Rối loạn đông máu ở người bình thường vốn nguy hiểm. Rối loạn đông máu trong sản khoa còn nguy hiểm hơn. Nó tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, các mẹ bầu cần tìm hiểu thật kỹ về loại bệnh này và lên kế hoạch kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Rối loạn đông máu trong sản khoa là bệnh gì?
Trong điều kiện bình thường, Fibrinogen dưới tác dụng của Thrombin tạo ra mạng lưới Fibrin giúp gắn kết các tiểu cầu và các thành phần trong máu. Sự gắn kết do mạng lưới Fibrin nhằm tạo ra cục máu đông và ngăn cản máu chảy ra ngoài.
Rối loạn đông máu trong sản khoa chính là sự thiếu hụt các yếu tố đông máu như Fibrinogen, Thrombin,... làm cho máu chảy ra và không đông lại như bình thường.
Rối loạn đông máu khi mang thai là một bệnh lý được đánh giá là nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.
Các triệu chứng của rối loạn đông máu ở mẹ bầu
Bị rối loạn đông máu khi mang thai, các mẹ bầu có thể dựa vào các triệu chứng được đề cập ở dưới đây. Phán đoán tình trạng của bản thân và nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
-
Máu chảy ra nhiều và bất thường với vết thương nhỏ: Chỉ là một vết thương nhỏ nhưng vị trí bị thương lại chảy máu ra ồ ạt, kéo dài và không có dấu hiệu dừng lại. Các mẹ rất có thể đã bị rối loạn đông máu. Trường hợp này, mẹ bầu cần liên hệ gấp đến các bệnh viện để can thiệp.
-
Đi tiểu tiện, nôn mửa ra máu: Bình thường khi nôn mửa hoặc tiểu tiện sẽ không có máu. Trường hợp xuất huyết các mẹ cần bình tĩnh gọi người thân hoặc chồng hỗ trợ đưa khi khám sức khỏe.
-
Trên cơ thể có nhiều vết bầm: Khi bạn không bị thương nhưng cũng không va chạm mạnh đến mức để lại những vết thâm tím trên cơ thể. Có thể bạn đã bị xuất huyết trong. Lượng máu trong mạch bị tràn ra ngoài mạch máu nhưng không có vết hở để hình thành vết thương nên gây ra những vết bầm tím.
-
Chảy máu cam: Nhiều người thường chủ quan, nghĩ rằng chảy máu cam là do nóng trong người. Cho nên, mẹ chỉ ăn thêm rau, củ, quả. Tuy nhiên, khi mang thai, mỗi triệu chứng xuất hiện đều đang cảnh báo sức khỏe của mẹ. Chảy máu cam không đơn thuần đang ra ám hiệu mẹ bầu đang nóng trong người mà đó còn là dấu hiệu của rối loạn đông máu trong sản khoa.
-
Các khớp xương bị đau, khó thở, chóng mặt: Triệu chứng này khá phổ biến ở các mẹ, triệu chứng này chưa chắc khẳng định rằng mẹ bầu đã bị bệnh máu khó đông. Tuy nhiên, ở một vài người bị rối loạn đông máu trong sản khoa đã ghi nhận những triệu chứng này. Một khi các triệu chứng đã xuất hiện, mẹ bầu không nên chủ quan, xem thường và tự nhủ triệu chứng sẽ hết. Sẽ tốt hơn nếu mẹ đi đến bệnh viện và tiến hành kiểm tra sức khỏe.
Xem thêm: Đau dạ dày khi mang thai: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh rối loạn đông máu có nguy hiểm không?
Đối với người bình thường khi bị thương có bệnh nền là bệnh máu khó đông có thể dẫn đến một số tình trạng như: Chảy máu quá nhiều, thiếu máu, chóng mặt, buồn nôn,..
Đối với phụ nữ bị bệnh máu khó đông khi mang thai được các bác sĩ cảnh báo là rất nguy hiểm. Khi mang thai mà bị thương, máu chảy nhiều không kiểm soát và khó để cầm máu trong điều kiện bình thường. Mẹ phải được cấp cứu kịp thời để đảm bảo tính mạng cho thai phụ và thai nhi.
Trong trường hợp sinh nở, rất khó để cầm máu và gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ.
Bị bệnh máu khó đông khi mang thai còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho hai mẹ con như:
-
Sinh non: Em bé có thể được sinh ra ở tuần 37 của thai kỳ.
-
Sảy thai và nhiễm khuẩn: Em bé có thể sẽ ngừng phát triển ở tuần thứ 28 và thai chết lưu trong bào thai. Các tế bào bị phân hủy trong bụng mẹ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn ở mẹ.
-
Máu chảy “lén”: Khi cơ thể mẹ không có vết thương nhưng thường xuyên hoa mắt, chóng mặt thì mẹ đã bị rối loạn đông máu. Mạch máu bị vỡ, máu ồ ạt xảy ra ngoài mạch.
-
Nhau thai bị suy yếu: Nhau thai là nơi đưa các chất dinh dưỡng và oxygen từ mẹ để nuôi bé. Rối loạn đông máu có thể làm nhau thai bị suy. Do đó, lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé sẽ không đủ. Em bé sẽ phát triển trong bụng mẹ với tình trạng còi cọc hoặc là ngừng phát triển.
Chẩn đoán rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai
Do sự nguy hiểm khôn lường của bệnh. Các chị em nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên, theo dõi sự phát triển cho bé. Các mẹ hãy chọn các bệnh viện uy tín, có máy móc hiện đại thuận tiện cho việc chẩn đoán chính xác nhé. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai.
-
Xác định số lượng tiểu cầu: Nếu số lượng tiểu cầu của mẹ từ 140-400g/L thì chứng tỏ cơ thể mẹ bình thường.
-
Phương pháp dây thắt: Bác sĩ sẽ dùng máy đo huyết áp gây áp lực lên tay mẹ trong vòng 3-5 phút. Sau đó, bác sĩ quan sát số lượng các tụ huyết trên tay mẹ bầu là bao nhiêu. Nếu trên tay mẹ bầu xuất hiện 5 tụ huyết thì chứng tỏ số lượng tiểu hồng trong máu mẹ có vấn đề. Số lượng tiểu cầu giảm, bị thay đổi về mặt cấu trúc hoặc tiểu cầu biến dạng.
-
Xét nghiệm khả năng ngưng kết của tiểu cầu: Xét nghiệm này cho thấy được mức độ gắn kết của các tiểu cầu. Có hình thành được cục máu đông hay không?
-
Kiểm tra hoạt động của yếu tố đông máu: Xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem Fibrinogen và Thrombin hoạt động như thế nào. Đủ để tạo ra mạng lưới Fibrin điều khiển được máu đông hay không.
Với những thông tin về tình trạng rối loạn đông máu trong sản khoa. Monkey hy vọng bài viết có thể giúp các mẹ bổ sung thêm kiến thức về một bệnh lý có thể xuất hiện trong thai kỳ. Mong các mẹ chú ý đến sức khỏe và tuyệt đối không được chủ quan khi cơ thể có dấu hiệu bệnh.