Các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Thai kỳ

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

29/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hết tam cá nguyệt đầu tiên tức thai kỳ đã trải qua 12 tuần tuổi là một cột mốc quan trọng với cả mẹ bầu và thai nhi. Đây là giai đoạn mà thai nhi có sự phát triển rõ rệt về hình thành cơ thể, cũng như sức khỏe mẹ chẩn đoán được chính xác. Chính các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 sẽ giúp mẹ phát hiện những điều này. 

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Tầm quan trọng của việc thực hiện các xét nghiệm ở tuần 12 của thai kỳ 

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 có thể kể đến như siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm double test,... là những xét nghiệm gần như là bắt buộc với mỗi bà bầu. Những xét nghiệm này giúp mẹ kiểm tra sơ bộ về tình hình sức khỏe của mình liệu có mắc bệnh lý gì không. Ngoài ra còn cho biết về tình hình phát triển thai nhi như hệ thần kinh, tim thai, các phản xạ,... 

Thai nhi ở tuần 12 

Sở dĩ xét nghiệm tuần thai thứ 12 quan trọng vì thai nhi ở tuần thứ 12 đã bắt đầu có sự rõ rệt hơn về các quan trên cơ thể với cân nặng khoảng 0.014kg và chiều cao khoảng 5cm.

Thai nhi 12 tuần tuổi như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở bên ngoài cơ thể, khuôn mặt đã có phần rõ nét hơn. Mắt di chuyển gần nhau, có khóe môi và đang mấp máy đóng mở. Đây cũng là giai đoạn dây thanh quản hình thành trong thanh quản của em bé.

Ở bên trong cơ thể, các bộ phận như tim, gan, phổi, thận dần được hình thành, các chức năng về hệ thần kinh ngày càng phát triển. Xương khớp cứng cáp hơn và mẹ có thể thấy điều này qua siêu âm và thấy bé có những hành động như lật, xoay, cơ thể cựa quậy,... Xương sống cũng phát triển với ống thần kinh cột sống căng ra từ tủy. 

Ở tuần 12, hệ tiêu hóa của bé hoạt động mạnh mẽ hơn nhờ sự hoàn thiện của chức năng ruột. Các tế bào thần kinh và hệ thần kinh khớp lại với nhau giúp thai nhi có thể cảm nhận cảm giác qua các giác quan như xúc giác, vị giác, thị giác,...

Tại sao thực hiện xét nghiệm ở tuần 12 quan trọng nhất 

Thực hiện các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 là quan trọng bởi sẽ giúp bà bầu kiểm tra các vấn đề có thể xảy ra cho cả mẹ và con được sớm nhất và chính xác nhất.

Thai nhi tuần 12 hoàn thiện hơn về các chức năng ruột. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như Monkey vừa chia sẻ bên trên, thời điểm tuần thứ 12 là thời điểm bé có sự hoàn thiện về cơ thể ổn định nhất. Hệ tiêu hóa hoàn thiện, thận bài tiết nước tiểu, khuôn mặt và các chi, hệ thần kinh cũng phát triển nhanh chóng. Bé có thể cử động và phản hồi khi gõ nhẹ “tín hiệu” vào bụng của mẹ. Chính điều này giúp cho các bác sĩ phát hiện, chẩn đoán, điều trị các dị tật (nếu có) sớm nhất.

Cùng với việc xét nghiệm sàng lọc 12 tuần đầu thai kỳ, mẹ nên kết hợp thực hiện siêu âm và đo độ mờ da gáy. Trong trường hợp nếu mẹ đã làm xét nghiệm NIPT thì có thể bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc có ý nghĩa tương tự, bởi NIPT cho kết quả sàng lọc chính xác gần như tuyệt đối.

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 là gì? 

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 mẹ bầu cần thực hiện sẽ được Monkey “bật mí” ngay dưới đây.

Siêu âm sàng lọc  

Siêu âm sàng lọc là một phần quan trọng trong quá trình sàng lọc trước sinh nhằm chủ động phát hiện, can thiệp, và điều trị các dị tật bẩm sinh của thai nhi (Sàng lọc trước sinh gồm siêu âm và các xét nghiệm liên quan để phát hiện các bất thường ở trẻ nếu có). Siêu âm sàng lọc là kỹ thuật có thể chẩn đoán chính xác 80% đến 90%. Phương pháp này đòi hỏi chuyên môn cao và máy móc hiện đại. Do vậy mẹ nên đến các cơ sở uy tín để kiểm tra chính xác.

Một số loại dị tật có thể phát hiện trong thời điểm tuần thứ 12 của thai kỳ thông qua siêu âm như sau:

  • Hội chứng Down và hội chứng Edward.

  • Dị tật thần kinh như thai vô sọ, tật nứt đốt sống,…

  • Các bất thường cơ thể ở môi, mắt, hàm cũng có thể xác định khi thực hiện siêu âm thai nhi.

  • Siêu âm cũng xác định các dị tật ở bụng nếu có như thoát vị rốn.

  • Các dị tật tim bẩm sinh phổ biến ở thai nhi như tứ chứng fallot, đảo gốc động mạch,…

  • Một số dị tật ở xương như loạn sản xương, thiểu sản xương, các khiếm khuyết về số lượng các chi, bất sản sụn,…

Bệnh Down ở trẻ nhỏ có thể phát hiện sớm vào tuần thai thứ 12. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm Double test và xét nghiệm NIPT 

Xét nghiệm Double test và NIPT cũng là một trong các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 giúp phát hiện dị tật thai nhi. Đây là hai xét nghiệm không xâm lấn, dễ thực hiện nhưng vẫn cho kết quả tương đối cao.

Xét nghiệm Double test:

Đây là xét nghiệm giúp phát hiện nguy cơ mắc một số bệnh như Down, Ba nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hay 18 (Trisomy 18). Phương pháp này được thực hiện bằng cách xét nghiệm mẫu phẩm bao gồm máu mẹ kết hợp với kết quả đo độ mờ da gáy khi siêu âm xác định nguy cơ thai nhi mắc bệnh. 

Trong trường hợp Double Test tìm ra nguy cơ dị tật bẩm sinh thì cần tiến hành sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới, mẹ bầu cần thực hiện Triple test (thực hiện ở tam cá nguyệt thứ 2) để xác định nguy cơ dị tật chắc chắn hơn. 

Xem thêm: 

Xét nghiệm NIPT

Tương tự như xét nghiệm Double test, xét nghiệm NIPT cũng giúp phát hiện nguy cơ mắc dị tật gây ra bởi nhiễm sắc thể. NIPT được thực hiện bằng cách xét nghiệm mẫu máu của người mẹ để phân tích DNA (hay sàng lọc ADN không tế bào, cfADN), từ đó phát hiện các bất thường trong nhiễm sắc thể.

  • Nếu tỷ lệ phần trăm cfDNA từ mỗi nhiễm sắc thể như mong đợi, thai nhi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm sắc thể (kết quả xét nghiệm là âm tính). 

  • Nếu tỷ lệ phần trăm cfDNA từ một nhiễm sắc thể cụ thể nhiều hơn mong đợi, thai nhi có khả năng tăng tình trạng trisomy (kết quả xét nghiệm là dương tính). 

  • Khi một kết quả sàng lọc dương tính thì người mẹ sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác để xác nhận kết quả.

NIPT là một loại xét nghiệm quan trọng bà bầu cần thực hiện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm 

Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm là xét nghiệm giúp phát hiện các bệnh bị truyền nhiễm qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con. Một số bệnh truyền nhiễm thường thấy như HIV, bệnh lậu, bệnh giang mai, viêm gan B,... 

Theo nghiên cứu chỉ ra, có khoảng 60% bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con là do quá trình chuyển dạ sinh con. Khi thai nhi chào đời bằng phương pháp sinh thường, em bé tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch âm đạo của người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Trong một số trường hợp bà bầu bị khó sinh gây tổn thương thì nguy cơ này còn cao hơn nữa.

Xét nghiệm nước tiểu 

Xét nghiệm nước tiểu nằm trong chuỗi các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 nhằm xác định một số nguy cơ sau.

  • Nguy cơ bị tiểu đường: Tiểu đường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi. Việc phát hiện tiểu đường sớm trong tuần thứ 12 là điều quan trọng giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, cân bằng dinh dưỡng, nghỉ ngơi và điều trị bệnh.

  • Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Bệnh này khiến bà bầu luôn cảm thấy khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt. Nếu chẳng may mắc phải mẹ bầu cần có phương pháp điều trị kịp thời và chế độ ăn uống, vệ sinh đúng cách.

  • Xác định nồng độ Ketone: Chỉ số Ketone của bà bầu ở mức cho phép là 2,5-5mg/dL hoặc 0,25-0,5 mmol/L. Nếu hàm lượng ketone cao, điều này phản ánh khả năng mắc đái tháo đường ở bà bầu là rất lớn.

  • Nguy cơ bị tiền sản giật: Nếu trong nước tiểu của người mẹ có hàm lượng đạm cao thì có nguy cơ sẽ bị tiền sản giật. Sản phụ cần xét nghiệm để phát hiện kịp thời và lên phương án điều trị.

  • Phát hiện vấn đề về thận và một số bệnh lây qua đường tình dục. 

Kiểm tra nồng độ Ketone ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm nhóm máu 

Trong giai đoạn tuần thứ 12 cần xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh bởi đây là hai hệ nhóm máu có vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu. Đây là một trong các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 giúp phát hiện trường hợp hiếm gặp đó là sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con. Từ đó dẫn đến hiện tượng tán huyết gây nguy hiểm cho em bé. 

Rh (Rhesus) là một kháng nguyên hay protein nằm trên bề mặt của hồng cầu. Yếu tố Rh sẽ được quyết định bởi kháng nguyên D. Nếu một người mang kháng nguyên D nghĩa là người đó có Rh dương. Còn nếu không có kháng nguyên D thì người đó mang Rh âm. 

Khi người mẹ mang Rh âm tiếp xúc với máu của con mang Rh dương, ngay lập tức người mẹ sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch. Lúc đó theo cơ chế của cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể anti D, chống lại các tế bào hồng cầu có Rh dương của em bé đang xâm nhập vào cơ thể mình. 

Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo mang Rh dương thì các kháng thể anti D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé. Điều này gây ra bệnh tán huyết. Nếu em bé sinh ra bị mắc bệnh Rhesus (tán huyết) mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Xét nghiệm công thức máu 

Xét nghiệm công thức máu cho mẹ bầu tuần thứ 12. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm công thức máu giúp xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu (bạch cầu đơn, lymphocytes, bạch cầu trung tính, basophils và eosinophils) và tiểu cầu. Từ đó phát hiện tình trạng thiếu hụt máu, các bệnh nhiễm trùng và khả năng đông máu của người mẹ.

Kết quả của những điều này có ý nghĩa to lớn đối với quá trình chuyển dạ sinh con của bà bầu. Đồng thời đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm Rubella IgM và IgG 35

Rubella là một loại virus thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn có thể phòng ngừa bằng vaccine. Bệnh sốt phát ban lành tính, tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây dị tật cho thai nhi. Do vậy, xét nghiệm Rubella IgM và IgG là một trong các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 rất quan trọng để tìm ra kháng thể Rubella IgM và IgG. 

Nếu nhiễm Rubella lần đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ thai nhi mắc Rubella bẩm sinh sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng mù, điếc, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh lên đến 90%.

Để phòng ngừa rubella một cách hiệu quả, tốt nhất những chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm ngừa virus Rubella trước khi có ý định mang thai. Tiêm phòng trước khi mang thai chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ có ý định mang thai nên đến các trung tâm tiêm chủng, cơ sở y tế có nguồn vắc xin ổn định để tiêm phòng ngừa bệnh.

Các chỉ số mẹ bầu cần quan tâm khi khám thai tuần 12 

Ngoài 7 xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 thì những chỉ số dưới đây mẹ bầu nào cũng nên biết để hiểu rõ hơn vấn đề sức khỏe của mình và thai nhi.

Ngày dự kiến sinh chính xác 

Tính ngày dự sinh bằng phương pháp đếm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dự kiến ngày sinh là thông tin rất quan trọng với cả mẹ và thai nhi. Dựa vào thông tin này và các thông tin về kích thước, cân nặng, thời gian thai kỳ bao nhiêu bác sĩ có thể đánh giá tình hình sức khỏe thai nhi. Từ đó dự đoán được thời gian nào em bé chào đời là an toàn.

Theo Monkey sưu tầm, để tính ngày dự sinh chuẩn mẹ bầu có thể đếm dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, với cách tính như sau: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc, cộng thêm 7 ngày, rồi cộng thêm 9 tháng, sẽ ra ngày dự kiến sinh.

Thông thường, bác sĩ cũng sẽ dựa vào cách tính này để xác định ngày dự kiến sinh cho mẹ bầu. Kết quả dự đoán chính xác nhất khi mẹ đi siêu âm lúc thai nhi được 12 tuần tuổi. Vì vậy, mẹ bầu không nên bỏ qua siêu âm trong giai đoạn quan trọng này.

Số lượng thai 

Số lượng thai là số thai mà mẹ bầu đang mang là đơn thai hay đa thai. Điều này được xác định thông qua số bánh nhau mà bác sĩ phát hiện khi siêu âm. Mẹ bầu cần đi khám sớm trong thời điểm tuần thứ 12 để có thể biết được tình trạng của mình sớm nhất, từ đó đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

Chỉ số siêu âm 

Một số chỉ số siêu âm thai mẹ bầu nên biết như GS (túi thai), TTD (đường kính ngang bụng), AC (chu vi vòng bụng), HC (chu vi đầu), CRL (chiều dài đầu mông), FL (chiều dài xương đùi), HUM (chiều dài xương cánh tay), AF (nước ối),...

Mẫu bảng chỉ số siêu âm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Siêu âm trong tuần thứ 12 giúp thai phụ nắm rõ được sự phát triển của con đang lớn dần như thế nào. Đồng thời biết được liệu con có bị dị tật gì hay không. Siêu âm thời điểm này còn cung cấp các thông tin cơ bản của thai nhi như: Khẳng định thai nhi còn sống hay không? Thai nhi đã nằm đúng vị trí chưa? Mẹ có mang đa thai hay không? 

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi khám thai tuần 12 

Sau khi nắm được những kiến thức về các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12 chắc hẳn mẹ bầu cũng đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc làm này. Trong khi chia sẻ thông tin, Monkey có nhận được những câu hỏi của mẹ bầu khi khám thai tuần 12 ở phần bình luận bài viết. Monkey sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ qua các câu trả lời bên dưới đây.

Khám thai 12 tuần có phải nhịn ăn không? 

Câu trả lời là CÓ.

Khám thai tuần 12 bao gồm nhiều xét nghiệm trong đó có xét nghiệm máu. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, thai phụ không nên ăn trước khi siêu âm 12 tiếng để kết quả chính xác nhất. Nguyên nhân là vì để cho lượng đường huyết trong máu người mẹ được ổn định và khi này kết quả xét nghiệm mới có thể tin tưởng. 

Sau khi xét nghiệm xong mẹ bầu có thể ăn uống bình thường trở lại. Mẹ hãy ăn nhẹ thứ gì đó trước để tránh bị hạ đường huyết sau một khoảng thời gian.

Khám thai mốc tuần 12 tuổi có chính xác không? 

Máy móc hiện đại giúp kết quả siêu âm chính xác hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám thai mốc tuần 12 tuổi có chính xác không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vào tuần thứ 12, mặc dù thai nhi còn nhỏ, hình hài cũng chưa thực sự rõ rệt. Tuy nhiên thai nhi cũng đã phát triển những bộ phận quan trọng và đủ để bác sĩ đánh giá được.

Cùng với đó là sự kết hợp của máy móc thiết bị hiện đại và chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ sẽ cho mẹ những kết quả phù hợp.

Nếu mẹ nào cảm thấy chưa yên tâm về kết quả của mốc tuần 12 tuổi thì có thể tiếp tục thực hiện các xét nghiệm vào các mốc thời điểm tiếp theo để chắc chắn và yên tâm hơn.

Thời gian khám thai tuần 12 kéo dài bao lâu? 

Khám thai thời gian bao lâu là câu hỏi Monkey nhận được nhiều từ các mẹ bầu. Câu trả lời là tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai kỳ mà thời gian khám thai của  mỗi mẹ bầu là khác nhau. Trung bình thời gian khám thai sẽ kéo dài khoảng 30 phút đến 45 phút. 

Để việc khám thai được chính xác và diễn ra nhanh chóng, tốt nhất bà bầu nên dành thời gian cho việc đi khám thai và nên chủ động đặt lịch hẹn trước với bác sĩ để quá trình khám được diễn ra thuận lợi.

Nhận biết dấu hiệu thai nhi 12 tuần tuổi khỏe mạnh như thế nào?

Qua thăm khám mẹ bầu có thể nhận biết thai nhi 12 tuần khỏe mạnh qua một số dấu hiệu như sau.

  • Em bé có da mềm và trong suốt.

  • Xương trở nên cứng cáp hơn.

  • Miệng có cử động mút, môi mấp máy.

  • Đang hình thành dây thanh quản.

  • Gan em bé đang sản xuất các tế bào hồng cầu.

  • Ruột kéo dài đến dây rốn.

  • Ngón chân, ngón tay tách rời và bắt đầu hình thành móng.

  • Hai mắt di chuyển gần sát nhau hơn.

Thai nhi tuần thứ 12 hai mắt di chuyển gần sát nhau hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy là Monkey đã cùng mẹ giải đáp những thắc mắc về các xét nghiệm cần làm khi mang thai tuần 12. Trong đó bao gồm xét nghiệm gì, các chỉ số mẹ bầu cần biết và trả lời câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Tuần thứ 12 là cột mốc quan trọng, vì vậy không mẹ nào được bỏ qua giai đoạn này, cần chủ động đi thăm khám sớm để nắm bắt tình hình sức khỏe cả mẹ và con.

First Trimester Tests During Pregnancy - Ngày truy cập: 29/09/2022

https://www.webmd.com/baby/guide/first-trimester-tests

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online