zalo
Bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Thai kỳ

Bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

22/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Zona là căn bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Zona được gây ra bởi virus thủy đậu. Bệnh nhân sẽ bị đau ngoài da do phát ban gây ra. Khi bà bầu bị zona thần kinh thì cần chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

 

Dấu hiệu mẹ bầu bị zona thần kinh

Người mang thai bị zona thần kinh sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Phát ban dưới dạng mụn nước nhỏ ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chủ yếu là bụng, ngực, 1 bên thân mình, khuôn mặt.

  • Trước khi phát ban thường thấy nóng rát, đôi khi mệt mỏi, không khỏe trong người.

  • Một vài trường hợp bị ớn lạnh, sốt, tiêu chảy, buồn nôn.

  • Trong vài ngày, vết ban phồng rộp thành mụn nước có chứa dịch lỏng, bong vảy và rơi ra sau 7 - 10 ngày.

Một trong những dấu hiệu của zona thần kinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị zona có ảnh hưởng gì không?

Bệnh zona có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Câu trả lời là có.

Đối với mẹ

Phụ nữ mang thai bị zona sẽ gặp phải một số ảnh hưởng sau:

  • Làm mất thẩm mỹ trên da, bệnh kéo dài gây loét da, bội nhiễm, để lại sẹo.

  • Dễ gây bệnh lý ở mắt như đau mắt đỏ, viêm mắt, tăng áp, sưng phồng mí mắt. Bệnh biến chứng nặng có thể gây mất thị lực.

  • Làm đau dây thần kinh Herpes.

  • Tăng nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm màng não, viêm tụy cắt ngang… rất nguy hiểm.

Đối với thai nhi

Bệnh zona thần kinh khi mang thai không nguy hiểm đến mẹ nhưng vẫn có tỉ lệ dị tật thai nhi. Nếu bệnh để lâu không được khám chữa sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy:

  • Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không? Chắc chắn là có. Bé có nguy cơ bị dị dạng hoặc dị tật từ trong bụng.

  • Từ tháng thứ 4 thai kỳ, khả năng dị tật của thai nhi sẽ thấp hơn nhưng ít nhiều gì vẫn bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mẹ bầu bị zona có ảnh hưởng gì không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị zona phải làm sao?

Bệnh zona thần kinh trên phụ nữ mang thai sẽ được điều trị phối hợp giữa uống thuốc và chữa bệnh tại nhà. Cụ thể như sau:

Bà bầu bị zona nên dùng thuốc gì?

Nguyên tắc điều trị cho mẹ mang thai bị zona thần kinh tương tự như người bình thường. Chúng bao gồm:

  • Thuốc kháng virus với 3 loại thuốc là amciclovir (Famvir), acyclovir (Zovirax) và valacyclovir (Valtrex). Trong đó, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định cho mẹ dùng acyclovir đường uống (800mg/lần x 5 lần/ngày).

  • Thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau paracetamol, thuốc bôi Calamine để làm dịu cảm giác ngứa.

  • Trong giai đoạn mang thai, nếu bà bầu bị zona thần kinh kèm theo biến chứng như nhiễm khuẩn da thứ phát, đau thần kinh hậu zona… thì cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chỉ định thuốc phù hợp.

Bà bầu bị zona nên dùng thuốc gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị zona kiêng gì?

Phụ nữ mang thai bị zona thần kinh cần chú ý thực hiện một số điều kiêng cữ dưới đây:

  • Không tiếp xúc da - da với người chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc người đang mắc zona. 

  • Không được cào gãi vùng da nhiễm bệnh để tránh tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát, để lại sẹo.

  • Không thực hiện biện pháp điều trị dân gian, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa được bác sĩ cho phép.

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh bình thường, đúng cách, giữ cho vùng da bệnh được sạch sẽ, khô ráo.

  • Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để vết thương mau lành, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chăm sóc người mang thai bị zona

Mẹ bị zona thần kinh khi mang thai cần biết tự chăm sóc khoa học để bệnh nhanh chóng khỏi với những lưu ý sau:

  • Dùng nước rửa vết thương do zona mỗi ngày, thấm khô với khăn mềm, không chà xát, dùng khăn riêng để thấm khô, không dùng khăn để lau mặt hoặc các vị trí khác.

  • Có thể chườm lạnh nếu da bị bỏng và ngứa ngáy.

  • Khi mụn nước vỡ, mẹ có thể dùng bông gạc thấm vết thương, băng nhẹ nhằm che chắn bụi. Đến khi mụn khô sẽ tự bong vảy và tự khỏi, mẹ không nên tác động vào.

  • Chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi để không cọ xát vết thương.

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, ngũ cốc tinh luyện, rượu bia, socola, đậu nành, yến mạch…

Chăm sóc người mang thai bị zona. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Thiểu ối khi mang thai: Mẹ cần làm gì?

Biện pháp phòng, tránh zona thần kinh khi mang thai

Để phòng tránh tình trạng mang thai bị zona, cách tốt nhất là mẹ bầu hãy phòng ngừa bệnh từ trước khi có thai. Khi mang thai, mẹ bầu luôn mệt mỏi, trầm cảm, thai nghén làm mẹ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu, thể chất kém. Nếu mẹ có tiền sử mắc bệnh thủy đậu thì khả năng cao sẽ bị zona thần kinh khi mang thai. Mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt nhất nhằm đảm bảo sức khỏe, cụ thể là:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát.

  • Uống 2l nước mỗi ngày, tăng cường ăn trái cây, rau xanh, thực phẩm bổ dưỡng nhằm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

  • Khám thai định kỳ đúng lịch của bác sĩ để sớm phát hiện bệnh.

Mẹ nên mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tỷ lệ mẹ bầu mắc bệnh zona trong thai kỳ là rất thấp nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có cái nhìn tổng quát về tình trạng bà bầu bị zona thần kinh. Mẹ hãy giữ thói quen sống lành mạnh, chú ý cơ thể để phát hiện nhanh chóng bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Việc nhận biết và điều trị bệnh sớm sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ biến chứng.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!