thương ống cổ tay.

  • Mẹ bầu có thể nhờ bố hỗ trợ xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ, tay bàn tay lên đến nách, vai. Massage nhẹ nhàng lên đến cổ và làm ngược lại đến cổ tay.

Các bà bầu có thể thực hiện massage hoặc xoa bóp hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe và xương khớp, lại hạn chế được tình trạng tê chân tay của mình. Mẹ bầu cũng có thể xoa bóp kết hợp cùng các loại thảo dược, thuốc đông y để tăng hiệu quả của phương pháp này. 

Sử dụng thuốc đông Y 

Đối với thai phụ thì thuốc tây y gần như là không được dùng bởi tác dụng phụ của thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến bào thai. Ngược lại, thuốc đông y lại là lựa chọn đúng đắn cho các bà bầu. Điều tuyệt vời là thuốc đông y còn có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng bị tê bì chân tay nữa đó. 

Thục địa, Hoài sơn giúp giảm cảm giác tê tay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cùng tham khảo một số bài thuốc Đông y sau: 

  • Thục địa: Thục địa là loại dược liệu quý và bổ đối với phụ nữ đang mang thai. Thục địa chính là phần rễ cây địa hoàng có tác dụng bổ máu, an thai, lưu thông khí huyết và làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê tay chân.

  • Hoài sơn: Tức củ mài là loại dược liệu có vị ngọt, tính bình. Hoài sơn có tác dụng bổ máu, bổ tỳ vị, đả thông mạch máu, giảm đau. Phụ nữ mang thai sử dụng hoài sơn tương đối an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi mà còn giúp giảm tê cứng chân tay.

Thực hiện lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học 

Ngoài những phương pháp và mẹo dân gian được Monkey chia sẻ bên trên thì lối sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học cũng rất quan trọng giúp khắc phục tình trạng bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giãn cơ, xương khớp dẻo dai sẽ giảm khả năng bị tê cứng chân tay. Mẹ bầu có thể tham khảo các bài tập yoga dành riêng cho người mang thai giúp lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu đến vùng ngoại vi, tăng sức khỏe hơn cho bản thân.

  • Nằm giường có nệm êm, thay đổi tư thế tránh nằm bất động dễ bị tê cứng chân tay hơn. Mẹ bầu có thể kê thêm gối để thoải mái nhất có thể và an toàn cho em bé.

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu: Bà bầu cần cung cấp đủ lượng chất thiết yếu để sức đề kháng khỏe (Canxi 800-1000mg/ngày; Acid folic 400mcg/ngày; Vitamin A 800 mcg/ngày; Vitamin D10mcg/ngày; Vitamin B21,4 mg/ngày; Vitamin C 80mg/ngày, Kẽm 15mg/ngày…). Trứng, Sữa, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, hoa quả... là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ. Mẹ bầu nên ăn nhiều hơn.

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin có trong rau củ quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy là monkey đã chia sẻ toàn bộ về triệu chứng bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay. Từ bài viết này mẹ bầu có thể hiểu thế nào là tê đầu ngón tay, tê bì chân tay. Bên cạnh đó là những cách khắc phục tình trạng này bằng cả phương pháp dân gian và lối sống khoa học hy vọng sẽ giúp các mẹ chấm dứt tình trạng tê đầu ngón tay sớm nhất.

Pregnancy: Pain and numbness in the hands - Ngày truy cập: 18/09/2022

https://naitreetgrandir.com/en/pregnancy/third-trimester/pregnancy-numbness-pain-hands/

Coping With Numbness and Tingling in Pregnancy - Ngày truy cập: 18/09/2022

https://www.verywellfamily.com/numbness-and-tingling-in-pregnancy-4690620

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!