Nước dừa có tính hàn và không tốt cho bà bầu trong ba tháng đầu. Có ý kiến cho rằng “Nước dừa phù hợp với tất cả mọi người kể cả bệnh nhân có lượng đường huyết trong máu cao”. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi?
Lượng đường huyết trong máu nếu tăng quá cao có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Đối với thai phụ
Sản phụ mắc bệnh đái tháo đường có thể làm tăng tỉ lệ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng huyết, tăng huyết áp trong thai kỳ khiến tim đập nhanh bất thường. Nếu thai phụ bị tiểu đường tuýp 2 thì có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Đối với thai nhi
Đái tháo đường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Tiểu đường thường tác động đến bé vào ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối. Vào thời gian đó, nếu lượng đường huyết của mẹ quá cao thì bé sẽ phải đối mặt với việc: Thai ngừng phát triển, sảy thai, thai nhi dị tật,...Ngoài ra, nếu tăng tiết insulin thì thai nhi có thể phát triển cực đại. Bé sẽ to hơn so với số tháng tuổi.
Công dụng đặc biệt của nước dừa
Nước dừa là một thức uống giải khát được đa số các bà bầu yêu thích. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm người đi trước truyền lại thì nước dừa còn có thể giúp làn da của thai nhi trở nên trắng mịn và hồng hào. Dưới đây là một số công dụng đặc biệt của nước dừa đối với thai phụ.
-
Duy trì sức khỏe: Lượng calo trong nước dừa rất thấp. Giúp kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
-
Bổ sung dinh dưỡng: Trong nước dừa có rất nhiều các chất điện giải: Kali, Natri, Phốt pho,...Những chất này làm giảm các triệu chứng: Nôn ọe, buồn nôn,...
-
Nhuận tràng: Trong quá trình mang thai có rất nhiều mẹ bầu đau đầu với vấn đề bị táo bón. Do đó, thai phụ không nên bỏ qua phương thức nhuận tràng tự nhiên này.
-
Cải thiện lưu thông máu: Trong nước dừa có chứa các dưỡng chất cần thiết giúp làm thông kinh mạch, thuận tiện đường máu lưu thông.
Tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa không?
Nhiều mẹ thắc mắc “Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?” - Câu trả lời là có, bà bầu nên sử dụng nước dừa trong quá trình mang thai. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, bản thân nước dừa có vị ngọt đôi khi lại có vị ngọt rất gắt khiến nhiều người tưởng rằng có một lượng đường rất lớn trong đó. Tuy nhiên, nước dừa chỉ chứa một lượng đường rất thấp đủ an toàn cho bà bầu bị đái tháo đường sử dụng.
Thứ hai, nó cung cấp những khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Giúp mẹ kiểm soát cân nặng, tránh đông máu, duy trì sức khỏe, thanh mát cơ thể.
Xem thêm: Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường không? - Kiến thức quan trọng mẹ phải biết!
Chế độ dinh dưỡng đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Bà bầu tiểu đường nên uống nước dừa. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nó và sử dụng thay thế nước lọc. Mẹ bầu nên tham khảo cách uống nước dừa trong thai kỳ để đảm bảo bản thân sử dụng đúng công dụng của nó.
-
Kiêng nước dừa 3 tháng đầu: Ba tháng đầu thai phụ thường nghén thai. Do đó, nếu sử dụng nước dừa trong giai đoạn này chỉ làm cho việc ốm nghén của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Không uống vào buổi tối: Vì nước dừa có tính hàn lạnh, nếu mẹ bầu dùng vào buổi tối thì ban đêm sẽ đi tiểu nhiều lần hoặc đau bụng tiêu chảy.
-
Không lạm dụng: Trong nước dừa chứa hàm lượng đường rất thấp nhưng vẫn có một hàm lượng đường nhất định. Các mẹ bị tiểu đường không được uống liên tục trong nhiều ngày.
-
Không ăn cơm dừa: Trong cơm dừa chứa nhiều axit béo no, nếu mẹ dùng nhiều thì lượng đường huyết trong máu sẽ tăng lên.
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần phải có một kế hoạch dinh dưỡng cụ thể và chi tiết. Bên cạnh đó, xây dựng một lối sống lành mạnh và an toàn.
-
Mẹ bầu ăn 3 bữa chính/ ngày. Ở giữa các bữa ăn chính mẹ có thể ăn phụ. Tuy nhiên, hạn chế đối đa lượng tinh bột khi nạp vào cơ thể.
-
Mẹ nên bổ sung các nguồn đạm đến từ các nguồn thức ăn khác nhau. Không nên chỉ sử dụng đạm từ thịt đỏ. Một số nguồn đạm mà mẹ có thể sử dụng như: Trứng, sữa đậu nành, hải sản,...
-
Sử dụng những loại sữa ít đường như: Sữa đậu nành, sữa yến mạch, sữa bò tươi không đường và các loại sữa Matilia dành cho bà bầu tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.
-
Không uống nước ngọt. Uống đủ từ 3-4 lít nước/ ngày.
- Mẹ hạn chế ăn đồ lạnh, mì đóng hộp và các loại thức ăn chứa nhiều muối vì dễ dẫn đến cao huyết áp thai kỳ.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp, các chị em có thể trả lời được câu hỏi “Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?”. Tuy nhiên, thể trạng của thai phụ bị tiểu đường đặc biệt nhạy cảm. Vậy nên, khi muốn bổ sung một nguồn dinh dưỡng nào đó, mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để bản thân có một quá trình mang thai khỏe mạnh.