Đi bộ là bài tập vận động nhẹ nhàng và an toàn nhất đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị sinh nở. Vậy bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu? Mẹ bầu cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bà bầu tháng cuối có nên đi lại nhiều không?
Theo các chuyên gia, đi bộ là bộ môn vận động đơn giản, nhẹ nhàng, an toàn, đặc biệt là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi vậy, không chỉ có bà bầu tháng cuối mà với mọi phụ nữ mang thai đều nên đi bộ để tăng cường sức khỏe thai kỳ.
Chúng ta có thể điểm qua một số lợi ích nổi bật khi bà bầu tháng cuối tích cực rèn luyện sức khỏe bằng việc đi bộ như:
-
Giải phóng calo, kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng, từ đó giúp thai nhi phát triển cân nặng ở mức vừa phải. Đồng thời đi bộ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và biến chứng tiền sản giật.
-
Giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái hơn: Khi đi bộ, cơ thể sẽ mẹ bầu sẽ giải phóng endorphins - hợp chất có tác dụng giảm đau đầu, an thần và mang lại cảm giác thư thái, hạnh phúc hơn.
-
Giúp giảm bớt đau nhức mỏi: Mang thai tháng cuối khiến cơ thể mẹ bầu nhức mỏi, đặc biệt là lưng và hông do sự chèn ép của thai nhi ngày càng lớn. Khi đi bộ, các cảm giác đau nhức, mỏi người sẽ được giảm bớt, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn.
-
Giúp mẹ bầu dễ sinh thường hơn: Đi bộ giúp cho cơ bắp, gân cốt, đặc biệt là cơ hông và xương chậu dẻo dai, rắn chắc hơn. Nhờ vậy, quá trình chuyển dạ và sinh con sẽ trở nên dễ dàng hơn.
-
Giúp thai nhi phát triển trí não: Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc mẹ bầu thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao có tác dụng giúp thai nhi phát triển não bộ tốt hơn. Kết quả các cuộc nghiên cứu từng được công bố tại trường Đại học Montreal (Canada) và hội nghị thường niên của Hiệp hội Khoa học thần kinh Mỹ.
Có thể thấy, việc bà bầu tháng cuối đi bộ có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cứ đi bộ nhiều là tốt. Điều này còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người. Tốt nhất, mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng, vừa phải, tránh tình trạng quá sức sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ.
Đặc biệt, với những mẹ bầu có những dấu hiệu dưới đây cần lưu ý không nên vận động, đi bộ nhiều:
-
Mẹ bầu từng bị sảy thai, sinh non, tiền sản giật.
-
Tử cung của mẹ bầu có vấn đề như: dị dạng hoặc yếu.
-
Mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao.
-
Thai phụ trên 35 tuổi.
Với những thai phụ thuộc một trong các trường hợp nêu trên nếu đi bộ nhiều sẽ khiến mẹ bị mệt mỏi, huyết áp tăng cao. Điều này có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và gia tăng nguy cơ động thai, sinh non rất nguy hiểm. Vậy bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu là hợp lý để tốt cho cả mẹ và bé?
Bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu?
Sau khi giải đáp được câu hỏi “bà bầu tháng cuối có nên đi lại nhiều?” thì chắc hẳn điều mà các chị em quan tâm lúc này là “bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu” để an toàn cho cả mẹ và bé?
Theo các chuyên gia, thời gian phụ nữ mang thai tháng thứ 9 có thể đi bộ dao động khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, thời lượng đi bộ có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế của mẹ bầu.
Cụ thể, đối với bà bầu có sức khỏe tốt và đã quen với việc đi bộ có thể tăng thời gian lên khoảng 25 - 45 phút mỗi ngày và duy trì 4-6 buổi/tuần. Còn với những thai phụ mới bắt đầu tập luyện, còn chưa quen với việc đi bộ thì chỉ nên duy trì khoảng 10 phút/ngày. Sau khi đã quen dần, mẹ có thể tăng hoặc giảm thời gian đi bộ tùy theo sức lực và khả năng chịu đựng của bản thân.
Như vậy, đáp án của câu hỏi “bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu?” còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người. Tốt nhất, mẹ bầu nên đi khám kiểm tra sức khỏe để được nhận sự tư vấn tốt nhất của các bác sĩ.
Xem thêm:
- Top 5 nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn và cách khắc phục
- Bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bí quyết giúp mẹ bầu đi bộ dễ dàng và an toàn hơn
Đi bộ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu nếu như chúng ta duy trì với thời gian phù hợp và đi bộ đúng cách. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn và nhận được những lợi ích từ việc đi bộ, bà bầu tháng cuối cần chú ý những vấn đề như sau:
-
Mẹ chỉ nên đi bộ gần nhà và luôn cần có người thân đi cùng bởi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Chúng ta hoàn toàn không thể biết em bé sẽ “đòi ra” lúc nào nên nếu mẹ bầu đi bộ một mình sẽ rất nguy hiểm khi không nhận được sự giúp đỡ kịp thời.
-
Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để giảm bớt sự bí bách, khó chịu, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng.
-
Lựa chọn những đôi giày vừa chân, chắc chắn, có độ bám đường tốt để giảm thiểu nguy cơ trơn trượt, dẫn đến ngã và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
-
Lựa chọn con đường để đi bộ thật bằng phẳng, không có chướng ngại vật gồ ghề, sỏi đá,...để tránh nguy cơ vấp ngã.
-
Uống nước trước khi đi bộ và mẹ nên mang theo chai nước để sử dụng ngay khi khát, tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
-
Thời gian lý tưởng nhất cho mẹ bầu đi bộ là vào sáng sớm, buổi chiều mát hoặc tối. Trong những ngày nắng nóng thì đi dạo trong Trung tâm thương mại có điều hòa cũng là lựa chọn rất tốt dành cho phụ nữ mang thai.
-
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm kem chống nắng trước khi đi bộ ngoài trời để bảo vệ làn da của mình.
-
Khi đi bộ, mẹ bầu cần chú ý nhìn về phía trước và đi nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh chướng ngại vật. Đi bộ quá nhanh sẽ khiến tim, phổi hoạt động hiệu quả. Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ nên dừng lại để nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe.
-
Mẹ có thể nghe nhạc khi đi bộ để cảm thấy thư thái, thoải mái hơn.
Có thể nói, bên cạnh vấn đề bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu thì những lưu ý trên đây cũng có tầm quan trọng rất lớn. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả thai phụ và thai nhi khi vận động, di chuyển trong thời điểm cận kề ngày dự kiến sinh.
Khi nào bà bầu cần dừng ngay việc đi bộ và đến gặp bác sĩ?
Ngoài những vấn đề cần lưu ý kể trên, các chuyên gia cảnh báo bà bầu tháng cuối cần dừng ngay việc đi bộ và đến gặp bác sĩ khi thấy những dấu hiệu sau:
-
Cơ thể kiệt sức, đau đầu chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu.
-
Thị lực giảm dần
-
Âm đạo chảy máu, rỉ ối
-
Đau ngực, tim đập nhanh, mạnh hoặc không đều.
-
Đau bụng và chuột rút
-
Thai nhi giảm vận động
-
Các cơ bắp, thịt bị sưng đau nhiều ngày
-
Lên cơn co giật.
Những dấu hiệu này cho thấy mẹ bầu đang vận động quá sức, dẫn đến các biến chứng thai sản nguy hiểm. Hoặc cũng có thể đó là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh em bé. Vì vậy, các chị em đang mang thai tháng thứ 9 cần hết sức lưu ý với những dấu hiệu bất thường này để đi khám và được xử lý kịp thời.
Tóm lại, thông qua bài viết này, Monkey đã giúp các chị em giải đáp thắc mắc bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu và đi như thế nào cho an toàn nhất. Hy vọng những kiến thức này sẽ góp phần giúp mẹ bầu khỏe mạnh để sẵn sàng với hành trình “vượt cạn” sắp tới.
Walking During Pregnancy - Ngày truy cập: 7/8/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/keeping-fit/week-38/walk-it-off.aspx
Easy Pregnancy Walking Workouts for Every Trimester - Ngày truy cập: 7/8/2022
https://www.parents.com/pregnancy/my-body/fitness/easy-pregnant-walking-workouts/