zalo
Bà bầu tháng cuối mệt mỏi: “Đối phó” bằng cách nào?
Thai kỳ

Bà bầu tháng cuối mệt mỏi: “Đối phó” bằng cách nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

17/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tình trạng mệt mỏi xảy ra ở phụ nữ mang thai tháng cuối rất phổ biến và khiến họ phải chịu không ít phiền toái. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu tháng cuối mệt mỏi và làm sao để khắc phục tình trạng này? Mời quý độc giả hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.

Bà bầu tháng cuối mệt mỏi biểu hiện như thế nào?

Bà bầu tháng cuối mệt mỏi, thiếu sức sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Càng gần thời điểm dự kiến sinh, thai nhi phát triển ngày càng lớn thì mức độ mệt mỏi ở bà bầu tháng cuối càng tăng lên. Những triệu chứng của sự mệt mỏi phổ biến mà chúng ta rất dễ nhận thấy gồm có:

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, chân tay rụng rời, bủn rủn không muốn làm bất cứ việc gì.

  • Buồn nôn hoặc nôn ói

  • Đau đầu, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, thậm chí có thể ngất xỉu.

  • Táo bón, đầy bụng, ợ hơi

  • Sưng phù tay chân

  • Đau lưng, bụng khó chịu

  • Chân tay khô nẻ, ra nhiều mồ hôi

  • Viêm mũi, khó thở,...

Tất cả những triệu chứng mệt mỏi trên đều khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Nếu tình trạng này ngày càng nặng và kéo dài có thể khiến bà bầu bị suy kiệt sức khỏe trước khi sinh. Vì vậy, nếu thấy sức khỏe không được ổn, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối mệt mỏi

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu tháng cuối mệt mỏi là do cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone progesterone trong suốt thai kỳ. Cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt các dấu hiệu mang thai khiến cơ thể mẹ không thể thích nghi kịp thời. Hậu quả là cơ thể mẹ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu.

Bà bầu tháng cuối mệt mỏi có thể do yếu tố bệnh lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài tác nhân thay đổi nội tiết tố, phụ nữ mang thai tháng cuối mệt mỏi còn có thể do hàng loạt nguyên nhân khác như:

  • Cơ thể mẹ bị thiếu sắt

  • Hiện tượng mất ngủ khi mang thai

  • Tác dụng phụ của thuốc mà mẹ sử dụng trong thời gian mang thai

  • Mẹ bầu bị tụt đường huyết

  • Quá trình trao đổi chất trong cơ thể có vấn đề

  • Mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo đầy đủ, dẫn đến thiếu chất, mệt mỏi

  • Thai phụ bị stress, trầm cảm trước sinh

  • Mẹ bầu phải lao động quá sức, không được nghỉ ngơi đầy đủ,...

Nhìn chung, dù là nguyên nhân nào khiến bà bầu tháng cuối mệt mỏi cũng đều gây ra những bất lợi cho cả mẹ và bé. Bà bầu thường xuyên mệt mỏi trong tháng cuối thai kỳ không những cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn gây cản trở quá trình sinh nở.

Trong điều kiện sức khỏe không đảm bảo thì khả năng rất cao mẹ bầu sẽ phải sinh mổ. Nếu cố gắng sinh thường, cả hai mẹ con cũng có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. 

Mệt mỏi khi mang thai tháng cuối có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, khả năng phục hồi sau sinh của bà bầu tháng cuối mệt mỏi cũng sẽ kém hơn do sức đề kháng của mẹ bị yếu. Trẻ sinh ra từ người mẹ mệt mỏi, yếu ớt trong giai đoạn mang thai cũng có thể nhẹ cân, sức đề kháng yếu hơn so với những đứa trẻ khác dẫn đến dễ mắc các bệnh lý về hệ hô hấp, tiêu hóa,...

Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ, khi bà bầu tháng cuối mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, nghỉ ngơi vẫn không thấy dấu hiệu đỡ, thậm chí có thể nặng hơn thì cần đi kiểm tra sức khỏe sớm. Sau khi khám sàng lọc, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của thai phụ để đưa ra lời khuyên và phương án điều trị phù hợp nhất.

Bà bầu tháng thứ 9 mệt mỏi phải làm sao?

Có thể nói, tháng cuối của thai kỳ là thời điểm khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và gặp nhiều phiền toái nhất. Vì vậy, để giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi thì điều quan trọng là mẹ bầu cần thay đổi chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học hơn.

Thực hiện lối sống khoa học lành mạnh

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và sâu. Điều này giúp mẹ bầu phục hồi sức khỏe để chuẩn bị “chiến đấu” với quá trình chuyển dạ sắp tới.

Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có rất nhiều phụ nữ mang thai tháng thứ 9 bị mất ngủ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh tình trạng thức dậy giữa đêm nhiều lần để đi tiểu. 

Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu để cơ thể đỡ mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời gian tốt nhất để lên giường đi ngủ là trước 22 giờ đêm. Nếu khó ngủ, mẹ có thể đọc sách, nghe nhạc, lựa chọn tư thế nằm ngủ tốt nhất là nghiêng mình sang trái hoặc sang phải,...để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bà bầu tháng cuối mệt mỏi cũng không nên bỏ lỡ giấc ngủ trưa dù chỉ kéo dài khoảng 30 - 60 phút nhưng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, khỏe khoắn hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu không nên suy nghĩ quá nhiều khiến bản thân luôn trong trạng thái lo âu, sợ sệt,... Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Mỗi ngày, mẹ bầu nên cố gắng tập luyện khoảng 20-30 phút các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,.. Lợi ích của việc tập thể dục sẽ giúp thai phụ giảm bớt mệt mỏi và cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Xem thêm:

Thực hiện chế độ làm việc khoa học

Trong những tuần cuối của thai kỳ, các bác sĩ luôn khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tránh làm việc quá sức, mang vác các đồ nặng. Những hành động này chỉ khiến mẹ bầu càng thêm mệt mỏi và mất sức hơn. Thậm chí, khi làm các công việc nặng nhọc có thể khiến mẹ bầu phải gập bụng mạnh, dẫn đến đau bụng và chuyển dạ sinh con sớm hơn dự kiến.

Mẹ bầu tháng cuối cần tránh làm việc quá sức. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, tránh làm việc quá sức không có nghĩa là ngồi yên một chỗ mà không làm gì. Lười vận động cũng là một trong những tác nhân khiến bà bầu giảm bớt sức lực, yếu ớt hơn. Cách tốt nhất là bà bầu tháng cuối nên vận động, làm các công việc nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp tinh thần thoải mái hơn.

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất cả về cân nặng, chiều cao và trí tuệ. Do đó, nhu cầu tiêu thụ chất dinh dưỡng của thai nhi cũng theo đó tăng lên cao, yêu cầu mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Nhất là với các trường hợp bà bầu tháng cuối mệt mỏi, bổ sung đủ dinh dưỡng không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Bà bầu tháng cuối mệt mỏi cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo đó, phụ nữ mang thai tháng cuối cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin chất khoáng và chất xơ. Trong đó, một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ bầu không nên bỏ qua như:

  • Các thực phẩm chứa nhiều sắt: Thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng, cá, rau dền,...

  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Cà rốt, gấc, khoai lang, cải bó xôi,...

  • Thực phẩm nhiều vitamin C: Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, dâu tây, cà chua, đu đủ,...

  • Thực phẩm nhiều chất xơ: Có trong các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,...

  • Thực phẩm chứa nhiều axit folic: các loại đậu, hạt, các loại rau xanh cực kỳ tốt cho mẹ và bé.

  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: trứng, sữa, các loại đậu và hạt,...

Ngoài các loại thực phẩm kể trên, bà bầu tháng cuối mệt mỏi cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng cơ thể mất nước. Đồng thời, mẹ bầu có thể bổ sung thêm một số loại thuốc bổ sung sắt, canxi, vitamin hay chất xơ để giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý tránh sử dụng các chất kích thích (bao gồm rượu, bia, thuốc lá, cafeine,...); thực phẩm ôi thiu; đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản, phụ phẩm,... Các loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé, thậm chí có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, biến chứng thai kỳ,...mà chúng ta không nên chủ quan.

Những triệu chứng bất thường mẹ bầu cần đến bệnh viện

Bước sang tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý đi khám sức khỏe thường xuyên hơn. Mục đích là để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân và thai nhi, đồng thời tầm soát các dấu hiệu nguy hiểm có thể gây hại cho thai nhi trong thời điểm này. 

Trong những lần đi khám đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi làm sao để tốt nhất cho thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ và phương pháp xử lý khi có bất thường xảy ra.

Thai phụ cần đi bệnh viện khi thấy các dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, bà bầu tháng cuối mệt mỏi cũng cần đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu đi kèm sau đây:

  • Mẹ bầu cảm thấy tức ngực, khó thở, thai cử động ít, yếu.

  • Âm đạo ra máu.

  • Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, có thể sốt cao.

  • Tình trạng khó thở kéo dài, hơi thở bị rối loạn, thở dốc.

  • Căng thẳng nhiều.

  • Đau đầu, mờ mắt và đau vùng dưới sườn bên phải. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đi viện ngay khi thấy dấu hiệu này vì đó có thể là biến chứng tiền sản giật. 

Ngoài những dấu hiệu bất thường kể trên, nếu bà bầu tháng cuối mệt mỏi thuộc các trường hợp dưới đây gồm:

  • Thai phụ trên 35 tuổi

  • Thai phụ có tiền sức sinh non hoặc sảy thai nhiều lần

  • Mẹ bầu bị mắc một số bệnh khi mang thai như: tim mạch, phổi, tiểu đường, tuyến giáp,...

Các chuyên gia lưu ý, đây đều là những trường hợp dễ gặp nguy hiểm khi mang thai và trong quá trình sinh con. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng như theo dõi sự thay đổi của cơ thể là hết sức quan trọng.

Như vậy, Monkey đã truyền tải những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề bà bầu tháng cuối mệt mỏi rất rõ ràng và chi tiết trong bài viết này. Hy vọng các mẹ bầu có thể áp dụng đúng những kiến thức đó để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn” sắp tới.

Welcome to Pregnancy Fatigue: The Most Tired You Have Ever Felt - Ngày truy cập: 16/8/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-fatigue

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!