Mẹ bầu 30 tuần mệt mỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan mà cần lưu ý những điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Một số triệu chứng mẹ bầu 30 tuần có thể gặp
Cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều thay đổi lớn. Các triệu chứng có thể gặp như:
-
Cơ thể khó chịu, mệt mỏi: Do nội tiết tố thay đổi đột, cộng thêm thai nhi lớn gây cảm giác nặng nề, trì trệ.
-
Buồn nôn, ói: Thường diễn ra trong 3 tháng đầu và có một số trường hợp hi hữu ở giai đoạn thứ 2. Ốm nghén còn gây ra tình trạng chán ăn và khó ngủ.
-
Choáng váng, chóng mặt hoặc đau đầu: Xảy ra khi tim mẹ phải làm việc nhiều để cung cấp máu và oxy cho thai nhi, đôi khi là do suy kiệt sức khỏe hoặc thiếu chất.
-
Táo bón: Do cơ thể bị rối loạn chuyển hoá và thay đổi nội tiết tố.
-
Sưng phù chân tay: Gây khó chịu, đau đớn mỗi khi di chuyển.
-
Đau lưng: Thai nhi càng lớn sẽ chèn ép lên hố chậu và khung xương, giãn mạch máu, làm tăng kích thước tử cung gây áp lực cho cột sống, hệ thần kinh.
-
Đi tiểu nhiều lần: Do sự chèn ép của thai nhi trong tử cung lên các cơ quan nội tạng xung quanh như: Bàng quang, trực tràng, niệu quản…
-
Rạn da: Do sự thay đổi đột ngột về kích thước ở vùng bụng sẽ khiến vùng da bụng xuất hiện các vết rạn.
-
Một số triệu chứng khác: Chân tay khô nẻ, viêm mũi, khó thở, mồ hôi ra nhiều, bụng khó chịu…
Nguyên nhân khiến mẹ bầu 30 tuần cảm thấy mệt mỏi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu 30 tuần mệt mỏi như:
-
Hàm lượng Hormone Progesterone sản sinh lượng lớn một cách đột ngột.
-
Tăng cân khi mang thai: Khiến cho việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
-
Buồn đi vệ sinh nhiều lần trong ngày: Do thai nhi chuyển động sẽ chèn ép vào bàng quang.
-
Chuột rút: Khi tử cung mở rộng chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân, hoặc âm đạo gây cảm giác khó chịu cho người mang thai.
-
Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc thường xuyên: Khiến cơ thể mẹ suy nhược, dễ trở nên cáu gắt, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi nếu tình trạng kéo dài.
-
Căng thẳng, stress: Do mẹ có quá nhiều vấn đề xung quanh phải suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ cũng rất dễ bị tủi thân khi thấy mình không được quan tâm… Điều này không hề tốt cho thai nhi nếu mẹ không cải thiện.
-
Làm việc quá sức: Không phải bà bầu nào cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Những trách nhiệm về công việc, chăm sóc và lo lắng cho chồng con… càng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi gấp nhiều lần.
Mệt mỏi khi mang thai những tháng cuối: Nên và không nên làm gì?
Khi cơ thể thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên và không nên làm gì?
Những điều mẹ bầu nên làm
Để giữ một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt, phụ nữ mang thai cần làm những điều sau:
Lên lịch thứ tự những việc cần ưu tiên
Trong khoảng thời gian này, mẹ đừng nên ôm quá nhiều công việc cùng lúc, thay vào đó hãy sắp xếp và lên lịch cho từng công việc một. Hãy thực hiện chúng một cách từ từ để đạt hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ, mẹ nên ưu tiên công việc nào cảm thấy quan trọng nhất.
Trong thời gian mang thai, thai phụ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tốt nhất mẹ nên làm ngơ những công việc không quan trọng, giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Nếu có thể, hãy nhờ chồng phụ giúp công việc trong gia đình.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Khi mang thai ở tuần 30, tốt nhất mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể. Tốt nhất, mẹ nên duy trì giấc ngủ đủ 7 tiếng trở lên và đảm bảo giấc ngủ sâu. Nếu thấy mệt, mẹ đừng cố làm quá sức mà hãy đi nằm nghỉ ngay.
Chế độ vận động
Khi mang thai ở tuần 30, cơ thể khá nặng nề khiến các bà bầu có xu hướng lười vận động. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyến khích mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày có rất nhiều lợi ích.
-
Giải phóng lượng lớn năng lượng dư thừa, hạn chế tình trạng mệt mỏi, giảm stress, cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn, hỗ trợ mẹ dễ sinh, giảm được các biến chứng thai kỳ: Giảm nguy cơ mắc bệnh lý: Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
-
Giúp máu lưu thông tốt.
-
Giảm cơn đau lưng, mệt mỏi.
-
Kiểm soát được cân nặng.
-
Tăng cường khả năng chịu đựng khi sinh.
-
Giảm lo âu hoặc trầm cảm sau sinh.
Theo lời khuyên mới nhất của Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG), mỗi ngày phụ nữ mang thai chỉ cần bỏ ra khoảng 10 - 15 phút để vận động. Đây còn là cách giúp cải thiện chỉ số IQ cho bé từ trong bụng mẹ.
Một số bài vận động phù hợp: Đi bộ nhẹ nhàng, tập Yoga hoặc bài tập đơn giản: Pilates… Các bộ môn thể thao nên tránh: Bóng đá, bóng rổ, đấm bốc, hoặc các bài tập thể dục dụng cụ, bài tập vận động cường độ lớn… tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia một bộ môn thể thao nào đó.
Tập thiền và thở
Tập thiền và thở sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, stress và các triệu chứng: Táo bón, mất ngủ, đau lưng, mỏi nhức, giảm tình trạng tăng huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật… Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và hormone hữu ích, khả năng tiết sữa, giúp mẹ cảm nhận được các cơn gò, tăng cường đưa oxy và chất dinh dưỡng tới thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi dần hoàn thiện hơn các cấu trúc trên cơ thể. Do đó, mẹ bầu 30 tuần cần chú ý hơn về nguồn dinh dưỡng bổ sung mỗi ngày.
-
Sắt và Protein: giúp ngăn ngừa thiếu máu, hoặc xuất huyết, sinh non. Thành phần có trong các loại rau xanh đậm, trái cây sấy khô hoặc đậu nành, thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, các loại đậu….
-
Canxi: Cần cung cấp đủ 1000 gram canxi mỗi ngày giúp hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương khớp của thai nhi chắc khỏe hơn. Thực phẩm giàu canxi như: Sữa, phomai, Paneer, sữa chua…
-
Magie: Mỗi ngày cần nạp khoảng 400mg magie để đồng hoá canxi giúp giảm bớt các triệu chứng: Chuột rút, thư giãn cơ bắp và ngăn ngừa sinh non. Thực phẩm giàu magie như: Đậu đen, cám yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân và bí ngô….
-
DHA: Đây là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi, do đó cần nạp khoảng 200mg mỗi ngày là tốt nhất. DHA có nhiều trong các thực phẩm: Cá ngừ, óc chó, hạt lanh….
-
Acid Folic: Bổ sung khoảng 600 - 800mg acid folic nhằm làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện các dây thần kinh. Thực phẩm giàu acid folic: Các loại rau có màu xanh đậm, cam, yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.
-
Chất xơ sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng: Táo bón, làm sạch mật và hạn chế tăng cân nhanh. Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
-
Vitamin: Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất sắt trong suốt quá trình mang thai. Mẹ nên chú ý tới các loại vitamin: C, D, E…. có nhiều trong các loại quả: Ổi, cam, quýt, chanh, dưa, tiêu xanh và bông cải xanh…
Chế độ ăn uống
Mẹ bầu 30 tuần mệt mỏi một phần cũng là do chế độ ăn uống chưa đảm bảo đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Bên cạnh các chất dinh dưỡng được nêu trên mẹ nên chú ý đến điều sau:
-
Tránh xa đồ ăn nặng mùi, quá mặn, cay nóng, đồ muối chua hoặc thực phẩm giàu natri vì nó sẽ gây đầy hơi, ợ nóng…, thậm chí là táo bón.
-
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày với 3 bữa chính và thêm 2 - 3 bữa phụ vừa tránh cảm giác ngấy, chán ăn vừa giúp mẹ dễ dàng bổ sung đủ các chất dinh dưỡng.
-
Tuyệt đối không bỏ bữa vì có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe: Hạ đường huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hoá, cơ thể mệt mỏi, dễ bị táo bón, ảnh hưởng tới thai nhi… thậm chí gây sẩy thai.
-
Uống nhiều nước đảm bảo đủ lượng ối cho con và giảm nguy cơ bệnh nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu, giảm tình trạng phù nề, chuột rút... Trung bình mỗi ngày nên uống từ 2 - 3 lít nước và có thể bổ sung kèm nước ép từ các loại rau củ, hoặc trái cây tươi.
Khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ cũng rất quan trọng bởi giúp mẹ biết con có đang phát triển khoẻ mạnh không? Phụ nữ mang thai nên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Bắt đầu từ tuần 30 đến ngày dự sinh, cứ cách 2 tuần thai phụ nên đi khám một lần.
Những điều nên tránh
Mẹ bầu 30 tuần mệt mỏi cần tránh làm những điều sau:
-
Quan hệ tình dục: Khi sức khoẻ của mẹ không tốt vì rất dễ gây động thai, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
-
Đi chơi quá xa khiến cơ thể mẹ mất nhiều sức gây chóng mặt, mệt mỏi và rất nguy hiểm khi tự lái xe.
-
Mặc đồ lót màu tối sẽ gây cản trở việc theo dõi dịch âm đạo tiết ra.
-
Ăn quá nhiều đồ ngọt: Vì rất dễ gây tiểu đường cuối thai kỳ, có thể nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.
Ôm quá nhiều công việc
Tham quá nhiều công việc cùng lúc và cố gắng trở thành người vợ, người mẹ chuẩn mực khiến các bà bầu rơi vào tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, thậm chí stress và trầm cảm khi mang thai. Vì vậy, đôi lúc các mẹ hãy cho bản thân lười một chút, dành nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
Căng thẳng, lo lắng
Mẹ bầu thường có nhiều suy nghĩ lo âu dẫn tới căng thẳng và mệt mỏi. Điều này vốn không hề tốt cho cả mẹ và béi. Lúc này, các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, giảm bớt công việc, không nên suy nghĩ quá nhiều, đảm bảo giấc ngủ đủ và sâu…
Xem thêm: Mẹ bầu tuần 9: Triệu chứng điển hình và lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ nên đến bệnh viện ngay khi nào?
Hầu hết, cơ thể mẹ bầu mệt mỏi đều không có gì nguy hiểm, nhưng nếu thấy có dấu hiệu khác thường đi kèm thì nên đi khám ngay.
-
Đau đầu, mờ mắt, hoặc đau vùng sườn dưới bên phải nghĩa là lời cảnh báo của bệnh tiền sản giật.
-
Ra máu âm đạo.
-
Khó thở, hoặc khó thở kéo dài, hơi thở bị rối loạn, thậm chí thở dốc, khó nhọc…
-
Tức ngực, căng thẳng quá mức.
-
Nôn, sốt và đau bụng.
-
Mệt mỏi kéo dài, thai nhi cử động kém.
Mang thai 9 tháng 10 ngày là cả quá trình rất mệt mỏi. Do đó, mẹ bầu cần phải chú ý đến sức khỏe của bản thân hơn bao giờ hết. Tốt nhất, mẹ bầu 30 tuần mệt mỏi nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc cho bản thân để thiện tình trạng này.
30 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 10/06/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/30-weeks-pregnant
30 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 10/06/2022
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/week-by-week/30-weeks-pregnant/
Fatigue During Pregnancy - Truy cập ngày 10/06/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/pregnancy-fatigue.aspx