Mất ngủ là tình trạng thường gặp ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng lại rất hiếm gặp ở 3 tháng giữa. Vậy bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ có ảnh hưởng gì không? Làm sao để cải thiện tình trạng này giúp mẹ ngủ ngon hơn? Mời bạn đọc hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.
Bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ có triệu chứng gì?
Mất ngủ khi mang thai là rối loạn về giấc ngủ. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu có thể bị mất ngủ trong suốt thai kỳ hoặc bất cứ giai đoạn nào khi mang thai.
Bà bầu khi bị mất ngủ thường có các triệu chứng điển hình như:
-
Nằm trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ
-
Giấc ngủ ngắn, dễ tỉnh ngủ và khó ngủ tiếp sau khi tỉnh
-
Giấc ngủ chập chờn, thường xuyên dở mình
-
Ngủ dễ bị giật mình
-
Ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống
-
Thèm ngủ vào ban ngày nhưng lại khó ngủ vào ban đêm.
Theo các chuyên gia, thời lượng và chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến sức khỏe bị suy giảm, gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí là tử vong. Đặc biệt là đối với thai phụ, sức đề kháng của mẹ bị suy giảm trong khi nhu cầu về năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng bị mất ngủ thường xuyên diễn ra, mẹ cần có những biện pháp khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và con.
Nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ có thể kể đến như:
Khó thở
Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ khiến mẹ bầu thở chậm và sâu hơn, khiến mẹ cảm thấy khó chịu khi ngủ. Nhất là khi thai nhi tháng thứ 6 đã phát triển hơn trước rất nhiều, tạo áp lực lên cơ hoành khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở. Để hấp thu thêm oxy, mẹ phải thở nhiều và thở sâu hơn, điều này vô tình khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng.
Đi tiểu nhiều lần
Khi mang thai, thận phải hoạt động nhiều hơn đến 50% để lọc máu khiến hàm lượng ure tăng cao, buộc bàng quang phải chứa thêm nhiều nước tiểu. Cùng với đó là sự chèn ép của thai nhi lên vùng bàng quang khiến mẹ luôn khó chịu và buồn tiểu nhiều lần trong đêm. Có thể nói đây là nguyên nhân chính khiến bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ thường xuyên.
Đau lưng, đau khớp háng, nhức chân
Hiện tượng chuột rút thường xuyên xảy ra vào ban đêm khiến mẹ bầu bị mất ngủ. Bên cạnh đó, vì chân và lưng của mẹ bầu còn phải chịu áp lực lớn từ sự phát triển của thai nhi nên dễ bị đau nhức.
Hệ tiêu hóa có vấn đề
Kích thước bào thai phát triển chèn ép lên nhiều cơ quan khác trong cơ thể mẹ bầu, trong đó bao gồm cả dạ dày. Vì thế mà khi nằm ngủ, mẹ dễ bị trào ngược dạ dày do thức ăn đẩy lên, gây ợ hơi, ợ chua, ngoài ra còn có thể bị táo bón.
Rối loạn tâm lý
Tâm lý của phụ nữ khi mang thai thay đổi rất thất thường. Có nhiều yếu tố tác động đến tâm lý mẹ bầu như: công việc, mâu thuẫn gia đình, áp lực kinh tế, lo lắng cho sự phát triển của thai nhi,...dẫn đến hậu quả là khiến bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Không phải bà bầu nào cũng ăn uống tốt và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Cơ thể mẹ bầu bị thiếu magie, canxi và các vitamin là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất ngủ. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện tình trạng mất ngủ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khó tìm được tư thế ngủ thoải mái
Lựa chọn tư thế ngủ thoải mái cho bà bầu luôn là vấn đề gây đau đầu. Theo lời khuyên của các chuyên gia, tư thế nằm nghiêng là tốt nhất cho mẹ bầu và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc duy trì mãi một tư thế nằm khiến mẹ cảm thấy mỏi và khó chịu. Trong khi đó, nằm ngửa hay nằm sấp đều là những tư thế mà bà bầu cần tránh. Sự thay đổi tư thế, trở mình diễn ra liên tục khiến cho thai phụ bị mất ngủ.
Xem thêm:
- Chăm sóc bà bầu tháng thứ 9: Giai đoạn quan trọng cần đặc biệt lưu tâm
- Bí quyết chăm sóc da cho bà bầu tại nhà không ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ nguy hiểm như thế nào?
Hiện tượng mất ngủ không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng của mất ngủ đến sức khỏe mẹ bầu
Dù mẹ có ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu giấc ngủ không được đảm bảo thì sức khỏe của mẹ cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể như:
-
Đầu óc không tỉnh táo, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
-
Não bộ bị thiếu hụt oxy và các chất cần thiết khác, gây ra nhiều bệnh lý như đau đầu, tăng huyết áp.
-
Khó sinh thường, khả năng cao mẹ bầu phải sinh mổ
-
Quá trình chuyển dạ kéo dài hơn so với bình thường.
-
Suy giảm khả năng tập trung, tâm trạng dễ nổi nóng, khó chịu, căng thẳng.
-
Làn da nhanh bị lão hóa, khó phục hồi.
-
Nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm trước và sau sinh.
Ảnh hưởng của mất ngủ đến sức khỏe thai nhi
Mọi sự thay đổi của cơ thể mẹ đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những tác động xấu có thể xảy ra cho thai nhi khi bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ:
-
Thai nhi có nguy cơ bị thiếu máu do quá trình tuần hoàn bị cản trở
-
Trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí não do quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, rối loạn nội tiết tố.
-
Ảnh hưởng giấc giờ sinh hoạt của mẹ và bé sau khi chào đời, khó khăn trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học.
Có thể thấy, hiện tượng mất ngủ ở phụ nữ tưởng chừng không có ảnh hưởng gì nhưng lại để lại rất nhiều hệ lụy. Vì vậy, những bà mẹ đang mang thai tháng thứ 6 thường xuyên bị mất ngủ nên áp dụng các phương pháp điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Bí quyết giúp giải quyết tình trạng mất ngủ cho bà bầu tháng thứ 6
Từ những nguyên nhân khiến bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ được nêu ở trên, chúng ta có thể khắc phục tình trạng này bằng những cách như sau:
-
Không ăn quá no trước khi ngủ để tránh bị trào ngược dạ dày. Thời điểm ăn tối và thời gian đi ngủ của bà bầu nên cách nhau tối thiểu 2 tiếng để thức ăn được tiêu hóa.
-
Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh bị ợ chua, ợ hơi…
-
Không uống trà, cà phê, ca cao, socola vào buổi tối vì chúng đều gây mất ngủ.
-
Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây để bổ sung vitamin B giúp cải thiện giấc ngủ.
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
-
Nên hạn chế uống ước trước khi đi ngủ để không phải dậy tiểu thường xuyên.
-
Hạn chế ăn các loại đồ ngọt để giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường.
-
Tránh ăn các món chiên, rán, thực phẩm nhiều chất béo để không bị ợ chua, ợ hơi.
-
Tránh dùng các loại nước ngọt, đồ uống có ga vì chúng khiến tình trạng chuột rút gia tăng.
-
Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, chân gác lên cao, có thể sử dụng gối dành cho bà bầu để ngủ ngon hơn. Tư thế ngủ này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, phòng ngừa phù nề, huyết áp thấp và giúp hệ tuần hoàn máu của thai nhi hoạt động tốt hơn.
-
Vệ sinh chăn, chiếu, màn, gối và các đồ dùng khác trong phòng ngủ để có giấc ngủ thoải mái nhất.
-
Tắm nước ấm, massage, ngâm chân với gừng, muối pha nước ấm hoặc tinh dầu pha nước ấm giúp máu lưu thông tốt hơn, mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
-
Tránh làm việc quá sức, nên ngủ buổi trưa từ 30 phút đến 1 tiếng để đầu óc tỉnh táo nhưng không nên ngủ quá nhiều buổi trưa khiến buổi tối bị mất ngủ.
-
Mẹ cần đi ngủ sớm, ngủ và thức dậy đúng giờ hàng ngày để đồng hồ sinh học đi vào quỹ đạo.
-
Có thể đọc sách, nghe nhạc trước khi ngủ để cơ thể rơi vào mệt mỏi và thèm ngủ.
-
Tạo không gian yên tĩnh, hạn chế ánh sáng khi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.
-
Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để có tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng.
Tóm lại, bài viết này đã cho chúng ta thấy rõ việc bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ do những nguyên nhân nào gây ra và để lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Đồng thời, những bí quyết giúp giải quyết tình trạng mất ngủ được nêu ở trên hy vọng sẽ góp phần giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn, ngăn chặn những ảnh hưởng không tốt ho cả mẹ và bé.
How to Kick Insomnia in Early Pregnancy - Ngày truy cập: 17/07/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-insomnia