zalo
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
Thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Thúy Anh
Thúy Anh

13/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khoai lang được liệt kê vào danh sách những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu người mang thai bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không

Công dụng tuyệt vời của khoai lang đối với phụ nữ mang thai

Khoai lang là một loại thực phẩm phổ biến ở nước ta với nhiều chủng loại đa dạng. Mỗi loại sẽ có một thành phần dinh dưỡng khác biệt. Trung bình, trong 100g khoai lang sẽ cung cấp:

  • 86 calo năng lượng.

  • Chất đạm: 0,91g.

  • Carbohydrate: 16,36g.

  • Chất xơ: 2,7g.

  • Đường: 3,64g.

  • Canxi: 24mg.

  • 0,5mg sắt; 64mg natri.

  • Vitamin, beta caroten, vitamin nhóm B (B6, B5, B9), vitamin C, vitamin E.

  • Kali, mangan.

  • Chất chống oxy hóa cao.

  • Gần như không chứa chất béo.

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu ăn khoai lang sẽ nhận được những công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm:

  • Beta carotene giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể nhằm duy trì mô và sự phát triển của thai nhi, hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất ở mẹ bầu.

  • Nguồn vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B9 (axit folic) giúp hình thành tế bào ống thần kinh của trẻ.

  • Lượng kali lớn cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa huyết áp.

  • Chất đường bột với hàm lượng cần thiết giúp kiểm soát, ngăn ngừa đường huyết tăng. Nhiều mẹ bầu lo ngại rằng khoai lang chứa đường bột cao. Tuy nhiên, khi nấu chín thì chỉ số đường huyết GI trong loại thực phẩm này tương đối thấp.

  • Khoai lang không chứa cholesterol và chất béo nên sẽ lọc sạch máu và kiểm soát nhịp tim.

  • Lượng canxi và sắt trong khoai lang hỗ trợ cải thiện xương khớp, tăng cường thị lực.

Khoai lang có nhiều lợi ích đối với bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với nhiều dưỡng chất như thế thì liệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Củ khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao, khoáng chất và nhiều lợi ích tốt cho mẹ bầu. Trên thực tế, chỉ số đường huyết GI trong khoai lang thấp hơn so với các loại củ khác. 

Vì thế, ăn khoai lang có thể đáp ứng sự thèm ngọt trong thai kỳ và lại không khiến mẹ bầu bị tăng lượng đường trong máu khi ăn. Tóm lại, đáp án của câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?” là có.

Thai phụ bị tiểu đường có thể ăn khoai lang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bị tiểu đường nên ăn khoai lang bởi:

  • Hàm lượng chất xơ phong phú góp phần giảm tình trạng táo bón.

  • Nguồn canxi cần thiết là chất dẫn quan trọng cho quá trình phát triển của bé.

  • Cải thiện chuyển hóa, tăng cường chức năng trao đổi chất, thúc đẩy tốc độ chuyển hóa trong cơ thể.

Bà bầu bị tiểu đường ăn khoai lang rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể khẳng định rằng, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn khoai lang với liều lượng vừa phải.

Những lưu ý khi ăn khoai lang đối với người bị tiểu đường thai kỳ

Cách mẹ chế biến cũng như tiêu thụ khoai lang sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường huyết trong cơ thể. Việc ăn không đúng cách sẽ khiến mẹ đối mặt với nhiều khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Nên ăn khoai lang nướng, chiên cả vỏ với một lượng vừa phải, không nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp.

  • Ăn khoai lang vào buổi trưa. Nguyên nhân là lượng canxi trong loại thực phẩm này cần 4 đến 5 tiếng mới có thể hấp thụ hết vào cơ thể.

  • Mỗi mẹ bầu sẽ có một thể trạng và mức độ mắc bệnh khác nhau. Do đó, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có một khẩu phần ăn phù hợp.

  • Không nên ăn khoai lang cùng với củ cải muối hoặc dưa chua.

  • Không được ăn khoai lang sống.

Những lưu ý khi ăn khoai lang mẹ cần biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn hạt điều được không? - 3 điều mẹ cần biết!

Một số loại khoai tốt cho bà bầu bị tiểu đường

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không và nên ăn những loại khoai lang nào? Mẹ hãy tham khảo 3 loại khoai lang có chứa hàm lượng đường huyết cực thấp, vô cùng tốt cho sức khỏe bao gồm:

  • Khoai lang vàng (vỏ nâu tím): Loại này còn có tên gọi khác là khoai lang Nhật. Củ khoai có lớp vỏ tím bên ngoài, bên trong là ruột màu vàng. Chất caiapo trong thành phần củ khoai có công dụng làm giảm đáng kể lượng đường huyết trong 2 giờ đồng hồ và giảm lượng cholesterol.

  • Khoai lang ruột cam: Củ khoai lang có lớp vỏ màu nâu đỏ bên ngoài, phần ruột bên trong màu cam. Giống khoai này có chứa nhiều chất xơ cùng lượng đường bột thấp. Sau khi luộc, khoai lang ruột cam có giá trị đường huyết GI thấp hơn rất nhiều lần so với cách chế biến khác như chiên, nướng nguyên vỏ.

  • Khoai lang tím: Củ khoai lang này khá phổ biến ở Việt Nam với lớp vỏ và phần ruột màu tím. Hàm lượng đường huyết GI của khoai lang tím thấp hơn so với khoai lang ruột cam. Trong củ khoai lang tím có chứa hợp chất rất quan trọng Anthocyanin giúp đảo ngược, ngăn ngừa bệnh béo phì, phòng chống nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 thông qua quá trình cải thiện tình trạng kháng insulin.

Một số loại khoai tốt cho người bị tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?”. Mẹ hãy thăm khám định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!

Is It Safe to Eat Sweet Potatoes If You Have Diabetes? - Truy cập ngày 13/04/2022

https://www.healthline.com/health/diabetes/sweet-potato-diabetes

Should You Eat Sweet Potatoes If You Have Diabetes? - Truy cập ngày 13/04/2022

https://www.verywellhealth.com/sweet-potatoes-and-diabetes-5105171

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!