Mẹ bầu 36 tuần bị đau háng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Cách khắc phục như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng này.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Vì sao bà bầu 36 tuần bị đau khớp háng?
Mẹ bầu 36 tuần bị đau háng thường do các nguyên nhân sau đây:
Khung xương chậu mở rộng
Theo cấu tạo cơ thể của phái nữ, phần xương chậu được gắn kết liền với xương mu và khớp háng, tạo thành giá đỡ vững chắc cho vùng thân trên và nhất là bảo vệ tử cung trong thai kỳ.
Tuần 36 của thai kỳ, thai nhi phát triển khá lớn, đầu quay xuống dưới cổ tử cung khiến khung xương chậu giãn nở to hơn. Việc khung xương chậu mở rộng quá mức là nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai đau khớp háng.
Thai nhi thay đổi vị trí
Vào tuần thai thứ 36, đa số các bé đã ở ngôi thai thuận, đầu chúc xuống vị trí thấp nhất dưới cổ tử cung của mẹ. Thai nhi thay đổi vị trí, gia tăng sự chèn ép lên vùng chậu, gây ra những cơn đau với cảm giác cực kỳ khó chịu cho mẹ bầu.
Chỉ cần mẹ có vận động mạnh, nhất là đứng lên, ngồi xuống sẽ làm đầu thai nhi thúc xuống mạnh hơn; Máu dồn nhiều về vùng xương chậu và các dây thần kinh ở đây cũng hoạt động cao độ. Những điều này sẽ khiến thai phụ có cảm giác đau háng cực khó chịu.
Bổ sung thiếu chất
Tình trạng thiếu hụt canxi trầm trọng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu 36 tuần bị đau háng. Do lượng canxi nạp vào cơ thể mẹ không chỉ cung cấp cho bản thân mà còn cho cả thai nhi.
Việc thiếu canxi làm cho hệ xương khớp của người mang thai trở nên yếu ớt, dễ bị đau nhức, và viêm các khớp.
Tăng cân
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thừa cân có thể gây đau háng và gia tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp ở người mang thai.
Bởi hệ thống xương, cơ, dây chằng của con người chỉ chịu được lực vừa đủ. Khi cân nặng vượt mức cho phép, hệ thống cơ xương ở các vùng như háng, lưng, gối phải chịu một lực rất lớn tác động lên. Từ đó, gây ra những cơn đau, trong đó có đau háng.
Vận động quá sức
Bên cạnh việc ít vận động, bà bầu vận động quá sức cũng sẽ khiến đau háng. Bởi khi vận động quá sức, lưu lượng máu chảy đến các vùng cơ không kịp thời đáp ứng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm hệ xương khớp vùng háng ngày một yếu đi, lâu ngày sẽ có biểu hiện đau nhức.
Một số bệnh lý khác
Mẹ bầu 36 tuần bị đau háng có thể do một số bệnh lý xương khớp gây nên. Nhất là đối với những người mang thai có tiền sử bị viêm khớp, đau khớp hoặc thoái hóa khớp.
Nếu bà bầu có một trong những bệnh lý trên, trong quá trình mang thai lại tăng cân quá mức, thai nhi xoay chuyển vị trí, thiếu canxi và vận động quá sức thì khả năng bị đau háng rất cao.
Dấu hiệu phụ nữ mang thai tháng cuối bị đau háng
Mẹ bầu 36 tuần bị đau khớp háng được biểu hiện ra bên ngoài với các dấu hiệu cụ thể sau đây:
-
Cảm giác tê bì: Thường mẹ sẽ bị đau một bên hông trước tiên, về sau cơn đau sẽ lan dần ra các vùng lân cận như mông, vùng mu và bàn chân…
-
Bị đau nhức: Sau cảm giác tê bì, thai phụ sẽ cảm nhận được đau nhức ở vùng khớp háng, khu vực mu và hông. Cảm giác đau nhức thường xuất hiện vào ban đêm làm cho mẹ đau đớn, khó chịu, mất ngủ.
-
Vùng háng phát ra tiếng kêu lắc rắc: Nếu mẹ bầu mang vác đồ quá nặng hoặc leo cầu thang sẽ cảm thấy rõ biểu hiện này.
-
Các khớp bị co cứng: Tình trạng này rõ nhất là vào sáng sớm, mẹ sẽ bị co cứng các khớp khiến việc cử động vùng háng cũng rất khó khăn và đau nhức.
-
Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng nêu trên, có thể có các dấu hiệu khác như ít cảm nhận được cử động của thai nhi, táo bón, són tiểu, ợ nóng…
Đau háng có phải dấu hiệu sắp sinh?
Mẹ đau háng là biểu hiện của việc sắp sinh. Bởi vì càng gần ngày sinh, thai nhi sẽ càng xuống gần cổ tử cung, ép sát vùng háng, vùng khung chậu bắt đầu giãn nở hơn để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ.
Ngoài đau nhức vùng khung chậu, xương mu và vùng háng, khi chuyển dạ, mẹ còn gặp một số triệu chứng như:
-
Bụng bầu bị tụt xuống thấp, sa bụng.
-
Cơ thể rất mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ.
-
Ngừng tăng cân.
-
Các khớp như bị giãn ra.
-
Hay bị chuột rút.
-
Bị đau lưng nhiều hơn, nhất là khi ngồi.
-
Chảy dịch âm đạo và dịch thay đổi về màu sắc, độ kết dính nhiều hơn trước.
-
Xuất hiện các cơn co thắt tử cung kéo dài và ngày càng nhiều và đau dữ dội.
Xem thêm: Mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới: Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bà bầu tuần thứ 36 bị đau háng phải làm gì?
Sau đây là những điều mẹ bầu 36 tuần bị đau háng cần làm:
Thăm khám bác sĩ
Tìm đến bác sĩ để thăm khám là điều người mang thai nên nghĩ đến trước tiên. Bởi lúc này, ngày sinh đã rất gần kề, không ngoại trừ khả năng là em bé sắp sinh.
Khi đi khám thai, thai phụ hãy liệt kê càng chi tiết càng tốt các vấn đề mình đang gặp phải để bác sĩ xác định được nguyên nhân vì sao mẹ bầu 35 tuần bị đau háng.
Nếu là sắp sinh, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới. Nếu là do các nguyên nhân khác, mẹ bầu sẽ được chuyển tới bác sĩ chuyên khoa phù hợp để thăm khám cụ thể hơn và cho lời khuyên hữu ích.
Thay vì dùng thuốc kháng sinh và can thiệp ngoại khoa, bác sĩ thường sẽ tư vấn cho thai phụ những cách giảm đau bằng phương pháp tự nhiên, nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau
Đây là phương pháp tác động nhiệt vào vùng bị đau nhức, giúp giảm nhanh các cơn đau. Thai phụ có thể áp dụng theo các cách sau:
-
Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng thông thường, hoặc đem lá ngải cứu đã được giã nát sao nóng lên rồi đắp vào vùng háng bị đau. Nhờ nhiệt độ cao mà các mạch máu được giãn nở, kích thích máu lưu thông đến các khớp nhanh hơn. Từ đó, cảm giác tê bì và đau nhức sẽ giảm đi đáng kể.
-
Chườm lạnh: Nếu đau háng kèm sưng, viêm, nên áp dụng chườm lạnh lên vùng háng. Sử dụng túi chườm lạnh đắp lên sẽ làm co mạch, giảm sưng, viêm. Ngoài ra còn giúp mẹ giảm cảm giác đau do nhiệt độ lạnh làm tê các dây thần kinh cảm giác.
Một số bài tập
Một số bài tập nhẹ nhàng, đơn giản mà các chuyên gia thường tư vấn cho mẹ bầu, giúp hạn chế đau khớp háng và tăng cường sức khỏe, bao gồm:
-
Yoga: Phụ nữ mang thai nên tìm đến các huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp để được tư vấn các bài tập phù hợp. Tập Yoga đúng cách với các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp hạn chế áp lực lên vùng khớp háng và thắt lưng. Nhờ vậy mà đẩy lùi được nguy cơ đau khớp háng cho mẹ bầu.
-
Bơi lội: Bơi lội với những vận động nhẹ nhàng sẽ giúp thư giãn các khớp xương vùng chậu và các vùng khác. Nhờ đó giúp giảm đi tình trạng đau khớp háng.
-
Massage: Massage cơ thể và vùng khớp háng giúp cải thiện tình trạng đau khớp rất nhiều. Các động tác massage sẽ tăng cường lưu thông máu đến các khớp, làm các cơ thư giãn khiến các cơn đau thuyên giảm.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế đau háng cho người mang thai. Bà bầu hãy bổ sung nhiều các nhóm chất sau trong chế độ ăn uống hàng ngày:
-
Canxi: Ăn nhiều thực phẩm như hải sản, sữa, khoai lang, hạt hạnh nhân,…
-
Vitamin D: Có trong cá, trứng, đậu nành và các loại ngũ cốc,…
-
Sắt: Có trong các loại thịt đỏ, cải bó xôi, lòng đỏ trứng,…
-
Magie: Có thể bổ sung từ socola đen, bơ và các loại hạt như hạt điều, hạt bí ngô, đậu phộng, hướng dương…
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Cách hữu hiệu để giúp mẹ bầu 36 tuần bị đau háng có thể giảm đau là tuân thủ chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại và vận động một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được mang vác đồ quá nặng.
Thai phụ còn có thể giảm đau háng hiệu quả bằng cách nằm nghỉ trên giường, hai chân gác lên cao để máu lưu thông tốt hơn.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Ở tuần 36 của thai kỳ, bụng mẹ bầu đã khá to, hãy lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái để giúp mẹ bầu đỡ đau háng. Trang phục phù hợp sẽ giúp các cơ, khớp xương của mẹ được thư giãn, thả lỏng hơn.
Phụ nữ mang thai cũng nên tránh mặc quần bó sát và mang giày cao gót, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ bởi sẽ làm tăng nguy cơ bị té ngã, đau háng.
Một số công cụ hỗ trợ khác
Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp sẽ giúp mẹ bầu có được tư thế thoải mái hơn, giảm áp lực của thai nhi lên các khớp háng và có giấc ngủ sâu hơn.
Mẹ có thể sử dụng gối và nệm dành cho bà bầu, đai nâng đỡ bụng bầu là những công cụ nhiều phụ nữ mang thai lựa chọn.
Một số lưu ý khác
Ngoài các phương pháp nêu trên, mẹ bầu 36 tuần bị đau háng hãy áp dụng những biện pháp đơn giản sau để hạn chế tình trạng đau nhức, mệt mỏi:
-
Không nên nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa để tránh gây áp lực lên vùng lưng và hông; Nên nằm nghiêng sang bên thuận, giữ cho chân và phần hông hơi cong và sử dụng gối cho mẹ bầu.
-
Ngồi đúng tư thế để tránh các tổn thương lên khớp xương, tuyệt đối tránh ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, nên có gối tựa sau lưng nếu ngồi.
-
Tránh các tác động từ bên ngoài lên vùng xương háng.
-
Tránh đứng trên một chân, duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu.
Nếu mẹ bầu 36 tuần bị đau háng mà không biết làm gì để xoa dịu cơn đau, hãy áp dụng những chia sẻ trên để cả mẹ và bé đều được đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Pelvic pain in pregnancy - Truy cập ngày 22/05/2022
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/pelvic-pain/
Pelvic Pain During Pregnancy - Truy cập ngày 22/05/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/pelvic-discomfort.aspx
What to know about groin pain in pregnancy - Truy cập ngày 22/05/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/groin-pain-pregnancy